A giao bắt nguồn từ xứ sở Trung Hoa, thực chất chính là keo da lừa - một loài động vật có vú. A giao có tác dụng dưỡng khí, an thai, tiêu tích, làm mạnh gân xương, chỉ lỵ, trừ phong, nhuận táo, sáp tinh, cố thận, giải độc, nhuận phế, an thai.

daydreaming distracted girl in class

A GIAO

GIỚI THIỆU

A giao (hay còn gọi là cao da lừa, lư bì giao, a giao nhân, cáp sao a giao,...) bắt nguồn từ xứ sở Trung Hoa. Có tên khoa học là Gelatinum Asini hay Gelatina Nigra, thuộc họ Ngựa - Equidae.

Thực chất a giao chính là keo da lừa - một loài động vật có vú. Lừa có nguồn gốc từ các nước Châu Phi, được người dân sử dụng để mang đồ vật, kéo xe từ thời xa xưa. Đến nay thì chúng được thuần hoá nuôi dưỡng sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: tận dụng sức kéo, làm thuốc chữa bệnh.

Mô tả

A giao có màu nâu đen, chất keo, mềm, dẻo, dính khi trời nóng, giòn khi thời tiết hanh khô và hơi mềm nếu bảo quản trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Dược liệu này thường được bào chế dưới dạng một miếng keo hình chữ nhật có diện tích 6 x 4 cm và dày khoảng 0,5 cm, bề mặt nhẵn bóng. Trọng lượng mỗi miếng keo khoảng 20g.

Phân bố

Ngày nay không khó để bắt gặp những chú lừa ở những vùng nông thôn chuyên về chăn nuôi ở khu vực các nước kém và đang phát triển trên thế giới.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Bộ phận dùng

Da lừa

Thu hái

Thường da lừa sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng, a giao có giá trị dược liệu cao nhất đến từ những con lừa già, da dày, lông đen

Chế biến

Tuỳ theo khu vực mà có cách bào chế dược liệu khác nhau:

Cách bào chế a giao tại Việt Nam

Trước tiên, lông sẽ được rửa bằng nước để làm sạch vết bẩn rồi lau cho khô. Sau đó thái da lừa thành những miếng nhỏ bằng hạt bắp rồi cho vào chảo nóng để sao cùng với bột cáp phấn (20%) đến khi phồng đều lên.

Khi sử dụng thì lấy a giao nướng phồng lên, mang đi sắc với thuốc hoặc hoà tan trong nước Cách bào chế a giao ở Trung Quốc

  • Vào tháng 2 đến tháng 3 hàng năm, da lừa được lấy đem ngâm với nước bài ngày cho mềm. Sau đó vớt ra cạo sạch lông, thái nhỏ.

  • Cho hết da lừa vào nồi đổ thật nhiều nước vào nấu trong 3 ngày đêm liên tục

  • Chắt bỏ nước cũ, thêm nước mới vào và tiếp tục nấu

  • Thực hiện theo cách tương tự 5 – 6 lần nhằm tận thu được toàn bộ chất keo trong da lừa

  • Dùng rây bằng đồng lọc bỏ chất cặn bã còn sót lại, lấy keo hòa với một ít nước lọc có pha phèn chua

  • Để yên vài tiếng cho tạp chất lắng xuống dưới đáy. Tách lấy lớp nước trong phía trên và nấu cho cô đặc lại

  • Trước khi ngưng nấu a giao khoảng 2 tiếng, cho thêm đường và rượu trắng vào nấu chung với keo theo tỷ lệ 6 lạng da lừa : 4 lít rượu : 9 kg đường.

  • Tiếp tục cho dầu đậu nành vào keo da lừa trước khi tắt bếp khoảng 30 phút. Cứ 600kg da lừa thì dùng 1 lít dầu ăn. Mục đích sử dụng dầu là để cho keo bớt dính.

  • Đổ keo ra khuôn, để nguội sẽ đóng thành bánh, cắt ra thành từng miếng hình chữ nhật thu được vị thuốc a giao

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC

  • Chất keo (Collagen): Bao gồm nhiều thành phần như Sunfua, Lysin, Glycin, Histidin, Acginin, Xystin.

  • Glutamic acid

  • Threonine

  • Phenylalanine

  • Valine

  • Alanine

  • Serine

  • Asparíc acid

  • Leucine

  • Hydroxyproline

  • Methionine cùng một số hoạt chất khác

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Theo y học cổ truyền

A giao có tác dụng dưỡng khí, an thai, tiêu tích, làm mạnh gân xương, chỉ lỵ, trừ phong, nhuận táo, sáp tinh, cố thận, giải độc, nhuận phế, an thai. Chủ trị:

  • Đau lưng

  • Đau bụng

  • Đau nhức tay chân

  • Rong huyết

  • Mất ngủ

  • Sốt rét

  • Đau chân không thể đứng được

  • Ngộ độc rượu

  • Chảy nước mũi

  • Nôn ra máu

  • Đi ngoài ra máu

  • Đới hạ

  • Chảy máu cam

  • Các bất thường trong tiểu tiện: Tiểu buốt, đái ra máu

  • Kinh nguyệt không đều

  • Đau lưng do nội thương

Theo y học hiện đại

A giao có những tác dụng sau

  • Tăng hồng cầu, tạo máu: Đưa a giao vào trong bao tử chó rồi xét nghiệm thấy hồng cầu và sắc tố máu tăng nhanh.

  • Chống tê liệt cơ: Cho chuột bạch (đã được làm cho loạn dưỡng cơ đến mức què hoặc tê liệt không đi được) ăn dung dịch a giao. Kết quả sau hơn 100 ngày sử dụng thuốc cho thấy triệu chứng tê liệt đã biến mất ở hầu hết chuột được thí nghiệm.

  • Tăng khả năng chuyển hóa canxi: Các nhà nghiên cứu cho chó uống dung dịch a giao kết hợp ăn Canxi Cacbonat. Kết quả kiểm tra huyết thanh ghi nhận hàm lượng canxi tăng cao.

  • Chống choáng: Tiêm dung dịch a giao vào tĩnh mạch của mèo đã được gây choáng thấy huyết thanh bình thường trở lại và mèo được cứu sống.

  • Tăng khả năng đông máu, chống chảy máu: Dùng dung dịch a giao 5% tiêm vào chó cho thấy khả năng đông máu tăng

  • Các tác dụng khác: Tăng huyết áp, tăng chuyển hóa tế bào Lympho trong các trường hợp bị mụn nhọt, nhuận trường.

CÁCH DÙNG

Uống với rượu hoặc kết hợp sắc thuốc cùng dược liệu khác thành viên uống.

LƯU Ý

Phản ứng với thuốc: A giao dùng chung với Đại Hoàng có thể gây ra những tác dụng có hại cho sức khỏe. Tránh sử dụng 2 vị thuốc này cùng với nhau.

Chống chỉ định:

  • Người có bao tử yếu

  • Tỳ vị hư

  • Tiêu hóa kém, ăn lâu tiêu

  • Có hàn đàm

  • Tiểu lỏng nhiều lần trong ngày

  • Rêu lưỡi béo bệu

Ngoài ra, người dùng cần lưu ý:

  • Dùng thuốc trị đúng bệnh, đúng liều

  • Không được sử dụng bừa bãi, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ

  • Hiệu quả mà thuốc mang lại khá chậm, yêu cầu người bệnh phải kiên trì khi sử dụng

  • Giá thành cao do nhu cầu sử dụng lớn. Nên những mặt hàng giả hay kém chất lượng đã được làm ra để bán với giá rẻ hơn, người bệnh nên hết sức cẩn trọng khi chọn mua dược liệu này. 

Có thể bạn quan tâm?
CÀ DẠI HOA TÍM

CÀ DẠI HOA TÍM

Cây cà dại hoa tím (Solanum indicum) là một loại cây nhỏ, mọc đứng, cây trưởng thành cao khoảng 0,6-1,3 mét (m), phân nhiều nhánh nhỏ. Cà dại hoa tím được dân gian sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
administrator
SƠN NẠI

SƠN NẠI

Sơn nại có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tiêu thực và trừ thấp. Do đó dược liệu được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.
administrator
BÁ TỬ NHÂN

BÁ TỬ NHÂN

Bá tử nhân chính là phần hạt của cây trắc bách diệp, hay còn được gọi là cây bách, trắc bá, bách tử,... Với cuộc sống bộn bề công việc như hiện nay thì tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài làm ảnh hưởng đến công việc lẫn cuộc sống. Vậy nên với bài thuốc Bá Tử Nhân này sẽ giúp hỗ trợ làm tiêu tan những căng thẳng này ngoài ra cây thuốc này còn giúp trị chứng táo bón rất hiệu quả và còn rất nhiều tác dụng khác.
administrator
QUÝT

QUÝT

Quýt (Citrus reticulata) là loại cây gỗ nhỏ, có dáng chắc và bền, thân và cành có gai.
administrator
TINH DẦU BẠC HÀ

TINH DẦU BẠC HÀ

Tinh dầu bạc hà là một thành phần không còn xa lạ, được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tinh dầu này được chiết xuất từ cây bạc hà, được sử dụng từ nhiều thế kỷ trong điều trị các bệnh lý trên tiêu hóa, giảm cảm lạnh, nhức đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về cách dùng và những lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tinh dầu bạc hà và những công dụng của nó nhé.
administrator
THANH HAO HOA VÀNG

THANH HAO HOA VÀNG

Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua) là một loại thảo dược được sử dụng từ lâu đời trong y học truyền thống và hiện đại. Dược liệu này chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng sốt và kháng ung thư. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Thanh hao hoa vàng có thể hỗ trợ trong điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh ung thư và bệnh sốt rét. Trong bối cảnh các chuyên gia đang tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh tự nhiên và an toàn, Thanh hao hoa vàng là một lựa chọn hữu hiệu.
administrator
MÂM XÔI

MÂM XÔI

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir. Họ Hoa hồng (Rosaceae) Tên gọi khác: Đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Phúc bồn tử.
administrator
MẦN TƯỚI

MẦN TƯỚI

Mần tưới là một loài cây được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên đối với một số người khi nghe đến tên cây này có lẽ vẫn còn xa lạ. Ngoài dùng để làm thực phẩm trong các bữa ăn gia đình, Mần tưới còn là loài dược liệu với nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
administrator