THÔNG THIÊN

Thông thiên hay còn gọi là huỳnh liên, trúc đào hoa vàng, là một dược liệu phổ biến ở vùng nhiệt đới. Cây Thông thiên được trồng làm cảnh khá nhiều ở miền nam Việt Nam. Bên cạnh đó, cây còn được sử dụng làm thuốc trợ tim trong các trường hợp bị suy tim, loạn nhịp,… Do thành phần của cây có chứa độc tố rất nguy hiểm, cần đặc biệt thận trọng khi dùng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông thiên và những công dụng của nó trong y học nhé.

daydreaming distracted girl in class

THÔNG THIÊN

Giới thiệu về dược liệu

Cây thông thiên, tên khoa học là Thevetia peruviana (Pers.) K. Schum., thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). 

Thông thiên là loại gỗ nhỡ, có nhựa mủ trắng ở toàn cây. Có chiều cao khoảng từ 3 – 8 m. Khi bẻ cành hoặc châm vào quả, có nhựa mủ chảy ra có màu trắng sau chuyển màu đen. Do đó, khi cắt các bộ phận của cây thấy vết cắt chóng chuyển màu đen

Lá cây Thông thiên mọc so le, có màu xanh lục, hình mũi mác thẳng đều. Lá dài khoảng từ 13 – 15 cm, với cuống ngắn 2 mm, rộng từ 4 – 7 mm. Hai mặt của lá nhẵn, trên bóng dưới nhạt. Gân giữa nổi rõ, gân phụ không rõ.

Hoa Thông thiên màu vàng sáng, trắng, mọc dạng sim, dạng phễu, mọc thành cụm ở gần ngọn. Hoa thường nở vào mùa hè đến mùa thu và có mùi rất thơm.

Quả hạch, có hình cầu với đường kính từ 4 – 5 m. Hạch hình ba cạnh, cứng rắn, lắc có tiếng lúc lắc của hạt. Quả non có màu xanh, cứng. Khi chín chuyển sang màu đen và mềm. Có khoảng 1 – 2 hạt ở mỗi quả. Hạt của có màu trắng vàng nhạt, dài khoảng 12 

Cây Thông thiên vốn nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau đó được di thực vào châu Á, châu Phi.

 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Thông thiên trồng làm cảnh tại nhiều tỉnh Việt Nam, trồng bằng hạt rất dễ dàng. Tại gốc cây lớn thường thấy nhiều cây con, có thể sử dụng để trồng nơi khác. Nên trồng tập trung từng cụm 5 - 10 cây để khi thu hoạch hạt dễ dàng hơn.

Thường được trồng tại các công viên, vừa làm cảnh, vừa có nguyên liệu bào chế thuốc. Có thể dùng hạt, vỏ hay lá, nhưng chủ yếu trong điều trị bệnh là từ hạt. Mùa quả từ tháng 10 đến tháng 3.

  • Hạt: thu hoạch khi quả chín.

  • Lá: thu hái tươi quanh năm. Sau đó phơi hoặc sấy khô. Có thể sử dụng lá tươi hoặc khô.

  • Nhân: đập quả già lấy nhân.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Lá của thông thiên có chứa flavonol glycosides, polyhydroxy dinormonoterpenoid, apiosyl glucoside.

Nhân hạt chứa > 62% dầu béo, phytosterol và thevetin.

Vỏ quả và hoa có chứa epiperuviol acetate, hesperetin-7-glucoside, kaempferol, quercetin.

Hạt Thông thiên là thành phần chính dùng làm thuốc, chứa glycosid trợ tim bao gồm thevetin A,B, 2’-O-acetyl cerebroside, neriifolin, peruvoside, cerberin. Bên cạnh đó, hạt chứa một lượng nhỏ theveside, perusitin, viridoside, apigenin-5-methyl. Trong hạt thông thiên có những chất sau đây:

Dầu 35-41% (phương pháp ép) hoặc 57% (phương pháp dùng dung môi). Dầu Thông thiên có mùi thơm, gần giống mùi hạnh nhân. Có tỷ trọng 0,914 ở 25°C, ở nhiệt độ này dầu rất trong, khi ở nhiệt độ 15°C dầu trở nên sền sệt và đặc lại ở nhiệt độ 13°C. Theo Oudemans, dầu Thông thiên gồm 63% triolein, 37% tripalmitin và tristearin. 

Bên cạnh đó, còn một ít axit linoleic và axit myristic, rất ít axit arachidic. Một số chuyên gia cho rằng dầu hạt thông thiên có độc, gây nôn, đi tiêu lỏng (Short in Dymock, Pharmacographia indica), nhưng một số chuyên gia khác (De Vrij, Boulay) lại cho rằng dầu này không độc nếu tinh khiết, có hiện tượng ngộ độc là do các chất độc lẫn vào khi ép hoặc chiết xuất.

Một số chất heterozit, trong đó được biết rõ nhất là tevetin và neriolin.

Tevetin (C42H66O18.3H2O - trọng lượng phân tử 912,9) là một chất tinh thể, không màu, không mùi có vị rất đắng. Hoạt chất tan trong 12 phần nước ở nhiệt độ 15°C, không tan trong axeton, chloroform và ete. Nhiệt độ nóng chảy 192 - 193°C. Năng suất quay cực ở 20° là -62,5° (trong rượu metylic).

Neriifolin và dẫn xuất monoaxetyl của neriifolin.

Freres Jacques chiết xuất được từ thông thiên 1 glucozit với tỷ lệ 3%, có tác dụng giống như digitalis. Chuyên gia đã xác định đây chỉ là hỗn hợp bằng nhau của neriifolin và dẫn xuất mono acetyl của neriifolin.

Neriifolin - C30H45O8 - có nhiệt độ nóng chảy 208oC. Kết tinh trong etyl axetat thành hình giác trụ, vị đắng. 

Tevetin có trong hạt và vỏ cây. Trong lá và vỏ không có. Ngoài tevetin và neriiolin, Warden (1881) còn tìm thấy từ hạt và vỏ một chất cho màu xanh khi thêm axit, đặc biệt axit clohydric. Khi giã vỏ hay hạt rồi thêm axit clohydric vào sẽ thấy màu xanh. Phản ứng này có thể sử dụng để phát hiện ngộ độc do thông thiên: Chiết xuất các chất trong dạ dày với rượu, rồi bằng cồn amylic, cồn để loại dung môi và thêm axit clohydric, sẽ thấy hiện màu xanh, nếu có hạt thông thiên.

Tác dụng - Công dụng

Theo y học cổ truyền, lá Thông thiên có tính ôn, vị cay, độc. Hạt có tính ôn, đắng, cay, rất độc. Thông thiên có công dụng điều trị rong kinh, vàng da,  sốt rét, trĩ, táo bón và rối loạn sắc tố da. Mủ từ cây giúp giảm đau răng, điều trị các tình trạng viêm loét mạn tính. Vỏ cây có công dụng hạ sốt. Dịch chiết cồn từ vỏ cây giúp điều trị sốt rét, rắn cắn. Nước sắc từ lá và vỏ dùng chữa vô kinh. Dịch chiết lá giúp điều trị chứng vàng da, sốt, sổ giun.

Nhựa từ lá chế thành thuốc nhỏ mắt, mũi và giúp giải quyết chứng đau đầu dữ dội. Hạt được dùng chữa thấp khớp, cổ trướng, làm thuốc phá thai. Hạt nghiền thành bột để chế thuốc đạn chữa trĩ. Dầu từ nhân hạt giúp chữa các tổn thương trên da.

Theo một số nghiên cứu khác, các bộ phận của thông thiên có tác dụng:

  • Vỏ thân: chữa sốt rét, rắn cắn, hạ sốt, nôn, sốt từng cơn, thuốc xổ, lở loét, vô kinh.

  • Hạt: an thai, trĩ, gây nôn, thấp khớp, trị các chứng bệnh ngoài da và cổ trướng.

  • Lá: trị vàng da, thuốc tẩy giun, sốt, làm thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi và cảm lạnh.

  • Rễ: chữa rắn cắn, chế thạch cao hỗ trợ trong điều trị khối u.

  • Quả: sử dụng làm thuốc mỡ và kem.

Cách dùng - Liều dùng

Hoạt chất tevetin đã được một hãng sản xuất của Pháp chế thành biệt dược làm thuốc điều trị bệnh tim mạch dưới dạng dung dịch 1%, trong đó 1ml tương ứng với 30 giọt và 1mg tevetin. Mỗi ngày sử dụng từ 1 đến 2mg (30 đến 60 giọt một ngày) chia ra 2 hay 3 lần uống. Có thể sử dụng lâu vì thuốc không tích luỹ trong cơ thể. Đóng thành từng chai 20ml.

Có một số chế phẩm thuốc tiêm, một hộp có 6 ống, mỗi ống 2 ml tương ứng với 1 mg tevetin. Mỗi ngày tiêm 1 - 2 ống.

Sử dụng trong những trường hợp kém tim, tim loạn nhịp, viêm nội tâm mạc, tim suy nhược sau mổ hoặc sau khi mắc bệnh nhiễm trùng, bệnh van tim. Trong trường hợp này, tevetin cho thấy tác dụng hơn hẳn digitalis.

Có thể sử dụng cho những trường hợp không chịu thuốc digitalis và ouabain, có thể sử dụng luân phiên với digi-talin và ouabain.

Bên cạnh việc sử dụng tevetin chiết từ hạt, một số nơi còn dùng hạt giã nát làm thuốc trừ sâu (sử dụng hạt giã nát, ngâm với nước và thêm vào một lượng xà phòng bằng với trọng lượng hạt). Sau đó, phun lên sâu bọ. với lượng tuỳ theo sâu cánh cứng hoặc cánh mềm.

Cây và các bài thuốc chế từ thông thiên có chứa chất rất độc; cần chú ý để tránh gây ngộ độc.

Lưu ý

Đối với Thông thiên cần có những lưu ý sau:

  • Mủ từ các bộ phận của cây chứa thành phần độc tố rất cao.

  • Nhân hạt là thành phần chất độc nhất. Các chất độc bao gồm glycosid tim loại cardenolide. Các triệu chứng ngộ độc thường liên quan đến hoạt động của hệ tim mạch, rối loạn nhịp và trên hệ tiêu hóa.

  • Nôn là triệu chứng phổ biến khi ngộ độc, gặp phải ở khoảng 30% các trường hợp ngộ độc.

  • Tình trạng thiếu máu cục bộ xảy ra khoảng 40% các trường hợp, đánh trống ngực trong khoảng 10%. Nguyên nhân dẫn đến tử vong thường gặp nhất là bệnh lý mạch máu ngoại biên.

  • Hạt của cây Thông thiên đã từng được dùng như một chất độc để tự sát hoặc giết người.

  • Sự hấp thụ độc chất tương đương với hai lá Thông thiên có thể đủ để giết một đứa trẻ 12,5 kg (theo Ellenhorn và Barceloux, 1988).

Các triệu chứng ngộ độc trên hệ tim mạch nặng nề nhất. Bên cạnh đó, Thông thiên còn gây độc trên hệ thần kinh. Các triệu chứng như nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, tê liệt hay mất phương hướng thường gặp nhất. Một nghiên cứu trên dịch chiết xuất từ nhân hạt ở chuột cho thấy chuột chết nhanh hơn (chỉ trong vòng 10 giờ) so với chuột sử dụng chiết xuất lá (sau 260 h) (Theo Oji và Okafor, 2000).

Trong nhiều nghiên cứu khoa học gần đây, cây thông thiên được sử dụng khá nhiều nhiều dựa trên các hoạt tính sinh học. Theo y học cổ truyền, các bộ phận khác nhau như lá, vỏ cây, hạt, quả của cây Thông thiên được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh khác nhau. Đặc biệt nhất là hiệu quả đối với bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh hiệu quả rõ ràng của thành phần này mà không gây độc. Hơn nữa, cây có chứa nhiều thành phần nguy hiểm, cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.

 

Có thể bạn quan tâm?
SỪNG TÊ GIÁC

SỪNG TÊ GIÁC

Tê giác là một trong những loài động vật có sừng đáng quý nhất trên thế giới và được coi là biểu tượng của sự mạnh mẽ, quyền lực. Sừng tê giác được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền như một phương pháp điều trị các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, sự săn bắt và tàn phá của con người đã đẩy loài động vật này đến bờ vực tuyệt chủng. Hiện nay, Sừng tê giác đang là một trong những đối tượng được quan tâm và bảo vệ nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc sử dụng sừng tê giác trong y học và cần có sự thay đổi tư duy để bảo vệ loài động vật này.
administrator
NHỤC QUẾ

NHỤC QUẾ

Nhục quế không chỉ là một loại gia vị thân thuộc đối với nền ẩm thực văn hóa phương Đông mà còn ở đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhục quế vừa là gia vị có hương thơm đặc trưng nổi bật bởi sự nồng ấm và dễ chịu thì dược liệu này còn là một vị thuốc thông dụng trong Y học cổ truyền.
administrator
CAM THẢO DÂY

CAM THẢO DÂY

Cam thảo dây đã được sử dụng trong dân gian từ lâu. Mỗi bộ phận được dùng với một vị thuốc. Tên gọi khác: Cườm thảo đỏ, Dây chi chi Tên khoa học: Abrus precatorius L Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây Cam thảo dây Abrus precatorius L., họ Đậu - Fabaceae.
administrator
DẦU MÙ U

DẦU MÙ U

Dầu mù u là một loại tinh chất được chiết xuất từ hạt của cây mù u bằng phương pháp ép lạnh. Dầu mù đã được sử dụng trong y học qua nhiều thế kỷ bởi các nền văn hóa Châu Á, Châu Phi và Đảo Thái Bình Dương với cách dùng phổ biến nhất là áp dụng tại chỗ để làm dịu các tình trạng của da, bao gồm: Vết cắt, vết bỏng, vết chàm, vết đốt, vết cắn, mụn trứng cá, da khô và thậm chí là mùi hôi chân hay chữa bệnh phong.
administrator
GIUN ĐẤT

GIUN ĐẤT

Giun đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Địa long, khâu dẫn, khúc đàn, ca nữ, phụ dẫn, thổ long, giun khoang, trùng hổ, khưu dẫn. Giun đất là loài động vật có ở khắp nước ta. Chúng không chỉ có lợi cho ngành nông nghiệp mà còn được dân gian dùng làm vị thuốc để điều trị bệnh, với tên gọi là Địa long. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CẨU TÍCH

CẨU TÍCH

Cẩu tích hay còn gọi là cây lông cu ly, là một loại thảo dược quý có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa phong thấp. Với nhiều công dụng hữu ích, loại thảo dược này được dùng để chữa đau lưng, mỏi gối, đi tiểu nhiều lần, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay, co thắt, bạch đới ở phụ nữ
administrator
KIM VÀNG

KIM VÀNG

- Tên khoa học: Barleria lupulina Lindl - Họ Ô rô (Acanthaceae) - Tên gói khác: Trâm vàng, Gai kim vàng, Gai kim bóng
administrator
ÍCH TRÍ NHÂN

ÍCH TRÍ NHÂN

- Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Mig - Họ: Zingiberaceae (Gừng) - Tên gọi khác: riềng lá nhọn Ích trí nhân là quả chín của cây mang đi sấy khô.
administrator