ĐẠI HỒI

Đại hồi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bác giác hồi hương, đại hồi hương, hồi, tai vị. Đại hồi, là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nấu ăn ở các nước phương đông. Bên cạnh đó, Đại hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và mùi hương nồng nàn đặt biệt. Đại hồi thường dùng trong Đông Y và cả Tây Y với công dụng hỗ trợ tiêu hoá và sát trùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

ĐẠI HỒI

Đặc điểm tự nhiên

Đại hồi là một cây thuốc quý. Cây nhỏ, cao 6 - 10m. Thân thẳng, to, phân cành nhẵn, lúc non có màu xanh nhạt, sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng và giòn, nhẵn, dài 8 - 12cm, rộng 3 - 4cm, hình mác hoặc hình trứng, hơi nhọn, mặt trên xanh hơn mặt dưới.

Hoa đơn độc ở nách lá, đôi khi xếp thành 2 - 3 chiếc; cuống to và ngắn; 5 lá đài màu trắng, mép màu hồng; 5 - 6 cánh hoa đều màu hồng sẫm.

Quả kép gồm 6 - 8 lớn (đôi khi nhiều hơn) xếp thành hình sao đường kính 2,5 - 3cm. Khi còn non có màu xanh lục, khi già màu nâu sẫm, mỗi đài hoa dài 10 - 15mm, đỉnh có gai ngắn. Hạt hình trứng, vòng bi.

Ra hoa vào tháng 5 - 6 và kết trái vào tháng 6 - 7.

Quả phức, thường có tám quả, đôi khi nhiều hơn, màu nâu đỏ đến nâu sẫm, xếp thành hình sao quanh cột trung tâm. Mỗi lòng thuyền lớn dài từ 1cm đến 2cm, rộng 0,5cm và cao từ 0,7cm đến 1cm. Mép trên gần như thẳng, nhẵn, xẻ đôi, lộ hạt.

Tại Trung Quốc, cây được tìm thấy ở Quảng Đông, Quảng Tây và một số tỉnh giáp biên giới Việt Nam. Tại Việt Nam, Đại hồi thường phân bố ở một khu vực tương đối nhỏ ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Một số nơi khác cũng có trồng Bát giác hồi hương để làm gia vị và dược liệu như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Sử dụng phần quả và tinh dầu quả (tươi hoặc khô) của cây đại hồi để làm thuốc, bởi trong quả có chứa các đặc tính của dược phẩm.

Thu hái: Mỗi năm có 2 mùa thu hái Bát giác hồi hương là tháng 7 – 8 (Hồi mùa) và 11 – 12 (Hồi chiêm). Ngoài ra, còn một vụ thu hái Hồi lép, quả rụng sớm với tháng 3.

Chế biến: Đại hồi sau khi thu hái, tách bỏ phần hạt bên trong, lấy phần vỏ bên ngoài rửa sạch, phơi khô 3 – 4 nắng liên tục. Ngoài ra, một số nơi có thể chưng cất tinh dầu Hồi, bảo quản, dùng dần.

Đại hồi cần được lưu trữ ở nơi khô thoáng, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao. Ngoài ra, khi bảo quản cần bọc kín tránh ẩm ướt và nấm mộc phát triển.

Thành phần hóa học

Đại hồi là một nguồn cung cấp carbohydrate, protein, vitamin A và axit ascorbic nổi tiếng. Nó chứa protein, carbohydrate, chất béo, chất xơ và đường. Đại hồi giàu khoáng chất bao gồm natri, canxi, kẽm, magie, kali, sắt và đồng,…

Mùi thơm của cây Hồi là do tinh dầu chứa 2,5–3,5% trong quả tươi và 8-9% trong nguyên liệu khô. Loại dầu dễ bay hơi có mùi thơm này chủ yếu bao gồm trans-anethol và axit shikimic (axit 3,4,5-trihydroxy-1-cyclohexene-1-cacboxylic). Các thành phần hóa học khác bao gồm sesquiterpenes, phenylpropanoids, lignans, flavonoid, axit palmitic cũng có mặt.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn:  Chiết xuất của Đại hồi có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể đối với 67 chủng vi khuẩn kháng thuốc lâm sàng, bao gồm Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii,…Các hợp chất kháng khuẩn từ Đại hồi bao gồm axit shikimic và quercetin flavonoid cũng được xác định trong nghiên cứu này. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết methanol và nước sắc của quả Đại hồi chống lại vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí cũng được thực hiện trong ống nghiệm.

+Tác dụng chống ung thư: Các bệnh do gốc tự do và nicotin gây ra có thể được chữa khỏi bằng Đại hồi vì nó có chất chống ung thư. Tác dụng chống ung thư là do flavonoid, resveratrol và curcumin, Ngoài ra, chúng còn thể hiện khả năng khắc phục, bao gồm các đặc tính bảo vệ tế bào chống xâm nhập và bảo vệ DNA. Loại dược liệu này cũng có tác dụng tích cực đối với tổn thương DNA, có thể là nguyên nhân gây ra ung thư, cũng như sự di chuyển của tế bào ung thư.

+Tác dụng chống vi rút: Đại hồi có hoạt tính kháng virus mạnh mẽ. Acid Shikimic có trong cây hồi có tác dụng kháng virus của loài cây này.

+Tác dụng chống viêm: Tác dụng chống viêm của hoa hồi đã được xác định ở chuột bằng chứng phù nề hậu môn do xylene gây ra. Các chất chiết xuất từ cây hồi làm giảm rõ rệt sự co bóp của cơ trơn ruột chuột trong 15 phút sau khi dưới tác dụng của acetylcholin và bari clorua. Vì vậy người ta kết luận rằng nước chiết xuất từ hoa hồi có tác dụng giảm đau, chống viêm trên cơ trơn ruột chuột.

+Tác dụng chống tiêu chảy: Một nghiên cứu về hoạt động tiêu hóa của hỗn hợp hoa cúc và hoa Đại hồi được thực hiện trên chuột bằng đường uống. Nghiên cứu này khuyến nghị rằng hỗn hợp hoa cúc và hoa Đại hồi có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị thay thế chống tiêu chảy.

Công dụng

Đại hồi có vị cay, ngọt, tính ấm, mùi thơm và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị hàn sán, vùng bụng và khu vực rốn quặn đau, dịch hoàn sưng.

+Hỗ trợ cải thiện tình trạng hạ huyết áp, trụy mạch, choáng váng.

+Cải thiện tình trạng hôi miệng.

+Điều trị đau răng, viêm lợi, sưng đau nướu.

+Điều trị cổ trướng hay phù thũng mạn tính.

+Điều trị tình trạng đi ngoài không thuận tiện.

+Điều trị tình trạng ăn uống khó tiêu, thường hay nôn mửa, đau nhức cơ thể.

+Điều trị thấp khớp.

Liều dùng

Đại hồi có thể sắc lấy nước dùng hoặc tán thành bột mịn. Ngoài ra, có thể dùng ngâm rượu để xoa bóp điều trị đau nhức, bầm tím hoặc các chấn thương phần mềm khác. Dược liệu có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 4 – 8 gram mỗi ngày với dạng thuốc sắc và 4 gram dưới dạng thuốc bột. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng có thể thay đổi theo bài thuốc hoặc hướng dẫn của thầy thuốc chuyên môn.

Lưu ý khi sử dụng

+Đại hồi chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.

+Những đối tượng bị âm hư, hỏa vượng không được sử dụng đại hồi để điều trị bệnh.

+Không được lạm dụng đại hồi trong quá trình điều trị, sử dụng đúng liều lượng, không sử dụng quá mức. Nếu dùng quá liều sẽ gây ra các triệu chứng như ngộ độc, run tay chân, say, sung huyết não và phổi, còn có thể dẫn tới co giật như động kinh.

+Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc lương y trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
KÊ HUYẾT ĐẰNG

KÊ HUYẾT ĐẰNG

- Tên khoa học: Caulis Spatholobi suberecti - Họ: Fabaceae (Đậu) - Tên gọi khác: cây máu gà, đại hoàng đằng, đại huyết đằng, cây hồng đăng, cây dây máu.
administrator
THIÊN MÔN ĐÔNG

THIÊN MÔN ĐÔNG

Thiên môn đông là một dược liệu có dạng bụi beo, sống nhiều năm và cao từ 1.2- 1.5m. Rễ cây Thiên môn đông thường được thu hoạch từ tháng 10 - tháng 12, khi cây từ 2 năm tuổi trở lên và sử dụng trong điều trị nhiều tình trạng khác nhau.
administrator
ĐỘC HOẠT

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương thanh, Hộ khương sứ giả, Độc diêu thảo, Hồ vương sứ giả, Trường sinh thảo, Độc Hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp, Xuyên Độc hoạt. Độc hoạt hay còn gọi là một vị thuốc cùng họ với cây Đương quy. Trong y học cổ truyền, Độc hoạt có công dụng chữa phong thấp, trị đau nhức lưng gối và các khớp xương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÁNH KIẾN ĐỎ

CÁNH KIẾN ĐỎ

Cánh kiến đỏ được sử dụng trong bài thuốc dân gian và cả trong sinh hoạt hằng ngày. Đó là chất nhựa màu đỏ được tiết ra bởi loài Rệp son cánh kiến đỏ. Nó có vị đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc,... Cánh kiến đỏ còn có tên gọi khác là Tử giao, Xích giao, Tử thảo nhung, Hoa một dược, Tử ngạnh, Dương cán tất, Tử trùng giao. Thuộc họ Sâu cánh kiến (Lacciferideae).
administrator
RAU ĐẮNG BIỂN

RAU ĐẮNG BIỂN

Theo y học cổ truyền, rau đắng biển có tính mát, vị đắng, từ lâu đã được sử dụng với nhiều mục đích sức khỏe.
administrator
TỲ BÀ

TỲ BÀ

Tỳ bà (Eriobotrya japonica) là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dược liệu này có công dụng điều trị bệnh như viêm gan, đau dạ dày, đau thần kinh và các vấn đề về tình dục. Bài viết này sẽ giới thiệu về các đặc tính và công dụng của Tỳ bà, cũng như những lưu ý cần biết khi sử dụng Tỳ bà để điều trị bệnh.
administrator
TANG BẠCH BÌ

TANG BẠCH BÌ

Vị thuốc Tang bạch bì thực chất là vỏ rễ của cây Dâu tằm được thu hái, chế biến và sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.
administrator
THẠCH TÍN

THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.
administrator