CỦ GAI

Củ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Trữ ma căn, tầm ma. Cây lá Gai là cây mà người ta vẫn thường dùng làm bánh gai hay bánh ít lá gai để ăn và lấy sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tuy nhiên, ít ai biết phần rễ củ của loài cây này cũng chính là một vị thuốc quý, gọi là củ Gai. Củ gai từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc giúp ăn thai và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho mẹ bầu theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm vị thuốc chữa các chứng bệnh như mụn nhọt mưng mủ, phong thấp, tê mỏi chân tay, tiểu dắt,… do ứ nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CỦ GAI

Đặc điểm tự nhiên

Cây Gai là loài thực vật sống lâu năm, thân cao khoảng 1,5 – 2m. Lá mọc so le, kích thước tương đối lớn, lá rộng từ 4 – 8cm, dài 7 – 15cm, phiến hình tim và mép có răng cưa. Mặt trên có màu lục sẫm, màu dưới có màu nhạt hơn do được phủ lông trắng. Hoa mọc ở kẽ lá, quả bế mang đài tồn tại.

Hoa đơn tính cùng gốc, hoa cái có đài hợp được chia làm 3 răng còn hoa đực có 4 lá đài cùng 4 nhị.

Quả bế còn mang đài tồn tại.

Rễ hình trụ, hơi cong queo, dài 8cm đến 25cm, đường kính 0,8cm đến 2cm. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu sẫm, có những vết nhăn dài theo chiều dọc và ngang, có lỗ bì và có vết tích của rễ con. Chất cứng, vết bẻ màu vàng có xơ, phần vỏ màu nâu xám, phần gỗ màu nâu nhạt, một số ở giữa có vòng đồng tâm, phân tùy (ruột) màu nâu, trong rỗng, tia ruột khá rõ. Mùi nhẹ, vị nhạt, nhai hơi dính răng.

Nhiều tài liệu ghi nhận cây gai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau đó di thực và được trồng ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Triều Tiên, Malaysia… Riêng ở Việt Nam, loại cây này được trồng ở khắp nơi, từ miền Bắc cho tới miền Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Phần rễ củ và lá là hai bộ phận được sử dụng chủ yếu để bào chế dược liệu.

Thu hái: Đối với củ gai có thể thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa thu đông được ho là thích hợp nhất bởi lúc này rễ củ phát triển mạnh, đồng thời có phẩm chất tốt.

Chế biến: Sau khi đào về cần loại bỏ hết rễ con và rửa sạch đất cát. Dược liệu có thể dùng tươi hay thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô để bảo quản dùng dần đều được.

Trong trường hợp dược liệu đã được sơ chế khô cần cho vào túi kín. Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Phân tích dược liệu củ gai ghi nhận một số thành phần hóa học sau đây: carbohydrates, vitamin K, selenium, acid chlorogenic, mangan, chlorine, thiamine, chất xơ, chất béo, protein, biotin.

Tác dụng

+Lá Gai có chứa acid chlorogenic (có tác dụng ức chế vi trùng và diệt nấm) giúp bảo quản bánh được lâu ngày.

+So với vitamin E, acid chlorogenic ở củ gai có tác dụng chống oxy hóa cao hơn gấp 10 lần, do đó có thể ngăn chặn tình trạng tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch.

+Hàm lượng acid chlorogenic trong củ gai có tác dụng tăng cường hiệu lực của adrenalin giúp làm thông tiểu tiện cũng như kích thích sự bài tiết mật.

+Đồng thời, dược liệu còn có khả năng ức chế tác dụng của trypsin và pepsin. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn ghi nhận khả năng chống vi trùng cùng như tác dụng diệt nấm của củ gai.

+Dịch chiết bằng cồn từ cây Gai trên ống nghiệm có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu. Trong thí nghiệm cắt đuôi chuột nhắt để xác định thời gian chảy máu, thuốc có tác dụng cầm máu.

+Trên chó thí nghiệm gây xuất huyết dưới da bằng cách dùng chất cobalt để chiếu xạ thì dạng chế phẩm trên của củ Gai có tác dụng làm giảm hiện tượng xuất huyết một cách rõ rệt.

 Công dụng

Dược liệu được ghi nhận có vị ngọt, tính hàn, không có độc và sẽ có các công dụng sau:

+Giúp an thai và chăm sóc sức khỏe thai kỳ.

+Điều trị bệnh sa tử cung.

+Điều trị chứng đau bụng do động thai ở sản phụ.

+Điều trị đau bụng, ra huyết, dọa sảy thai ở mẹ bầu.

+Điều trị mụn nhọt mưng mủ.

+Ngăn ngừa rụng tóc.

+Điều trị tê mỏi tay chân.

+Điều trị chứng tiểu ra nước màu trắng đục.

+Điều trị phong thấp.

+Điều trị chứng tiểu dắt do nhiệt.

+Điều trị chứng nóng trong người do nhiệt ứ và tiểu tiện đỏ.

Liều dùng

Củ gai thường được dùng phổ biến nhất ở dạng nước sắc. Ngoài ra còn được dùng trong chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Liều dùng được khuyến cáo cho mỗi ngày là khoảng 12 – 20g. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà có thể điều chỉnh cho phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng

+Không sử dụng cây Gai nếu không phải bệnh do thực nhiệt.

+Cây Gai dùng tươi có thể gây ngứa nhưng khi qua chế biến như luộc chín hoặc nấu canh, cây Gai không còn ngứa và có thể ăn như một loại rau.

+Cây Gai có tính hàn, vì vậy tránh sử dụng dài ngày và tránh dùng cho người thể trạng hư hàn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CÂY CHÂN BẦU

CÂY CHÂN BẦU

Cây chân bầu còn được gọi là bầu chưng hay song kê, nầu trâm, tim bầu; cóên khoa học là Ombretum quadrangulare Kurz và thuộc họ Hoa môi (Combretaceae). Cây chân bầu chủ yếu được sử dụng để điều trị ký sinh trùng đường ruột.
administrator
BÈO CÁI

BÈO CÁI

Bèo cái là một chi thực vật thủy sinh có mặt khắp các vùng miền của nước ta đặc biệt là những vùng có nhiều sông hồ và còn được biết đến với những tên gọi như là: Phù bình, bèo tai tượng, bèo ván,... Từ xưa nay, cây bèo cái dù được trồng phổ biến ở nước ta nhưng chủ yếu dùng làm thức ăn cho vật nuôi, không phải để làm thuốc. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả. Nhưng cũng cần phải phân biệt bèo cái với các loại bèo khác, bởi chỉ mình bèo cái mới được xác định có công dụng trị bệnh. Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, bèo cái còn có khả năng làm giảm sự ô nhiễm môi trường nước.
administrator
XƯƠNG SÔNG

XƯƠNG SÔNG

Xương sông (Blumea lanceolaria) là một loại thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng làm dược liệu từ lâu đời trong Y học cổ truyền châu Á. Dược liệu Xương sông được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như đau đầu, đau bụng, sỏi thận, tiêu chảy và viêm xoang. Ngoài ra, Xương sông còn có các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm.
administrator
TỲ GIẢI

TỲ GIẢI

Tỳ giải (Dioscorea lokoro) là một loại thảo dược quý được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Dược liệu Tỳ giải được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỳ giải và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
KIM NGÂN HOA

KIM NGÂN HOA

- Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb. - Họ: Caprifoliaceae (Cơm cháy) - Tên gọi khác: Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa.
administrator
TAI CHUỘT

TAI CHUỘT

Tai chuột là một loại dược liệu được sử dụng khá nhiều trong dân gian, phổ biến hơn đối với đồng bào miền núi. Trong Y học cổ truyền, Tai chuột là một vị thuốc có các tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu, sinh dục như trị viêm đường niệu, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đục, khí hư,… Sau đây là những thông tin về dược liệu Tai chuột.
administrator
A GIAO

A GIAO

A giao bắt nguồn từ xứ sở Trung Hoa, thực chất chính là keo da lừa - một loài động vật có vú. A giao có tác dụng dưỡng khí, an thai, tiêu tích, làm mạnh gân xương, chỉ lỵ, trừ phong, nhuận táo, sáp tinh, cố thận, giải độc, nhuận phế, an thai.
administrator
SINH KHƯƠNG

SINH KHƯƠNG

Gừng hay còn gọi là sinh khương, là cây thân thảo, chiều cao từ 70 – 100cm, thân rễ nạc, phân nhánh nhiều, phát triển thành củ, có màu vàng nâu và mùi thơm đặc trưng.
administrator