BẠCH ĐỒNG NỮ

Bạch đồng nữ, hay còn được biết đến với những tên gọi: mò trắng, bấn trắng, lẹo trắng. Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến. Vậy bạch đồng nữ là gì và tác dụng của nó như thế nào đối với sức khỏe. Bài viết này sẽ giải đáp những băn khoăn trên của bạn đọc.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH ĐỒNG NỮ

Đặc điểm tự nhiên

Cây bạch đồng nữ là một dạng cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m. Thân vuông có lông màu vàng nhạt. Lá mọc đối, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn dài khoảng 10-20 cm, rộng 8-15 cm, mép nguyên hoặc có răng cưa rất nhỏ, có ít lông cứng và ở mặt dưới thường có tuyến nhỏ tròn; gân lá nổi rõ, gân phụ đan thành mạng lưới, vỏ lá thấy có mùi hăng đặc biệt; cuống lá phủ nhiều lông.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùy hoặc xim hai ngả, phủ đầy lông màu hung; lá bắc dạng lá hình trái xoan – mũi mác, rụng sớm, lá bắc con hình mũi mác; hoa màu trắng hoặc ngà vàng; đài nhỏ, nhẵn; tràng có ống hình trụ mảnh; nhị và vòi nhụy mọc thò dài; bầu nhẵn.

Quả hạch, hình cầu, màu đen bóng, có đài tồn tại màu đỏ.

Mùa hoa: tháng 5-8; mùa quả: tháng 9-11.

Ở Việt Nam, có khoảng 30 loài, trong đó hơn 10 loài được được sử dụng làm thuốc. Bạch đồng nữ thuộc loài cây bụi, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, phân bố rất rải rác khắp các tỉnh vùng trung du và đồng bằng, cả ở miền Nam lẫn miền Bắc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Có thể dùng toàn cây nhưng chủ yếu chỉ dùng rễ và lá để làm dược liệu.

Thu hái: Lá có thể thu hái quanh năm, tốt nhất vào lúc cây sắp ra hoa, nên chọn những lá bánh tẻ, không sâu úa.

Rễ chọn lấy những cây trưởng thành.

Chế biến: Lá sau khi thu hoạch có thể rửa sạch rồi phơi khô hoặc sấy khô để làm dược liệu. Lá và thân cây có thể cắt nhỏ ra để khi sử dụng tiện lợi hơn.

Thân cây, lá cây sau khi sấy khô nên bảo quản trong bao bì kín và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không để lá đã làm khô ở nơi ẩm ướt vì chúng sẽ dễ bị ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Bạch đồng nữ chứa Flavonoid, tanin, coumarin, acid nhân thơm, aldehyde nhân thơm và dẫn chất amin có nhóm carbonyl.

Xích đồng nam chứa một chất đắng là clerodin, 2 flavonoid glycosid, và hispidulin 7 – 0 – glucuronid, scutellarein 7-0 glucuronid, 1 furantri terpenoid.

Ngọc nữ đỏ chứa ethyl cholesta – 5 – 22 -25 trien 3β – ol, vết anthocyan.

Tác dụng

Bạch đồng nữ có những tác dụng dược lý trong thực nghiệm trên động vật như sau:

+Tác dụng chống viêm cấp tính rõ rệt trong mô hình gây viêm tai thỏ với phenol và gây phù chân chuột cống trắng.

+Không có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống non. Tác dụng này là một trong những đặc điểm của những thuốc ức chế miễn dịch.

+Tác dụng kháng nguyên sinh động trong thí nghiệm Entamoeba histolytica.

+Tác dụng hạ huyết áp do gây giãn mạch ngoại vi, và tác dụng lợi tiểu.

+Tác dụng hạ đường huyết trên chuột cống trắng và gây giảm đau trong thí nghiệm tấm kim loại nóng trên chuột nhắt trắng.

+Tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột động vật cô lập gây bởi histamin và acetylcholin.

Công dụng

Bạch đồng nữ có vị hơi đắng, mùi hôi, tính mát sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị bạch đới.

+Hỗ trợ điều trị viêm loét tử cung, kinh nguyệt không đều.

+Điều trị mụn nhọt lở ngứa.

+Hỗ trợ điều trị viêm mật vàng da.

+Hỗ trợ điều trị gân xương đau nhức, mỏi lưng.

+Điều trị huyết áp cao. 

+Điều trị viêm gan.

+Điều trị giun sán.

+Điều trị kinh nguyệt không đều, kinh thấy sớm kỳ, lượng máu nhiều đỏ tươi, hoặc máu ít đỏ thẫm, đau bụng trước khi thấy kinh.

+Hỗ trợ làm rụng nhanh các hoại tử ở vết bỏng.

+Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.

+Chống viêm mãn tính và cấp tính.

Liều dùng

Mỗi lần nên sử dụng từ 15-20g bạch đồng nữ ở dạng sắc nước uống hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh.

Lưu ý khi sử dụng

+Trong quá trình sử dụng bạch đồng nữ làm thuốc có thể dẫn đến những tác dụng phụ như nôn mửa, khô cổ. Vì vậy người sử dụng nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

+Ngoài ra phụ nữ đang có thai và đang trong giai đoạn cho con bú tuyệt đối không được sử dụng cây bạch đồng nữ.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
LÁ DỨA

LÁ DỨA

Lá dứa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cơm nếp, lá nếp, lá thơm, lá dứa thơm. Cây lá dứa thường được dùng để tăng hương vị cho các món ăn như xôi, chè, nước giải khát,… Không chỉ dừng lại ở đó, công dụng của dứa thơm còn được y khoa ghi nhận như giải cảm, ổn định đường huyết, tốt cho thần kinh, giảm đau thấp khớp,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGÔ CÔNG

NGÔ CÔNG

Rết là một vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích, phần thân phơi khô của con Rết được sử dụng như một vị thuốc có tên gọi là Ngô công. Trong Y học cổ truyền, Ngô công có các công dụng như chữa chứng co giật, giải độc rắn cắn, chữa đau đầu hoặc đau nhức gân xương do phong thấp.
administrator
HOÀNG TINH

HOÀNG TINH

Hoàng tinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng tinh lá mọc vòng, hoàng tinh hoa đỏ, cây cơm nếp, cứu hoang thảo, mễ phủ. Hoàng tinh là một loài cây mọc ở những nơi rừng ẩm ở các tỉnh miền Bắc. Người xưa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất sinh ra nên có tên Hoàng tinh. Nó có công dụng bổ Phổi, giúp ích tiêu hoá, chữa các bệnh do lao lực. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KHIÊN NGƯU

KHIÊN NGƯU

Tên khoa học: Ipomoea nil Họ: Convolvulaceae (Bìm bìm). Tên gọi khác: hắc sửu, bạch sửu, nhị sửu, bìm bìm biếc, lạt bát hoa tử
administrator
CỦ CHÓC

CỦ CHÓC

Củ chóc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bán hạ nam, bán hạ lá ba thùy, cây chóc chuột, tậu chó, mía dò. Củ chóc là loài cây mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Từ lâu, củ Chóc được dùng như một vị thuốc chống nôn mửa cho phụ nữ có thai, hen suyễn nhiều đờm, tiêu hoá kém mà ngực bụng đầy trướng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY ME ĐẤT

CÂY ME ĐẤT

Cây me đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Toan tương thảo, tam diệp toan, tạc tương thảo, ba chìa. Cây Me đất không chỉ là loài cây mọc dại quen thuộc mà còn là vị thuốc quý thường được sử dụng để điều trị bệnh. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, sát trùng, lợi tiểu rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KIM TIỀN THẢO

KIM TIỀN THẢO

- Tên khoa học: Grona styracifolia (Osbeck) H.Ohashi & K.Ohashi - Họ Đậu (Fabaceae) - Tên gọi khác: Bạch Nhĩ Thảo, Vẩy Rồng, Đậu Rồng, Mắt Trâu, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Nhũ Hương Đằng,….
administrator
MÙI TÀU

MÙI TÀU

Tên khoa học: Eryngium foetidum L Họ Hoa tán (Apiaceae) Tên khác: Ngò gai; Ngò tàu; Ngò tây; Mùi gai; Già nguyên tuy.
administrator