RIỀNG

Theo Y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cảm nôn, ợ hơi, kích thích tiêu hóa, chữa cảm sốt, giảm đau

daydreaming distracted girl in class

RIỀNG

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance

- Họ Gừng (Zingiberaceae)

- Tên gọi khác: Cao lương khương, riềng thuốc, kìm sung, riềng gió, phong khương, lương khương, tiểu lương khương, có khá (Thái).

Đặc điểm thực vật

Riềng là loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 1 đến 1,5m. 

Thân rễ có hình trụ dài, mọc bò ngang, phình to thành củ, có nhiều rễ con xung quanh, khi còn non có màu đỏ nâu, về già chuyển sang màu vàng nhạt, bên ngoài được bao phủ bởi lớp vảy, chia thành các đốt không đều. Ruột đặc, màu trắng hoặc vàng nhạt, chứa nhiều sợi xơ.

Lá mọc so le thành hai dãy dọc theo thân. Lá không có cuống, phiến lá hình mũi mác, nhọn ở đầu, một số lá có hình tròn thuôn. Hai mặt lá nhẵn bóng, mặt trên màu sẫm hơn mặt dưới. Lá có bẹ, lưỡi bẹ giống vảy nhọn.

Hoa mọc ở ngọn thân tạo thành một cụm có hình dánh như chiếc chùy thẳng, có lông mềm. Hoa mọc sát nhau, đài hình ống hơi loe ở đầu, có lông. Cánh hoa to, dạng cánh môi, có màu trắng xanh, vân đỏ, bầu hoa có lông. Mùa hoa từ tháng 5-9.

Quả hạch, hình tròn thuôn. Khi chín già quả có màu nâu. Mùa quả vào tháng 9 – 11.

Phân bố, sinh thái

Riềng là cây ưa ẩm, chịu bóng, có thể trồng xen kẽ với cây ăn quả khác, phát triển mạnh ở những nơi có đất ẩm, chẳng hạn như bờ ao, bờ ruộng nhưng không chịu được ngập úng.

Cây riềng có nguồn gốc bản địa ở các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam hay Quảng Tây của Trung Quốc. Tại Việt Nam, riềng được phân bố rộng rãi khắp nơi trong nước. Cây thích hợp ở khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như khu vực núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Sỉn Hồ (Lai Châu),...

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: thân rễ (đã loại bỏ rễ con) trong Đông y gọi là Cao lương khương. Ngoài ra, hạt và lá riềng cũng được sử dụng nhưng ít hơn.

Thu hái, chế biến: Có thể thu hái quanh năm, thường tập trung vào tháng 9, 10. Sau 1 năm kể từ khi trồng, cây sẽ được đào lên để thu hoạch củ. Những củ già được đào đem rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con. Dùng tươi hoặc thái lát, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản:

- Củ riềng tươi: Sau khi rửa sạch cần để cho khô vỏ hoàn toàn. Sau đó để nơi khô ráo, thoáng mát hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản được rất lâu.

- Củ riềng khô: Đóng vào bịch ni lông hoặc bỏ vào hũ nhựa. Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt.

Thành phần hóa học 

Thân rễ Riềng chứa nhiều diarylheptanoid như 5-hydroxy-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl) -1-phenyl-heptan-3-on; 1,7-diphenylhept-4-en-3-on;...

Ngoài ra còn có flavonoid và tinh dầu. Các flavonoid như quercetin, 3-methylether, galangin, 3-methylether, kaemferol,… Tinh dầu chủ yếu là cineol.

Trong riềng có từ 0,5 – 1% tinh dầu, màu vàng xanh, có mùi long não, trong đó chủ yếu có xineola và metylxinnamat.

Ngoài tinh dầu, còn có các chất sau đây:

Một chất dầu, có vị cay gọi là galangola.

Ba chất có tinh thể, là dẫn xuất của flavon. Số lượng khoảng 0,1%. Ba chất đó là galangin C15H10O5, alpinin C17H16O6 và kaempferit C16H12O6 (1 – 3 dioxy-4-metoxyflavonon).

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cảm nôn, ợ hơi, kích thích tiêu hóa, chữa cảm sốt, giảm đau.

Theo y học hiện đại, riềng có tác dụng:

- Giãn mạch và chống co thắt cơ trơn ruột, cải thiện khả năng lưu thông tuần hoàn máu

- Thành phần diarylheptanoid trong riềng có tác dụng ức chế sự tổng hợp prostaglandin.

Theo Y học hiện đại, riềng có công dụng:

- Chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do

- Kháng viêm, giảm đau: Chiết xuất etanolic 80% từ riềng ức chế hoạt động của TNF-alpha, cải thiện hệ miễn dịch, chống viêm cấp tính làm giảm thể tích phù trong viêm khớp. Do đó, riềng có thể được dùng để điều trị hoặc phòng ngừa trong bệnh viêm khớp cấp tính và mạn tính bằng cách giảm sưng viêm, cứng khớp trong viêm khớp.

- Kháng khuẩn: chiết xuất ethanol của riềng có tính kháng khuẩn cao, ức chế sự tăng sinh của các chủng vi khuẩn gram dương như S. aureus, α-Hemolytic streptococcus, β-Hemolytic streptococcus và Streptococcus pneumoniae.

- Chống ung thư: Các nghiên cứu cho thấy riềng có tiềm năng điều trị ung thư vú di căn và chống lại sự hình thành mạch của khối u.

- Hỗ trợ điều trị vô sinh: riềng giúp tăng số lượng tinh trùng và tăng tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường. Do đó, riềng có thể có hiệu quả trong việc cải thiện hình thái tinh trùng và số lượng tinh trùng trong vô sinh vô căn mà không gây ra tác dụng phụ.

- Hỗ trợ điều trị sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi: galangin được phân lập từ riềng có tác dụng ức chế hoạt động của acetylcholinesterase (AChE), do đó riềng có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa não bộ, tăng cường chức năng nhận thức, có tiềm năng trong chống lại bệnh Alzheimer.

Cách dùng - Liều dùng 

Củ riềng được sử dụng với liều lượng 8 – 16g mỗi ngày. Có thể dùng theo đường bôi ngoài, ngâm rượu hoặc phối hợp với các vị khác làm thuốc sắc uống.

Một số bài thuốc chữa bệnh có riềng

- Chữa tiêu hóa kém, ăn xong bị đau bụng, tiêu chảy: Củ riềng bào mỏng, phơi khô, sau đó tán thành bột. Dùng 5g bột uống trước bữa ăn, mỗi ngày 2 lần.

- Chữa đau dạ dày cấp: Sắc các dược liệu: 6g củ riềng ( chế với đại hoàng ), 4g đinh hương, 6g thanh bì, 15g sơn tra, 6g vỏ quýt khô, 6g mộc hương và 6g cửu tiết xương bồ. Lấy nước uống, chia làm 3 lần cho hết.

- Chữa ăn lâu tiêu, đầy bụng, ho, viêm họng: Thái riềng tươi thành những lát mỏng, cho vào hũ thủy tinh muối chua. Khi bị đầy bụng, khó tiêu lấy một lát riềng ngậm chung với vài hạt muối ăn, nhai nuốt được cả bã lẫn nước sẽ tốt hơn. 

Lưu ý

- Củ riềng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: Dị ứng, nóng trong, tăng tiết axit dạ dày

- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày, người bị dị ứng với một trong các thành phần của riềng.

- Không dùng củ riềng trong trường hợp cảm phong nhiệt, thương thử, nôn mửa hoắc loạn.

Có thể bạn quan tâm?
TRẦM HƯƠNG

TRẦM HƯƠNG

Trầm hương là một loại dược liệu quý, được đánh giá và phân bậc chất lượng qua câu “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”. Tức chất lượng phân theo thứ tự màu sắc: trắng, sáp xanh, sáp vàng, vằn hổ. Do đặc biệt quý giá, loại cây này ở Việt Nam bị khai thác và chặt phá bừa bãi. Nhiều người thường chặt nhầm cây không có trầm hay mới hình thành. Vì vậy, loại cây này đã được Việt Nam đưa vào sách Đỏ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầm hương và những giá trị to lớn của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
ĐỊA CỐT BÌ

ĐỊA CỐT BÌ

Địa cốt bì, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan. Từ lâu, Địa cốt bì là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng trị ho, sốt, thanh nhiệt rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THUYỀN THOÁI

THUYỀN THOÁI

Thuyền thoái là xác lột của ve sầu khi nó lớn lên, được sử dụng như một loại dược liệu. Trong Y học cổ truyền, dân gian thường sử dụng chúng như một vị thuốc trong chữa sốt nóng, động kinh co giật ở trẻ em. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn có công dụng chữa các chứng nóng sốt, cảm nhiệt hay đau họng khàn tiếng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thuyền thoái và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
CÂY CẢI CỦ

CÂY CẢI CỦ

Cải củ rất quen thuộc với người Việt Nam, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Không chỉ làm thực phẩm, cải củ còn được sử dụng làm dược liệu với công dụng giảm ho, dễ tiêu, chống nôn,… Tuy nhiên cải củ ít được thu hoạch để làm thuốc, thường dùng làm thực phẩm phổ biến hơn.
administrator
NGHỆ ĐỎ

NGHỆ ĐỎ

Ngày nay, khi nhắc đến Nghệ, ai ai cũng sẽ nghĩ ngay đến loại cây có vẻ ngoài giống với cây Gừng nhưng có mùi vị rất thơm và màu vàng đặc trưng, đo chính là Nghệ đỏ. Người ta thường hay sử dụng Nghệ đỏ trong các tình trạng như đau dạ dày, các loại sẹo, hoặc khi cần làm đẹp và làm sáng da. Đặc biệt, Nghệ đó có hàm lượng curcumin trong thành phần rát cao do đó cũng sẽ mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh cũng như chăm sóc sắc đẹp tuyệt vời. Từ đó Nghệ đỏ cũng được coi là một loại thần dược.
administrator
THÌ LÀ

THÌ LÀ

Thì là vừa là một thảo mộc vừa là một loại gia vị được sử dụng để tăng hương vị khi nấu ăn, với mùi thơm đặc trưng trong các món hải sản. Rau thì là dược liệu rất giàu chất dinh dưỡng do đó ngoài mục đích trong ẩm thực, thảo dược này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh khác nhau, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa, tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh, hôi miệng, tăng cường tiêu hóa hay cải thiện hệ miễn dịch.
administrator
THÔNG ĐẤT

THÔNG ĐẤT

Sự phát triển và tiến bộ của y học đã giúp ích nhân loại, dần dần có nhiều căn bệnh được định nghĩa và quan tâm hơn. Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ chính là những tình trạng đang được mọi người chú ý. Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho thấy rằng cây Thông đất có tác dụng đặc biệt trong hỗ trợ cải thiện chứng bệnh Alzheimer. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đất và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
CÂY CANH CHÂU

CÂY CANH CHÂU

Cây canh châu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chanh châu, kim châu, tước mai đằng, xích chu đằng, khan slam, sơn minh trà. Canh châu được biết đến là loài cây thường được trồng để làm cảnh. Dân gian lại thường dùng lá Canh châu dùng riêng hoặc phối với lá vối, hãm nước uống thay trà, có tác dụng giải khát, đề phòng bệnh sởi. Ngoài ra, lá của cây canh châu còn được nấu để uống vào mùa hè nhằm giải khát và thanh nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator