MỘC THÔNG

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng và chóng mặt của khoa học cũng như y học, rất nhiều những vị thuốc từ thiên nhiên đã được nghiên cứu và chứng minh những tác động có lợi với sức khỏe. Với sự phát triển đó, có một loại dược liệu đã chứng minh được những tác dụng tuyệt vời đó chính là vị thuốc Mộc thông.

daydreaming distracted girl in class

MỘC THÔNG

Giới thiệu về dược liệu Mộc thông

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng và chóng mặt của khoa học cũng như y học, rất nhiều những vị thuốc từ thiên nhiên đã được nghiên cứu và chứng minh những tác động có lợi với sức khỏe. Với sự phát triển đó, có một loại dược liệu đã chứng minh được những tác dụng tuyệt vời đó chính là vị thuốc Mộc thông. Mộc thông trong Y học cổ truyền là một vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, chữa chứng tiểu lắt nhắt, tiểu gắt, tiểu buốt và bí tiểu. Theo những tìm tòi và nghiên cứu, người ta đã phát hiện được hơn 10 loại cây khác nhau, và thuộc các họ thực vật khác nhau, chủ yếu là 2 họ gồm họ Mộc hương (Aristolochiaceae) và họ Mao Lương (Ranunculaceae).

- Tên khoa học: Akebia trifoliata (Thunb) Koidz.

- Họ khoa học: Aristolochiaceae (họ Mộc hương).

- Tên gọi khác: Phụ chi, Thông thảo, Đinh ông, Đinh phụ, Biển đằng, Hoạt huyết đằng, Vương ông, Vạn niên, Mã phúc, Yến phúc,…

Đặc điểm và phân bố của dược liệu Mộc thông

- Đặc điểm thực vật:

  • Mộc thông thuộc loại dây leo thân gỗ, thân cây mảnh khảnh, có hình trụ và uốn lượn với chiều dài khoảng 30 – 60 cm, đường kính thân khoảng 1,2 – 2 cm. Vỏ thân có màu nâu hơi xám và rất sần sùi. Cây Mộc thông thường mọc dại trên cỏ trong các khu rừng ở độ cao thấp.

  • Lá Mộc thông mọc xen kẽ hoặc mọc thành chùm trên những nhánh ngắn, và thường có 5 lá chét, đôi có 3 hoặc 4 lá hoặc có thể lên đến 6 hoặc 7 lá. Cuống lá mỏng, có chiều dài khoảng từ 4,5 – 10 cm, lá chét có hình elip, hình trứng hoặc hình oval. 

  • Quả Mộc thông mọc thành đôi hoặc mọc đơn độc, hình thuôn hoặc có hình elip, chiều dài khoảng 5 – 8 cm, đường kính quả khoảng 3 – 4 cm. Quả có màu tím khi trưởng thành và là quả nứt dọc. Phần khoang bên trong quả chứa chủ yếu là hạt. Hạt Mộc thông có hình trứng thuôn, hơi phẳng, xếp thành nhiều hàng không đều.

  • Mộc thông ra hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 5 và thời gian ra quả từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm.

- Phân bố: Mộc thông được tìm thấy nhiều ở 1 vài tỉnh ở Trung Quốc như Hắc Long Giang, Quảng Đông, Quảng Tây, Liêu Ninh, Vân Nam, Cát Lâm, Tứ Xuyên,… Ở nước ta hiện chưa có loại thực vật này.

Bộ phận dùng, thu hái,chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thân leo của cây.

- Thu hái và sơ chế: thời điểm thu hoạch dược liệu tốt nhất là vào khoảng tháng 7 đến tháng 8 hằng năm. Nên lựa chọn thu hái những cành già, cắt thành từng đoạn có chiều dài khoảng 40 cm, sau đó cạo sạch phần vỏ bên ngoài rồi đem đi phơi khô.

- Chế biến: đem Mộc thông đi ngâm nước để nước thấm vào các lỗ thông, tiếp đến đem đi thái thành các lát mỏng. Lưu ý không được phơi Mộc thông dưới ánh nắng do phơi trực tiếp có thể tạo ra sắc trắng tro trong dược liệu.

- Bảo quản: dược liệu dễ bị mốc và bị mối mọt ăn, do đó cần phải bảo quản dược liệu Mộc thông ở nơi khô ráo và thoáng mát. Vị thuốc nên được sử dụng trong thời gian không quá dài vì nếu trữ quá lâu thì dược liệu có thể bị biến chất và chuyển sang màu đen.

Thành phần hóa học của Mộc thông

Mộc thông có chứa những thành phần hóa học bao gồm: betulin, acid oleanolic, hederagein, akeboside, stigmasterol, inositol, β-sitosteril, daucosterol, các hợp chất flavonoid (như cyanidin-3-xyl-glycoside,  cyanidin-3-p-coumaroyl–xyl–glycoside, cyanidin-3-p-coumaroyglycoside), sucrose, muối kali,…

Công dụng – Tác dụng của Mộc thông theo Y học hiện đại

Mộc thông có các tác dụng dược lý như:

- Lợi tiểu: dựa trên những nghiên cứu trên thỏ đã chỉ ra Mộc thông có tác dụng lợi tiểu rõ rệt.

- Tác động trên tim: nước sắc của dược liệu Mộc thông có tác dụng giúp tăng sức co bóp của cơ tim, nhưng khi sử dụng ở liều cao thì lại gây ra tác dụng ngược lại là ức chế nhịp tim.

- Ức chế nấm: thuốc sắc Mộc thông có thể ức chế các loại nấm gây bệnh khác nhau ở các mức độ khác nhau.

Vị thuốc Mộc thông trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay, ngọt, tính bình và không độc.

- Quy kinh: vào kinh Phế, Tâm, Bàng quang và Tiểu trường.

- Công năng: thông lợi cửu khiếu, thoái nhiệt, chỉ hãn, chủ khứ ác trùng, lợi tiểu tiện, chỉ khát, an tâm, minh mục, trừ phiền, hoạt huyết, thông mạch.

- Chủ trị: thủy thũng, thống kinh, phụ nữ bế kinh, rối loạn kinh nguyệt, phiền nhiệt, chữa nghẹt mũi, chữa mụn nhọt, chữa đau nhức do phong thấp, miệng lưỡi lở loét, cổ họng sưng đau, chữa chứng tắc sữa,...

Cách dùng – Liều dùng Mộc thông

- Cách dùng: sử dụng dạng thuốc sắc hoặc dạng bột.

- Liều dùng: sử dụng khoảng 4 – 12 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Mộc thông

- Bài thuốc lợi niệu thông tâm sử dụng cho người bị thấp nhiệt tụ phần dưới của cơ thể gây ra tiểu gắt, tiểu nóng buốt, nước tiểu đỏ:

  Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 12 g Mộc thông, 12 g Xích phục kinh, 12 g Trư linh, 12 g vỏ Rễ dâu, 12 g Hạt cau, 12 g Hành ta, 12 g Gừng tươi, 8 g Lá tía tô.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên sắc thuốc uống hằng ngày. 

  Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 20 g Sinh địa, 12 g Hoàng cầm, 10 g Mộc thông, 4 g ngọn Cam thảo.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên sắc thành thang hoặc nghiền thành bột uống. Bài thuốc này có tác dụng giúp trị các chứng tiểu lắt nhắt, nóng người, lở loét trong miệng.

  Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: 4 g Mộc thông, 4 g Ngưu tất, 4 g Sinh địa, 4 g Hoàng bá, 4 g Thiên môn, 4 g Cam thảo.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên sắc thuốc uống trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa các chứng tiểu ra máu.

- Bài thuốc chữa bế kinh sử dụng đối với phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, đau tức nặng bụng, đau nhói, mình mẩy đau nhức, đau khớp:

  • Chuẩn bị: 12 g Mộc thông. 

  • Tiến hành: sắc thuốc uống hoặc có thể phối hợp với Uy linh tiên và Dây đau xương.

- Bài thuốc chữa thiếu sữa:

  • Chuẩn bị: Mộc thông, Vương bất lưu hành & Xuyên sơn giáp với liều lượng của các vị bằng nhau.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống và uống hằng ngày

- Bài thuốc chữa chứng tắc sữa ở phụ nữ sau khi sinh:

  • Chuẩn bị: 12 g Mộc thông và 2 cái móng giò heo.

  • Tiến hành: ninh móng giò heo cùng với Mộc thông cho đến khi nhừ, sau đó nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn, ăn cả nước lẫn cái.

Lưu ý khi sử dụng Mộc thông

- Không sử dụng Mộc thông cho phụ nữ có thai, đang mang thai.

- Tuyệt đối không được sử dụng Mộc thông cho những người có thể trạng đang mệt mỏi, không có thấp nhiệt & hoạt tinh.

- Trước đây đã có những nghiên cứu cho thấy Mộc thông có tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, Mộc thông có chứa thành phần acid aristolochic, đây là chất có thể gây ra ung thư đường tiết niệu, hỏng thận, viêm thận cấp & mạn tính nếu sử dụng quá liều. Vì lí do này mà đã có 1 khoảng thời gian dược liệu này bị cấm sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

Bạch hoa xà thiệt thảo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lưỡi rắn hoa trắng, lữ đồng, giáp mãnh thảo. Càng ngày người dân ta càng phải đối mặt với căn bệnh ung thư nhiều hơn, vì vậy nền Đông y cũng không ngừng phát triển nghiên cứu những dược liệu có tác dụng hỗ trợ chữa trị căn bệnh này. Bạch hoa xà thiệt thảo cũng là một trong những loại cây có tác dụng chữa trị ung thư hiệu quả. Bạch hoa xà thiệt thảo đã được sử dụng hàng ngàn năm trong Y Học Cổ Truyền như một loại thuốc thanh nhiệt giải độc, nhưng nó đã trở nên phổ biến với tác dụng chống ung thư. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều tác dụng khác như tác dụng chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, kháng viêm, bảo vệ thần kinh.
administrator
CÀNG CUA

CÀNG CUA

Rau càng cua là thảo dược “vàng” cho sức khỏe; Có công dụng thanh nhiệt, chữa viêm họng, thiếu máu hay cả đái tháo đường. Rau càng cua thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), một loại rau dại mọc nhiều nơi và sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Rau càng cua có vòng đời 1 năm, vị chua nhẹ khi ăn sống và có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng. Tên gọi khác: Rau tiêu hay còn gọi là kim đơn, cúc áo, thích châm thảo, cương hoa thảo...
administrator
CỎ NHỌ NỒI

CỎ NHỌ NỒI

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), là một loài thân thảo cao 40 cm, thân tròn màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông cứng.
administrator
CÂY LƯỠI HỔ

CÂY LƯỠI HỔ

Cây lưỡi hổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỗ vĩ, hỗ vĩ lan, lưỡi cọp xanh, hỗ vĩ mép vàng, kim biên. Cây lưỡi hổ được biết đến là một loại cây phong thủy, được trồng khá nhiều chủ yếu để làm cảnh nhưng ít ai biết được lợi ích khác của chúng, góp phần cải thiện sức khỏe được Y học cổ truyền sử dụng. Với vị chua, tính mát, cây lưỡi hổ được sử dụng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, viêm tai và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TANG BẠCH BÌ

TANG BẠCH BÌ

Vị thuốc Tang bạch bì thực chất là vỏ rễ của cây Dâu tằm được thu hái, chế biến và sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.
administrator
KHẾ

KHẾ

- Tên khoa học: Averrhoa carambola L. - Họ: Oxalidaceae (Chua me đất) - Tên gọi khác: Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang, Ngũ lăng tử, Ngũ liêm tử
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator
HOẠT THẠCH

HOẠT THẠCH

Hoạt thạch là một loại chất khoáng màu trắng, dùng trong Y học dân gian, Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Hoạt thạch có các công dụng như dùng làm phấn rôm, công dụng thanh nhiệt, trị viêm đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi tiểu, dùng bảo vệ niêm mạc và da, sốt, viêm ruột,...
administrator