CAM THẢO ĐẤT

Cam thảo đất là loại dược liệu có công dụng hữu hiệu mà từ lâu đời dân gian xem như là vị thuốc nam quý. Cây cam thảo đất hay còn gọi là cây thảo nam, dã cam thảo, hoặc thổ cam thảo có vị đắng, ngọt, tính mát. Thường được sử dụng để điều trị ho, phù nề, cảm cúm, sởi hay tăng cường cảm giác ngon miệng khi ăn uống, cùng nhiều bệnh lý khác. Tên khoa học: Seoparia dulics L Họ: Hoa mõm chó – Scrophulariaceae

daydreaming distracted girl in class

CAM THẢO ĐẤT

Đặc điểm tự nhiên

Cây Cam thảo nam mọc đứng, chiều cao khoảng 30 – 80 cm, thân tròn, thân thảo, mềm, nhẵn hóa gốc ở gốc, rễ to hình trụ. Lá cây mọc đơn hoặc mọc đối thành một vòng 3 lá. Phiến lá thuôn hình trứng hoặc hình mác có răng cửa ở nửa phần trên của lá, lá không có lông.

Hoa Cam thảo đất mọc riêng lẻ ở các nách lá. Ở mỗi nách lá có khoảng 4 – 7 hoa nhỏ. Mùa hạ ra hoa, màu trắng, không có lông, nửa trên hoa có răng cưa, nửa dưới nguyên. Quả có hình cầu, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ.

Cam thảo nam mọc hoang ở các bờ ao, ruộng, khu đầm lầy ẩm ướt ở vùng nhiệt đới. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn thân cây Cam thảo đất được sử dụng làm dược liệu.

Thu hái: Có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên mùa xuân - hè là thời điểm thích hợp nhất để thu hái. Nên đào cả phần gốc rễ của cây.

Chế biến: Sau khi thu hái, mang về rửa sạch bùn đất, thái nhỏ có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô, bảo quản dùng dần.

Thành phần hóa học

Toàn thân cây Cam thảo nam có chứa một chất đắng đặc trưng và hoạt chất Alcaloid. Bên cạnh đó, cây cũng chứa nhiều một hoạt chất có tên gọi là Amellin và nhiều Axiit Silicic.

Phần thân cây có chứa một chất dầu sền sệt với các thành phần như: Scopariol, Manitol, Dulciol, Glucose

Rễ Cam thảo nam có chứa Manitol, Hexcoxinol và Bsitosterol.

Công dụng

Theo Y học Cổ truyền, vị thuốc này có tính mát và vị ngọt, đắng. Cũng theo Đông y, Cam thảo đất có những công dụng sau đây:

+Nhuận phế

+Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, mát gan

+Kiện tỳ, lợi tiểu

+Hạ đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa, cải thiện và điều trị tiểu đường

+Giải cảm, trị ho, chữa viêm họng

+Thấp cước khí, rôm sởi ở trẻ em

Liều dùng

Dùng tươi: 20 – 40 g mỗi ngày

Dùng khô: 8 – 12 g mỗi ngày

Có thể dùng tươi, dùng khô hoặc dùng độc vị hay dùng kết hợp với các dược liệu khác đều được.

Lưu ý khi sử dụng

Cam thảo đất không được sử dụng để uống thay nước hàng ngày. Có thể dẫn đến phù nề nếu sử dụng với số lượng lớn liên tục, trong nhiều ngày. Vì vậy, thường dùng 3 – 5 ngày, sau đó nghỉ một ngày.

Có thể bạn quan tâm?
MỘC THÔNG

MỘC THÔNG

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng và chóng mặt của khoa học cũng như y học, rất nhiều những vị thuốc từ thiên nhiên đã được nghiên cứu và chứng minh những tác động có lợi với sức khỏe. Với sự phát triển đó, có một loại dược liệu đã chứng minh được những tác dụng tuyệt vời đó chính là vị thuốc Mộc thông.
administrator
NHUNG HƯƠU

NHUNG HƯƠU

Nhung hươu (lộc nhung) là sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của con hươu hoặc nai đực, có tên khoa học là Cornu Cervi pantotrichum.
administrator
CỎ XẠ HƯƠNG

CỎ XẠ HƯƠNG

Cỏ xạ hương đã được sử dụng trong y học hàng ngàn năm ở Châu Âu. Loại thảo mộc có mùi nồng đặc trưng hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn hô hấp, tiêu hóa, thần kinh… Ngoài ra cỏ xạ hương còn được dùng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng thơm, kem, bàn chải đánh răng và nước súc miệng cũng được sử dụng…
administrator
CỎ NHỌ NỒI

CỎ NHỌ NỒI

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), là một loài thân thảo cao 40 cm, thân tròn màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông cứng.
administrator
KHOẢN ĐÔNG HOA

KHOẢN ĐÔNG HOA

Tên khoa học: Tussilago farfara L. Họ: Asteraceae (Cúc) Tên gọi khác: Đông Hoa, Khoản Hoa, Cửu Cửu Hoa, Liên Tam Đóa, Ngải Đông Hoa, Hổ Tu, Đồ Hề
administrator
SA NHÂN

SA NHÂN

Dược liệu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Sa nhân. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên Sa nhân (Sa là cát, sỏi).
administrator
CÂU ĐẰNG

CÂU ĐẰNG

Câu đằng (Uncaria rhynchophylla) là một loại thực vật dược liệu có nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thực vật này được sử dụng trong Y học để điều trị nhiều bệnh khác nhau như đau đầu, chóng mặt, tiểu đường và bệnh Parkinson. Câu đằng còn được nghiên cứu cho tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, cũng như giảm căng thẳng và lo âu. Trong đó, thành phần chính của Câu đằng là alkaloid và phenolic.
administrator
TANG KÍ SINH

TANG KÍ SINH

Vị thuốc Tang kí sinh thực chất là người ta thu hoạch cây Tầm gửi mọc kí sinh trên cây Dâu, sau đó chế biến và sử dụng theo mục đích. Cây tầm gửi được sử dụng nhiều trong Đông y như một vị thuốc trị bệnh phong thấp rất hiệu quả. Ngoài tác dụng chính nói trên, người ta còn sử dụng vị thuốc này để chữa trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
administrator