DÂY KÝ NINH

Dây ký ninh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây thần thông, dây cóc, bảo cự hành, khau keo hơ. Dây ký ninh là một loại thảo dược có chứa chất flavonoid cùng nhiều thành phần hóa học khác với dược tính cao. Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt rét, đau nhức xương khớp. Đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DÂY KÝ NINH

Đặc điểm tự nhiên

Dây ký ninh là một loại cây dây leo với phần thân rất xù xì có màu nâu nhạt. Cây mọc rất khỏe, có thể dài tới khoảng 6 – 7m hoặc hơn tùy thuộc vào thổ nhưỡng.

Lá có hình tim, mọc so le nhau, phần mép nguyên, hơi dày, chiều dài lá khoảng 8 – 12cm, rộng khoảng 5 – 6cm. Phần cuống lá gầy và ngắn như phiến lá.

Hoa mọc tập trung thành 1 – 2 chùm tại kẽ lá.

Quả khi chín sẽ có màu đỏ, dài khoảng 12mm và có 1 hạt dẹt. Cây thường phát triển mạnh vào mùa nắng nóng còn đến mùa rét sẽ ngừng phát triển.

Loại cây này mọc hoang dại ở rất nhiều tình miền Bắc nước ta. Điển hình như Hòa Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Phú Thọ, Hà Tây… Việc trồng dây ký ninh cũng rất đơn giản, chỉ cần cắt phần thân cây thành từng đoạn dài khoảng 10 – 15cm rồi cắm nghiêng xuống đất.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân và rễ dây ký ninh là hai bộ phận thường được sử dụng để làm vị thuốc.

Thu hái: Dược liệu dây ký ninh có thể được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

Chế biến: Sau khi thu hái cần rửa sạch và cắt thành đoạn ngắn khoảng 0,5 – 1cm để phơi hoặc sấy khô dùng dần. Nếu dùng ở dạng tươi thì chỉ cần thái mỏng.

Dược liệu đã qua sơ chế thành dạng khô cần để trong túi kín và đem bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, mối mọt.

Thành phần hóa học

Phân tích ghi nhận dược liệu dây ký ninh có chứa các thành phần bao gồm: alkaloid, glucozit, metyl pentoza, columbine, picroretin.

Tác dụng

+Tác dụng chống ký sinh trùng sốt rét: Sốt rét là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Bệnh do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây nên. Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi đốt. Bệnh có thể gây biến chứng nặng nề nếu không chữa trị kịp thời.

+Tác dụng kháng khuẩn: Chất chiết xuất được đánh giá về hoạt tính kháng khuẩn của chúng đối với một số vi khuẩn gram dương như: Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes, Streptococcus pneumonia và Clostridium diphtheria và vi khuẩn gram âm như Shigella flexneri, Salmonella typhi, Proteus vulgaris, Escherichia coli.

+Tác dụng chống oxy hóa của dây ký ninh: Hoạt động chống oxy hóa có tầm quan trọng điều trị trong việc ngăn ngừa stress oxy hóa liên quan đến sự tiến triển của một số bệnh mạn tính bao gồm rối loạn tim mạch và thần kinh.

+Tác dụng ức chế xơ vữa mạch máu: Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chiết xuất từ dây ký ninh được sử dụng cho thỏ tăng cholesterol trong máu đã làm chậm sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch bằng cách ngăn chặn mức cholesterol toàn phần, chất béo có hại.

Công dụng

Dây ký ninh có vị đắng, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị sốt rét.

+Điều trị sốt có cơn, rét run, mình mẩy chân tay đau nhức.

+Điều trị mất ngủ, đau nhức xương khớp.

+Điều trị bệnh lở ngứa ngoài da.

Liều dùng

Thuốc sắc: Sắc dùng 4 – 5 gam khô.

Thuốc uống: Hãm với nước sôi rồi để nguội uống hoặc nấu thành cao, mỗi ngày dùng 0.5 – 1.5 gam,

Luyện thành viên, ngày 2 – 3 gam.

Dùng ngoài: Thuốc rửa vết thương ngoài da do mụn nhọt, lở loét…

Lưu ý khi sử dụng

Dây ký ninh mặc dù được ứng dụng khá phổ biến cho mục đích chữa bệnh nhưng bạn cần thận trọng. Trước khi áp dụng các bài thuốc có chứa dược liệu này cần trao đổi với thầy thuốc hoặc bác sĩ Y học cổ truyền.

Có thể bạn quan tâm?
NGŨ GIA BÌ GAI

NGŨ GIA BÌ GAI

Là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ dưỡng cho cơ thể nên Ngũ gia bì được xem như dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh.
administrator
MĂNG CỤT

MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.
administrator
BẠCH ĐỒNG NỮ

BẠCH ĐỒNG NỮ

Bạch đồng nữ, hay còn được biết đến với những tên gọi: mò trắng, bấn trắng, lẹo trắng. Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến. Vậy bạch đồng nữ là gì và tác dụng của nó như thế nào đối với sức khỏe. Bài viết này sẽ giải đáp những băn khoăn trên của bạn đọc.
administrator
SÂM BỐ CHÍNH

SÂM BỐ CHÍNH

Sâm bố chính là một loại thực vật có hình dáng khá giống với dược liệu Nhân sâm, nhưng về tác dụng thì hoàn toàn không giống với Nhân sâm. Nó thường được sử dụng trong điều trị các chứng kinh nguyệt không đều, suy thận hoặc giúp cải thiện thể trạng và tăng cường miễn dịch,…
administrator
CAM THẢO ĐẤT

CAM THẢO ĐẤT

Cam thảo đất là loại dược liệu có công dụng hữu hiệu mà từ lâu đời dân gian xem như là vị thuốc nam quý. Cây cam thảo đất hay còn gọi là cây thảo nam, dã cam thảo, hoặc thổ cam thảo có vị đắng, ngọt, tính mát. Thường được sử dụng để điều trị ho, phù nề, cảm cúm, sởi hay tăng cường cảm giác ngon miệng khi ăn uống, cùng nhiều bệnh lý khác. Tên khoa học: Seoparia dulics L Họ: Hoa mõm chó – Scrophulariaceae
administrator
TỎI – ĐẠI TOÁN

TỎI – ĐẠI TOÁN

Tỏi hay còn gọi là đại toán, là một loại gia vị không còn xa lạ với căn bếp gia đình Việt. Đây còn được ví như một kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tăng cường sức đề kháng và nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu thêm về công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng vị thuốc này.
administrator
CỎ NHỌ NỒI

CỎ NHỌ NỒI

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), là một loài thân thảo cao 40 cm, thân tròn màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông cứng.
administrator
RÁY GAI

RÁY GAI

Theo y học cổ truyền, thân rễ cây ráy gai có vị cay, tính ấm, tác dụng giúp tiêu đờm, bình suyễn, thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu.
administrator