ĐẬU ĐEN

Đậu đen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ô đậu, hắc đại đậu, hương xị. Hạt Đậu đen là một loại ngũ cốc dinh dưỡng vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Ngoài vai trò là một loại thực phẩm ra, loại đậu này còn là nguyên liệu để chế biến thành các bài thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

ĐẬU ĐEN

Đặc điểm tự nhiên

Đậu đen là loại cỏ mọc hàng năm, toàn thân không có lông. Thân cây dài, nhánh nhỏ, có màu xanh lục, không có lông tơ. Lá kép gồm có ba lá chét lớn mọc so le. Hoa của cây Đậu đen có màu tím nhạt. màu tím đậm dần về cuống lá.

Quả giáp dài khoảng 8 – 13cm, bên trong chứa từ 7 - 10 hạt màu đen xếp dọc trong vỏ quả. Ngay trong Đậu đen, lại có loại Đậu đen trắng long và Đậu đen xanh lòng.

Cây đậu đen được trồng khá nhiều ở một số các nước thuộc châu Á và châu Phi.Cây Đậu đen được trồng khá nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền bắc, chủ yếu trồng để lấy hạt nấu chè hoặc thổi xôi. Hạt Đậu đen cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Sử dụng phần hạt đen của cây đậu đen để làm dược liệu.

Thu hái: Thu hái những phần quả đã già để thu lấy phần hạt đã chuyển sang màu đen. Thời điểm thích hợp để thu hoạch là cuối mùa hạ và đầu mùa thu.

Chế biến: Tách phần quả của cây đậu đen để lấy phần hạt bên trong. Đem những phần hạt đã thu hoạch rửa qua nhiều lần với nước rồi đem phơi nắng cho khô để sử dụng được lâu dài.

Bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Lưu trữ trong bọc kín hoặc trong hũ thủy tinh để được sử dụng lâu dài.

Thành phần hóa học

Vỏ Đậu đen có chất màu anthoxyanozit. Trong hạt Đậu đen có protit, chất béo, glucid và tro. Hàm lượng muối khoáng là: 56mg% canxi: 354mg% P; 6,1mg% sắt; 0,06mg% carten; 0,51% vitamin B, vitamin PP; 3mg% vitamin C.

Hàm lượng các axit amin cần thiết trong Đậu đen rất cao gồm: lysine; methionine; tryptophan; phenylalanin; alanin; valin; leuxin; isoleuxin; arginin và histidin.

Tác dụng

+Tác dụng làm chậm quá trình lão hóa: Vì bản thân nó chứa nhiều các loại vitamin A, C… những chất này cực kỳ hữu ích trong quá trình chống oxy hóa. Do đó giúp cho việc làm chậm quá trình lão hóa, duy trì sắc đẹp.

+Tác dụng điều hòa nội tiết tố ở phụ nữ: Estrogen được biết đến như là một hormon nữ chính, duy trì sự mềm mại, nữ tính của cơ thể. Trong tự nhiên, có nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng cao estrogen có thể kể đến như mè đen, đậu nành, tỏi, các loại ngũ cốc trong đó có đậu đen.

+Tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể: Loại đậu này rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt protein, vitamin và khoáng chất. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng.

+Tác dụng ngăn ngừa táo bón: Đây loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Chất xơ giúp xúc tiến quá trình tiêu hoá, giúp tống chất thải ra khỏi cơ thể mau chóng hơn và do đó giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể, ngăn ngừa táo bón.

+Tác dụng giảm cholesterol trong máu: Các acid béo không no trong đậu đen làm tăng các lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL) vận chuyển cholesterol từ các mô đến gan thoái hoá. Do đó, sử dụng các chế phẩm từ ngũ cốc trong đó có đậu đen có tác dụng phòng và điều trị cholesterol máu cao.

+Tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu: Trong 100g đậu đen chứa 6,1mg Fe. Nó rất hữu ích cho nhóm người bị mất máu bởi chấn thương, hoặc cho phụ nữ giai đoạn hành kinh.

Công dụng

Đậu đen có vị ngọt, tính bình và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị đau bụng ê ẩm.

+Điều trị lưng đau mỏi ê nhức.

+Điều trị liệt dương ở nam giới.

+Điều trị chóng mặt, tay chân tê cứng.

+Điều trị bệnh đái tháo đường do thận yếu, thận suy.

+Điều trị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc, bị viêm da lở loét do nhiệt độc.

+Điều trị bệnh viêm gan mãn tính.

+Điều trị chứng ra nhiều mồ hôi do suy nhược cơ thể.

+Điều trị tiểu ra máu.

+Điều trị bại liệt nửa người do di chứng tai biến mạch máu não.

+Điều trị bệnh trĩ ra máu.

Liều dùng

Đậu đen được sử dụng dưới dạng nước sắc, bột mịn hoặc sử dụng trong một số món thuốc với cách thực hiện còn tùy thuộc vào từng bài thuốc khác nhau.

Liều dùng: Dùng 20 – 40 gram/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Không sử dụng các bài thuốc từ đậu đen cho các đối tượng quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này;

+Tuyệt đối không được sử dụng đồng thời đậu đen và thịt bò. Bởi thịt bò là thực phẩm giàu chất xơ, nếu được sử dụng đồng thời với đậu đen sẽ làm giảm tác dụng một cách nghiêm trọng;

+Không sử dụng đậu đen cùng với sữa, rau bina, đậu thầu dầu, ngũ sâm,…

+Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không được sử dụng nước đậu đen. Các nhóm tuổi còn lại cần cân nhắc trước khi sử dụng;

+Các đối tượng bị viêm đại tràng, tỳ vị hư, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy hay hệ tiêu hóa kém thì không nên sử dụng bài thuốc từ đậu đen.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

Tóc thường trở nên mỏng và rụng nhiều hơn khi bạn lớn tuổi hoặc do thói quen sinh hoạt như ăn kiêng hoặc sử dụng các công cụ tạo kiểu tóc có nhiệt. Vì vậy, bạn có thể quan tâm đến việc sử dụng tinh dầu để giúp tóc mọc dài và khỏe mạnh hơn. Tinh dầu đã được biết đến như một loại dưỡng chất với khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe và trong đó, tinh dầu còn được sử dụng để dưỡng tóc. Dưới đây là thông tin về các loại tinh dầu dưỡng tóc và lợi ích của chúng.
administrator
NGŨ GIA BÌ GAI

NGŨ GIA BÌ GAI

Là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ dưỡng cho cơ thể nên Ngũ gia bì được xem như dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh.
administrator
RAU MUỐNG

RAU MUỐNG

Theo Y học cổ truyền, rau muống tính mát, vị nhạt, hơi ngọt nhẹ thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, kích thích hệ thống tiêu hóa, điều trị đái tháo đường, dùng ngoài để đắp vào các vết loét do bệnh Zona, hỗ trợ chứng thiếu máu, điều trị một số bệnh lý về gan.
administrator
TINH DẦU QUẾ

TINH DẦU QUẾ

Quế là một loại dược liệu vô cùng phổ biến trong Y học cổ truyền. Không chỉ có hương thơm cay nồng, ấm áp, quế còn chứa lượng lớn các hoạt chất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bao gồm ho, cảm lạnh, các triệu chứng đường tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương thuốc tự nhiên: tinh dầu quế và các cách sử dụng tốt nhất nhé.
administrator
HOA ĐẬU BIẾC

HOA ĐẬU BIẾC

Hoa đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KINH GIỚI

KINH GIỚI

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata ( Thunb.) Hyl. Họ: Hoa môi (Lamiaceae) Tên gọi khác: Khương giới, Giả tô, Thử minh, Tái sinh đơn
administrator
GIUN ĐẤT

GIUN ĐẤT

Giun đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Địa long, khâu dẫn, khúc đàn, ca nữ, phụ dẫn, thổ long, giun khoang, trùng hổ, khưu dẫn. Giun đất là loài động vật có ở khắp nước ta. Chúng không chỉ có lợi cho ngành nông nghiệp mà còn được dân gian dùng làm vị thuốc để điều trị bệnh, với tên gọi là Địa long. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MỘC NHĨ

MỘC NHĨ

Nhắc đến Mộc nhĩ (hoặc cái tên phổ biến khác là Nấm mèo), hầu như ai cũng nghĩ đến một loại thực phẩm cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng được sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Tuy nhiên, không chỉ là một loại rau hay là một loại gia vị, Mộc nhĩ còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh.
administrator