THIÊN MÔN ĐÔNG

Thiên môn đông là một dược liệu có dạng bụi beo, sống nhiều năm và cao từ 1.2- 1.5m. Rễ cây Thiên môn đông thường được thu hoạch từ tháng 10 - tháng 12, khi cây từ 2 năm tuổi trở lên và sử dụng trong điều trị nhiều tình trạng khác nhau.

daydreaming distracted girl in class

THIÊN MÔN ĐÔNG

Giới thiệu về dược liệu

Cây thiên môn đông, còn gọi là cây thiên môn chùm hay dây tóc tiên, là loài thực vật dạng bụi leo, cao từ 1.2 - 1.5m, sống nhiều năm. Cành của cây hình trụ, có gai cong, mọc xoắn vào nhau thành từng bụi.

Lá của thiên môn là do các cành nhỏ biến đổi thành. Lá Thiên môn đông có đầu nhọn, hình lưỡi liềm, gọi là diệp chi. Đôi khi, một số lá tiêu biến thành các vảy nhỏ.

Hoa thiên môn có màu trắng, mọc thành chùm, trong đó mỗi chùm từ 1 - 2 bông. Cụm hoa mọc ở kẽ của lá. Dạng rễ củ, mọc thành chùm, có hình thoi. Hàng năm, cây thiên môn đông sẽ ra hoa vào tháng 3 - tháng 5, ra quả vào tháng 6 - tháng 9. Quả có hình cầu, bên trong chứa các hạt màu đen.

Tại Việt Nam, cây thiên môn đông thường mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Trung, một số hòn đảo như Phú Quốc, Côn Đảo. Tuy nhiên, gần đây chúng thường được trồng với mục đích làm cảnh, thuốc chữa bệnh và hàng rào quanh nhà. Cây thường trồng vào tháng 2 – 3 và thu hoạch vào tháng 9-10.

Bộ phận dùng

Trong toàn bộ cây Thiên môn, rễ cây là bộ phận thường được sử dụng làm thuốc. Rễ cây được lựa chọn phải có thể chất cứng, mịn, chắc, bên ngoài phải có màu trắng vàng. Rễ của cây được thu hoạch vào tháng 10 - tháng 12, lúc cây được 2 năm tuổi trở lên.

Quy trình thu hái rễ: Đầu tiên, đào rễ lên, cắt bỏ phần rễ con và rửa sạch đất cát. Sau đó tẩm nước lên cho mềm, nấu cho chín. Khi lúc còn nóng, bóc vỏ, rút lõi và thái nhỏ rễ. Đem đi phơi hoặc sấy khô. Bảo quản rễ ở nơi khô ráo, độ ẩm thấp để tránh nấm mốc làm hỏng thuốc. Tuy nhiên, khi tẩm nước không ngâm quá lâu do có thể làm giảm hiệu quả của thiên môn đông. Vị của rễ ban đầu sẽ hơi ngọt nhưng về sau có vị đắng. Phần rễ thu được béo mẫm và có màu vàng là tốt nhất.

Thành phần hóa học

Rễ của cây Thiên môn đông chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe bao gồm beta-sitosterol 5, 5-methoxymethyl furfural, valine, yamogenin, tyrosine, sucrose, methionine, các loại acid amin, rhamnose, glucose, xylose, sarsasapogenin, proline, alanine. Trong rễ thiên môn còn có chứa asparagin, một axit amin có tinh thể hình trụ. Bên cạnh đó, rễ củ thiên môn còn chứa phytosterol, thành phần chính là β-sitosterol và stigmasterol. Thân và lá của Thiên môn đông có chứa flavonoid với thành phần chính là rutin và một glycosid khác có aglycon là kaempferol.

Tác dụng – Công dụng

Rễ của thiên môn đông có vị ngọt, đắng, tính hàn, không độc, được quy vào kinh Phế và Thận. Rễ cây thường được sử dụng nhằm tác dụng điều trị các bệnh lý sau:

  • Theo Y Học Cổ Truyền: Có công dụng lợi tiểu, khu hàn nhiệt, bổ ngũ lão, dưỡng cơ bì, khử nhiệt trúng phong, thất thương, nhuận ngũ tạng, thông thận khí, ích bì phu. Do đó, rễ cây Thiên môn đông được sử dụng trong điều trị suy nhược cơ thể ở người cao tuổi, mắt mờ, lao phổi, ho ra máu, ho lao, điếc, dùng ở người gầy ốm, hen suyễn...

  • Theo Y Học Hiện Đại: Rễ thiên môn đông có công dụng ức chế khối u, kháng khuẩn (bao gồm phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn nhóm A, liên cầu khuẩn nhóm B), diệt ấu trùng muỗi và ruồi, lợi tiểu, cường tráng, giảm ho và thông tiện.

Một số tác dụng dược lý của Thiên môn đông đã được các chuyên gia nghiên cứu gồm:

  • Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn

  • Tác động tới tế bào ung thư: nghiên cứu cho thấy thiên môn đông có tác dụng ức chế men dehydrogenase trong tế bào bạch cầu lympho cấp tính, tế bào bệnh bạch cầu hạt mạn tính, tế bào bệnh bạch cầu đơn nhân

  • Hoạt chất asparagin với công dụng lợi tiểu

  • Công dụng lợi đờm, giảm ho, hạ nhiệt, lợi tiểu và thuốc bổ.

Thiên môn đông được dùng để chữa phế ung, ho, hư lao, thổ huyết, nhiệt bệnh, tiêu khát (đái tháo đường), táo bón, tân dịch hao tổn. Trong dân gian còn hay dùng thiên môn làm thuốc bổ chữa ho, sốt.

Liều dùng của thiên môn đông thông thường là từ 6 – 12g/ngày dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc hoàn tán.

Bài thuốc trị bệnh từ thiên môn đông

Một số bài thuốc dân gian có sử dụng thiên môn đông kết hợp các vị thuốc khác để điều trị bệnh gồm:

Ôn bổ hạ nguyên, dưỡng huyết và tư âm

Dùng thiên môn (bỏ lõi) 80g và sinh địa 80g vô bình bằng gỗ cây liễu, đổ rượu vào rửa sạch. Sau đó chưng chín và đem phơi đến khi khô hoàn toàn. Bổ sung thêm nhân sâm 40g vào, tán thành bột và trộn với thịt táo tàu giã nát làm thành viên (kích thước bằng hạt ngô đồng). Ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần 3 viên uống trước khi ăn.

Chăm sóc da

Dùng hồ ma nhân, thục địa và thiên môn với lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Sau đó trộn với mật ong, vo thành viên hoàn to bằng hạt long nhãn. Mỗi lần sử dụng 20 viên uống với nước ấm.

Trị tiểu đường

Dùng ngũ vị tử, thiên môn và mạch môn với lượng bằng nhau, nấu đặc thành cao, sau đó thêm mật ong vào, để dùng dần.

Trị phong nhiệt, khát, hư lao, chứng phế nuy

Dùng thiên môn (bỏ vỏ và bỏ lõi) nấu chín, sau đó ăn trực tiếp.

Có thể dùng thiên môn phơi khô, tán thành bột mịn, luyện cùng với mật ong và vo thành viên, mỗi lần sử dụng 20 viên uống cùng với nước trà.

Trị mồ hôi trộm, miệng khô, khát, buồn phiền, bứt rứt trong người

Dùng miết giáp, sài hồ, ngũ vị tử, bạch thược, thiên môn, mạch môn, thanh hao, ngưu tất và địa cốt bì, với lượng bằng nhau, đem sắc lấy nước uống.

Trị sán khí

Nấu ô mai 20g cùng thiên môn 12g cho kỹ, sau đó dùng nước uống.

Trị đau nhức cơ thể do hư lao

Sử dụng thiên môn đông lượng vừa đủ, tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 1 thìa uống cùng với rượu. Mỗi ngày sử dụng 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Trị chứng phế nuy, tim nóng, miệng khô, ho, khạc ra nhiều đờm

Đem thiên môn (sống) với lượng vừa đủ vắt lấy 7 chén nước cốt, sau đó sử dụng nước cốt nấu với 7 chén rượu, 1 chén mạch nha, 60g tử uyển, làm thành cao. Mỗi lần sử dụng một thìa to bằng quả táo, ngày uống 3 lần.

Trị âm hư hỏa vượng

Phơi khô thiên môn nhục 480g, ngũ vị tử (đem bỏ hạt) 160g. Nghiền nát và trộn với hồ và vo thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20 viên cùng nước trà ấm, mỗi ngày dùng 3 lần.

Trị phong kèm tai ù, cơn đau lan xuống mạn sườn và nôn

Phơi khô thiên môn đông (bỏ lõi) một lượng vừa đủ, tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 1 thìa uống cùng với rượu, ngày uống khoảng 3 lần.

Trị lở miệng lâu ngày không khỏi

Sử dụng huyền sâm, thiên môn đông (bỏ lõi) và mạch môn (bỏ lõi), các vị lượng bằng nhau đem tán thành bột, trộn với mật làm thành viên to bằng hạt long nhãn. Mỗi lần ngậm 1 viên.

Trị nám da mặt và sạm đen

Trộn thiên môn đông ở dạng bột mịn với mật ong vo thành viên, mỗi ngày dùng 1 viên hòa với nước để rửa mặt hoặc xát nhẹ trực tiếp lên da.

Lưu ý gì khi sử dụng thiên môn đông trị bệnh

Khi sử dụng thiên môn đông trị bệnh cần lưu ý sau:

  • Chống chỉ định sử dụng ở người có đàm ẩm nhưng không có hư hỏa, tỳ vị hư hàn

  • Rễ cây thiên môn là bộ phận thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc Y Học Cổ Truyền với mục đích điều trị nhiều bệnh khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng, chúng ta cần tìm mua dược liệu tại các cơ sở uy tín và có sự tư vấn của bác sĩ.

  • Không ăn cá chép, cá chày và cá trắm khi đang trong thời gian dùng thuốc

  • Thiên môn đông có thể dùng được cho những người phế ung, hư lao, tiêu khát, thổ huyết, ho ra máu, nhiệt bệnh tân dịch hao tổn, tiện bí.

  • Những người tỳ vị hư hàn, tiết tả không được sử dụng dược liệu này.

Cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thiên môn đông trước khi dùng. Hiện chưa có đủ thông tin về việc sử dụng thiên môn đông trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Sử dụng thiên môn đông có thể xuất hiện tương tác với một số thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
LÁ ĐU ĐỦ

LÁ ĐU ĐỦ

Lá đu đủ có chứa những hợp chất thực vật độc đáo đã được chứng minh tiềm năng dược lý rộng rãi trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về con người, nhưng nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, chẳng hạn như trà, chiết xuất, viên nén và nước trái cây, thường được sử dụng để điều trị bệnh và giúp tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
administrator
TANG BẠCH BÌ

TANG BẠCH BÌ

Vị thuốc Tang bạch bì thực chất là vỏ rễ của cây Dâu tằm được thu hái, chế biến và sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.
administrator
ĐỊA LIỀN

ĐỊA LIỀN

Địa liền, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tam nại, sơn nại, thiền liền, sa khương. Cây địa liên là một loại cây được trồng hay mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Từ lâu đời cây thuốc này đã được sử dụng trong điều trị một số trường hợp đau nhức xương khớp và bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, đầy bụng,... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KIM THẤT TAI

KIM THẤT TAI

- Tên khoa học: Gynura divaricata - Họ: Cúc (Asteraceae) - Tên gọi khác: Tam thất giả, rau tàu bay, bầu đất, thiên hắc địa hồng, cây lá đắng, nam phi diệp.
administrator
THIÊN NIÊN KIỆN

THIÊN NIÊN KIỆN

Thiên niên kiện là loại dược liệu có rất nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian và là một trong những vị thuốc nam hàng đầu. Trong Đông y, thiên niên kiện được sử dụng để trị rất nhiều bệnh ở người cao tuổi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về loại dược liệu quý này.
administrator
OẢI HƯƠNG (LAVENDER)

OẢI HƯƠNG (LAVENDER)

Ngày nay khi nhắc đến những loài hoa mau màu tím, hầu như ai ai cũng có thể nghĩ ngay đến hoa Oải hương hay còn được gọi với cái tên khác là Lavender. Đây là một loại hoa rất đẹp và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tượng trưng sâu sắc như tình yêu thủy chung hoặc sự trong sáng thuần khiết,....
administrator
HẠT SACHI

HẠT SACHI

Sacha Inchi hay còn có tên là Sacha đậu phộng, Inca Inchi, Penut inca… Cây được đặt tên Sachi cho dễ nhớ và phù hợp để xuất khẩu ra thế giới. Tên khoa học của cây Sachi là Plukenetia volubilis. Cây thuộc họ Euphorbiaceae.
administrator
TẾ TÂN

TẾ TÂN

Tế tân, tên khoa học là Asarum sieboldii, là một loại dược liệu được sử dụng trong y học truyền thống Đông y. Cây thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae) và có nguồn gốc từ khu vực Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Tế tân được truyền thống sử dụng để chữa các bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa và thần kinh. Hiện nay, nghiên cứu khoa học đã xác nhận một số tác dụng của Tế tân như kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đau. Tuy nhiên, vì Tế tân chứa các hợp chất có thể gây hại cho thận và gan, nên việc sử dụng chữa bệnh cần thận trọng.
administrator