Quýt (Citrus reticulata) là loại cây gỗ nhỏ, có dáng chắc và bền, thân và cành có gai.

daydreaming distracted girl in class

QUÝT

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco

- Họ Cam (Rutaceae)

- Tên gọi khác: Quất thực, Mạy cam chĩa, Quyết, Hoàng quyết.

Đặc điểm thực vật

Quýt là loại cây gỗ nhỏ, có dáng chắc và bền, thân và cành có gai. 

Lá đơn, nguyên hoặc hơi khía tai bèo, mọc so le, hình trái xoan, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới nhạt có gân nổi rõ, cuống lá ngắn, trên cuống lá có viền mép. 

Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá. Đài hoa có 5 răng hình trái xoan, có mũi nhọn. Tràng có 5 cánh thuôn dày.

Quả hình cầu hơi dẹt, khi chín có màu vàng cam hay đỏ cam, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc, cơm quả ngọt, chua và thơm. 

Mùa hoa quả: Tháng 7-12

Phân bố, sinh thái

Quýt có nguồn gốc từ Ấn Ðộ và Trung Quốc. Hiện nay, cây được trồng khắp nơi để lấy quả. Nhiều loài khác như quýt giấy, quýt tàu, quýt hôi cũng được dùng.

- Quýt giấy quả to vỏ mỏng, múi mọng nước, ngọt thơm được trồng nhiều ở Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên…

- Quýt đường quả nhỏ, vỏ dày, rất ngọt, có nhiều ở các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Tây…

- Quýt hôi quả nhỏ nhất, vỏ dày và chua, được trồng chủ yếu ở vùng núi có độ cao 800-1600m ở các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu.

Ở Việt Nam, một số giống quýt được trồng phổ biến như: Lý Nhân (Hà Nam), quýt Bố Hạ (Bắc Giang), quýt Hương Cần (Huế), quýt đường và quýt Xiêm (các tỉnh phía Nam). 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Trần bì (Pericarpium Citri Reticulatae): vỏ quả ngoài lấy từ quả chín, sau đó phơi khô của cây Quýt; trần bì càng để lâu năm càng tốt.

Thanh bì (Pericarpium Citri Reticulatae Viride): vỏ quả ngoài thu từ quả còn xanh, sau đó phơi khô.

Quất hồng (Exocarpium Citri Rubrum): vỏ quả ngoài, đã cạo bỏ phần trắng bên trong, sau đó phơi khô.

Quất hạch (Semen Citri Reticulatae): hạt Quýt.

Quất diệp (Folium Citri Reticulatae): lá Quýt

Thành phần hóa học 

Vỏ Quýt chứa tinh dầu (0,5 – 1%) và flavonoid. Thành phần tinh dầu chủ yếu gồm d– limonen (78-80 %) và linalool (15,4%). Ngoài ra, còn có citral và methyl anthranylat. Flavonoid chính là hesperidin và các polymethoxyflavon (tangeretin, nobiletin…)

Dịch của quả chứa flavonoid, đường, acid hữu cơ, vitamin C, carotenoid.

Lá chứa 0,5% tinh dầu.

Hạt chứa dầu béo và chất đắng (limonin).

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, Quýt có tác dụng:

- Quả Quýt (chủ yếu là dịch) có vị chua ngọt, tính mát; có tác dụng giải khát, mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái.

- Vỏ quả Quýt và lá Quýt đều có tinh dầu, có tác dụng chữa ho đờm và giúp tiêu hoá.

- Thanh bì có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hành khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, giảm đau và tăng tiêu hoá. Dùng để chữa đau gan, tức ngực, đau mạng sườn, sốt rét.

- Trần bì có vị đắng the, mùi thơm tính ấm; có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện tỳ, táo thấp. Dùng để chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, trúng thực đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, nôn mửa, ỉa lỏng; còn dùng trừ thấp, lợi tiểu, giải độc cá tanh.

- Lá và hạt Quýt có vị đắng the, mùi thơm, tính bình; có tác dụng hành khí, tiêu viêm. Hạt Quýt dùng để chữa sa ruột, viêm tuyến vú, tắc tia sữa. Lá dùng để chữa tức ngực, ho, đau bụng, sưng vú, núm vú nứt lở (sao nóng đắp, có khi phơi khô, sắc uống như vỏ Quýt).

Theo Y học hiện đại, Quýt có tác dụng: 

- Kháng nấm và các vi khuẩn gây hại: dầu quýt có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

- Hỗ trợ điều trị ung thư

- Chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa: Hạt và vỏ của các loại trái cây họ cam chanh (chanh, bưởi, kiwi, dưa, cam, nho) có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa. Trong đó, hoạt tính chống oxy hóa cao nhất được tìm thấy trong vỏ của giống nho trắng, và hạt cam quýt.

- Hạ lipid máu

- Bảo vệ chức năng gan

Cách dùng - Liều dùng 

- Trần bì chữa ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa, ho tức ngực, nhiều đờm. Liều dùng hàng ngày 4-12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

- Thanh bì chữa đau gan, tức ngực, đau mạng sườn, sốt rét với liều dùng 3-9g/ngày

- Hạt quýt chữa sa ruột, bìu sưng đau, viêm tuyến vú, đau lưng với liều dùng 3-9g/ngày

- Lá quýt chữa ngực đau tức, ho, sưng vú, sa ruột với liều dùng 10-20 lá /ngày.

Một số bài thuốc có Quýt:

- Chữa nôn mửa, ợ hơi, đau bụng, kém tiêu hoặc buồn nôn: Sắc uống các dược liệu Trần bì 8g, Hoắc hương 8g Gừng sống 3 miếng.

- Chữa ho suyễn: Sắc uống các dược liệu Trần bì, Nam tinh, Ðình lịch, vỏ rễ Dâu mỗi vị 12g 

- Chữa ho mất tiếng: Sắc 12 g Trần bì với 200ml nước, cô còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong ngày.

- Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, đi lỏng: củ Sả 12g, Trần bì 16g, Sơn tra (sao cháy) 12g, sắc với 500ml nước, còn 200ml. Người lớn chia 2 lần uống trong ngày, trẻ em tuỳ tuổi chia 3-4 lần uống.

- Chữa đau sưng tinh hoàn: Sắc 12-20 g hạt Quýt 12-20g, pha thêm chút rượu vào uống.

- Chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Sắc uống 16 g Hạt Quýt 16g sắc uống.

- Chữa hông sườn đau tức hay vú sưng đau: Thanh bì tán nhỏ, uống mỗi lần 4g, ngày uống 2-3 lần, hoặc sắc lá Quýt 20g, dùng uống.

- Sốt rét: Vỏ Quýt đốt thành than tán nhỏ, uống với rượu hâm nóng mỗi lần 4g, uống 5-7 ngày.

 

Có thể bạn quan tâm?
MUỐI ĂN

MUỐI ĂN

Muối ăn không chỉ là gia vị thông thường dùng trong các bữa ăn hằng ngày mà còn đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Muối có vị mặn và được dùng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
administrator
CÂY SỮA

CÂY SỮA

Cây sữa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây hoa sữa, mồng cua, mò cua, mùa cua. Cây sữa hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cây hoa sữa. Một loài cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng được trồng ven khắp các đường đi trên phố. Cây hoa sữa có một mùi hương rất đặc trưng và sẽ có một số người dị ứng với mùi của nó. Không chỉ với công dùng là một loại cây bóng mát, cây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả. Cây sữa có tác dụng phát hãn, chỉ thống, thông kinh, bình suyễn, tiêu tích và trừ đờm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỦ ĐẬU

CỦ ĐẬU

Củ đậu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ sắn, sắn nước. Củ đậu là một thứ thực phẩm đã quá quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân ta. Người ta có thể dễ dàng mua chúng từ bất kỳ một sạp rau hay trái cây nào. Thứ củ bình dân mà xuất hiện trong các món ăn lại ngon ngọt lạ lùng. Ngoài ra nó cũng còn là một loại dược liệu có tác dụng chữa trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐẠI HỒI

ĐẠI HỒI

Đại hồi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bác giác hồi hương, đại hồi hương, hồi, tai vị. Đại hồi, là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nấu ăn ở các nước phương đông. Bên cạnh đó, Đại hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và mùi hương nồng nàn đặt biệt. Đại hồi thường dùng trong Đông Y và cả Tây Y với công dụng hỗ trợ tiêu hoá và sát trùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BỒNG BỒNG

BỒNG BỒNG

Bồng bồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bàng biển, nam tỳ bà, cây lá hen. Bồng bồng còn được biết đến với tên gọi khác là cây lá hen hay bàng biển, được dân gian xem như khắc tinh của các chứng bệnh hen suyễn hay ho do phế quản. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách mới có thể phát huy tốt tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CAO HỔ CỐT

CAO HỔ CỐT

Cao hổ cốt là một loại dược liệu đắt đỏ, được cho là có thể trừ phong thấp, chống đau nhức gân cốt, mạnh sinh lý, chữa suy nhược cơ thể.
administrator
BÁ TỬ NHÂN

BÁ TỬ NHÂN

Bá tử nhân chính là phần hạt của cây trắc bách diệp, hay còn được gọi là cây bách, trắc bá, bách tử,... Với cuộc sống bộn bề công việc như hiện nay thì tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài làm ảnh hưởng đến công việc lẫn cuộc sống. Vậy nên với bài thuốc Bá Tử Nhân này sẽ giúp hỗ trợ làm tiêu tan những căng thẳng này ngoài ra cây thuốc này còn giúp trị chứng táo bón rất hiệu quả và còn rất nhiều tác dụng khác.
administrator
KIM TIỀN THẢO

KIM TIỀN THẢO

- Tên khoa học: Grona styracifolia (Osbeck) H.Ohashi & K.Ohashi - Họ Đậu (Fabaceae) - Tên gọi khác: Bạch Nhĩ Thảo, Vẩy Rồng, Đậu Rồng, Mắt Trâu, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Nhũ Hương Đằng,….
administrator