THÌ LÀ

Thì là vừa là một thảo mộc vừa là một loại gia vị được sử dụng để tăng hương vị khi nấu ăn, với mùi thơm đặc trưng trong các món hải sản. Rau thì là dược liệu rất giàu chất dinh dưỡng do đó ngoài mục đích trong ẩm thực, thảo dược này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh khác nhau, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa, tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh, hôi miệng, tăng cường tiêu hóa hay cải thiện hệ miễn dịch.

daydreaming distracted girl in class

THÌ LÀ

Tên khoa học: Fructus Anethi Graveolens

Họ: Hoa tán (danh pháp khoa học: Apiaceae)

Giới thiệu về dược liệu

Thì là (hay còn gọi là Dill trong tiếng Anh) có tên khoa học là Anethum graveolens, là một loại rau thường được dùng làm gia vị và có nguồn gốc ở các nước ven biển Địa Trung Hải. Thì là là loài cây thân thảo sống hằng năm, có chiều cao trung bình khoảng từ 60 – 90cm. Thân cây nhẵn, đôi khi có khía rãnh chạy dọc và rễ trụ.

Lá của cây xẻ lông chim 3 lần, bẹ phát triển, các lá ngọn bị tiêu giảm có hình như lá kim, không cuống. Hoa của cây mọc thành tán kép, gồm khoảng 5 – 15 tán nhỏ, mọc ở các cành, thân và ngọn. Hoa thì là có màu vàng đặc trưng. Quả bế kép, hình trứng và có 10 cạnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Lá, rễ củ, thân và hạt của rau thì là đều được dân gian sử dụng để làm thuốc hoặc trong chế biến các món ăn. Trong đó, hạt của cây là bộ phận được dùng làm thuốc chữa bệnh phổ biến nhất.

Rau thìa là mọc hoang nhiều ở miền Nam Châu Âu. Ở Việt Nam, loài thực vật này được trồng khá phổ biến để làm gia vị.

Cây thì là có thể thu hái quanh năm, thường được dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Sau thu hái, thì là thường được bào chế dưới một số dạng bao gồm hạt thìa là khô, tinh dầu, thuốc viên, làm rượu hay thuốc sắc uống.

Sau khi thu hái và chế biến cần bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, khô ráo.

Thành phần hóa học

Quả và lá của cây thì là có chứa tinh dầu, bao gồm carvon 60% và limonene.

Tác dụng - Công dụng

Ngoài những tác dụng trị bệnh, thì là còn cực kỳ tốt cho sức khỏe với các lợi ích như:

Giàu chất chống oxy hóa: Thì là chứa nhiều chất chống oxy hóa. Việc tiêu thụ giúp cơ thể giảm viêm và ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, alzheimer, viêm khớp,…

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Trong thì là có chứa hoạt chất flavonoid. Đây là thành phần giúp bảo vệ tim mạch nhờ vào đặc tính chống oxy hóa và chống viêm từ dược liệu.

Giúp giảm lượng đường trong máu: Thì là có tác dụng rất tốt trong việc hạ đường huyết. Việc sử dụng rau thì là giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu

 Lợi ích khác như hỗ trợ cải thiện xương khớp nhờ các thành phần canxi, magie có trong rau. Ngoài ra còn giúp giảm thiểu tình trạng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.

 

Lá thì là có vị hơi đắng và cay, mùi thơm hắc, tính ấm. Quy kinh vào Thận và Tỳ.

Theo Đông Y

Tác dụng: Thì là sử dụng tiêu trướng, mạnh tỳ, bổ thận, chỉ thống, điều hòa khí âm dương, quân bình, lợi sữa, kích thích tiêu hóa.

Chủ trị: Lá được sử dụng để trị tiêu hóa kém, đau bụng, tiểu tiện khó, đau răng, rối loạn đường tiết niệu do sỏi thận, viêm bàng quang hay viêm thận. Quả của thìa là có tác dụng tương tự như Tiểu hồi hương, do đó được dùng để chữa đau bụng kinh, hỗ trợ kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, lợi sữa. Ngoài ra quả còn được dùng trong điều trị bụng đầy chướng, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đau răng, nôn mửa, xơ cứng mạch não...

Lá à có mùi thơm đặc trưng nên thường được sử dụng trong chế biến các món hải sản để tăng hương vị, giúp kích thích tiêu hóa và lấn át mùi tanh.

Theo dược lý hiện đại

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, rau thì là có chứa các thành phần với tác dụng tương tự estrogen ở nữ giới. Do đó sử dụng loại thảo dược này thường xuyên có thể giúp kích thích tuyến sữa ở những phụ nữ sau khi sinh.

Nghiên cứu ở Nga nhận thấy rằng, dầu chiết xuất từ hạt của cây thì là giúp giảm biểu hiện của hội chứng quấy khóc trẻ sơ sinh.

Với hàm lượng vitamin C cao, cây thìa là có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp chẳng hạn như ho, ho đờm, đau họng...

Hạt thì là chứa axit folic có công dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đồng thời thành phần này cũng có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa đường và axit amin.

Ăn rau thì là thường xuyên còn cung cấp một hàm lượng canxi dồi dào, hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương cũng như ngăn ngừa chứng loãng xương.

Tinh dầu Eugenol từ cây thì là được cho là có thể giúp cải thiện tình trạng đề kháng insulin, hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.

Polyacetylenes trong lá thìa là có công dụng chống viêm và ức chế vi khuẩn. Vì vậy có thể dùng lá thì là tươi để đắp lên vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Vitamin B và các flavonoid trong thìa là giúp cải thiện chứng mất ngủ thông qua cơ chế làm dịu hệ thần kinh trung ương, kích thích sản sinh hormone melatonin (có tác dụng tạo cảm giác buồn ngủ).

Lá thìa là không có độc nên chúng ta có thể sử dụng với liều lượng lớn. Tuy nhiên nếu dùng hạt để điều trị bệnh thì chỉ nên sử dụng từ 1 – 2 thìa cà phê.

Cách dùng - Liều dùng

Bài thuốc chữa chứng đầy chướng, nôn mửa, khó tiêu, nấc

Chuẩn bị: Khoảng 10g hạt thì là

Cách dùng: Đem sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa xơ vữa động mạch, huyết áp cao dẫn tới khó ngủ, đau đầu

Chuẩn bị: 5g hạt thì là giã nhỏ.

Cách dùng: Sắc lấy nước uống, chia thành 2 lần uống và sử dụng hết trong ngày.

Bài thuốc trị chứng ít sữa ở phụ nữ sau khi sinh

Chuẩn bị: Khoảng 10g hạt thìa là.

Cách dùng: Sắc lấy nước uống hằng ngày.

Bài thuốc trị chứng sỏi bàng quang, viêm thận, sỏi thận

Chuẩn bị: Khoảng 5g hạt thì là (giã nhỏ).

Cách dùng: Sắc lấy nước uống, chia thành 5 – 6 lần sử dụng trong ngày.

Bài thuốc trị chứng rối loạn kinh nguyệt

Chuẩn bị: Lá thì lá tươi, rau mùi tây.

Thực hiện: Ngâm và rửa nguyên liệu sạch, để ráo nước, giã thìa là và lấy khoảng 60ml dịch chiết. Tiếp đó giã và vắt rau mùi tây, với khoảng 1 muỗng nước ép. Trộn đều và chia thành 3 lần sử dụng trong ngày.

Bài thuốc trị viêm nhiễm đường hô hấp (viêm phế quản, cảm lạnh, cảm cúm)

Chuẩn bị: Khoảng 60g hạt thì là.

Cách dùng: Hãm với nước sôi, lọc bỏ bã và hòa với mật ong, chia ra thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc trị hơi thở có mùi hôi

Chuẩn bị: Một ít hạt thì là.

Cách dùng: Nhai trực tiếp hạt thì là sẽ giúp hơi thở có mùi thơm.

Bài thuốc trị mụn nhọt sưng đau

Chuẩn bị: Một ít lá thìa là tươi.

Thực hiện: Rửa sạch với nước, giã nát và đắp trực tiếp lên vị trí mụn nhọt. Nếu nhọt đã vỡ mủ, nên sử dụng kết hợp với một ít bột nghệ, thoa lên để làm liền sẹo cũng như giảm đau nhức.

Bài thuốc giảm đau và sưng khớp

Chuẩn bị: Dầu vừng, một ít lá thìa là.

Cách dùng: Đem đun thì là trong dầu vừng, để nguội và lọc lấy dầu. Khi sử dụng, lấy một ít dầu thoa lên vị trí khớp sưng nóng sẽ giảm đau và sưng.

Lưu ý

Thì là được dân gian xem là là một loại dược liệu lành tính và không chứa độc tố. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt, loại thảo dược này có thể gây xuất hiện một số triệu chứng:

  • Ngứa miệng

  • Dị ứng

  • Sưng lưỡi, sưng họng

  • Tiêu chảy

  • Buồn nôn, nôn, chán ăn

  • Mẫn cảm, tăng nhạy cảm với ánh sáng

  • Ảo giác

Thì là có tác động kích thích tử cung, do đó phụ nữ mang thai không nên dùng quá nhiều. Tránh dùng đồng thời rau thì là với các loại thuốc bao gồm thuốc tránh thai chứa estrogen, viên uống chứa estrogen, Tamoxifen, Ciprofloxacin, thuốc chống co giật,… Bên cạnh đó, có thể bổ sung thì là làm gia vị cho món ăn để tăng hương vị, với công dụng cải thiện hệ tiêu hóa, nâng cao sức khỏe.

Để tránh tình trạng tương tác thuốc cũng như các tác dụng phụ không đáng có khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này.

 

Có thể bạn quan tâm?
LÁ GIANG

LÁ GIANG

Lá giang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây giang, lá vón vén, giang chua, dây cao su, lá sủm lum, lá lồm. Lá giang không chỉ là một nguyên liệu ẩm thực độc đáo mà còn được dùng phổ biến trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị sỏi thận,... hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MỘC NHĨ

MỘC NHĨ

Nhắc đến Mộc nhĩ (hoặc cái tên phổ biến khác là Nấm mèo), hầu như ai cũng nghĩ đến một loại thực phẩm cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng được sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Tuy nhiên, không chỉ là một loại rau hay là một loại gia vị, Mộc nhĩ còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh.
administrator
CHÚT CHÍT

CHÚT CHÍT

Chút chít là loại dược liệu quý giá trong Đông y, có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý như: trị các mụn ghẻ, dùng làm thuốc nhuận tràng hay tẩy xổ, chữa bệnh táo bón, tiêu hoá kém,…
administrator
DÂY KÝ NINH

DÂY KÝ NINH

Dây ký ninh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây thần thông, dây cóc, bảo cự hành, khau keo hơ. Dây ký ninh là một loại thảo dược có chứa chất flavonoid cùng nhiều thành phần hóa học khác với dược tính cao. Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt rét, đau nhức xương khớp. Đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY SẢ

CÂY SẢ

Cây sả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sả chanh, cỏ sả, hương mao, lá sả. Cây sả mọc hoang và được trồng trên khắp mọi miền của nước ta, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Sả cũng là một trong mười vị thuốc trong toan căn bản của Y Học Cổ Truyền, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, sả còn là nguyên liệu trong mỹ phẩm làm mượt tóc, cất tinh dầu,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BỒ KẾT

BỒ KẾT

Bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác, phắc kết, co kết, trư nha tạo giác, tạo giáp, tạo giác, co kết. Bồ kết là loại quả dùng để gội đầu, rất an toàn và dường như không có tác dụng phụ. Từ xa xưa, phụ nữ Việt đã có thói quen sử dụng loại thảo dược thiên nhiên này để gội đầu nhằm nuôi dưỡng mái tóc suôn mượt và chắc khỏe. Nhưng bên cạnh đó, nó còn rất nhiều công dụng khác với sức khỏe và làm đẹp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MẠCH MÔN

MẠCH MÔN

Mạch môn là một loại dược liệu quý, rất phổ biến và được sử dụng nhiều trong các nền y học của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, và một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Mạch môn thường được trồng để làm cảnh ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, Mạch môn là một loài dược liệu mọc hoang, thường bắt gặp nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc của nước ta. Dược liệu này thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị ho, táo bón, ho có đờm, lao phổi và nhiều bệnh lý khác.
administrator
SƠN TRA

SƠN TRA

Sơn tra có vị ngọt, chua nhẹ, tính hơi ôn, không độc, có công dụng trợ tiêu hóa, hoạt huyết, giảm ứ, lợi tiểu,… Do đó được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, không ngon miệng, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy…
administrator