KHIẾM THỰC

Tên khoa học: Euryales ferox Salisb. Họ: Hoa súng (Nymphaeaceae) Tên gọi khác: Kê đầu thực, Nhạn đầu, Thủy kê đầu, Kê đầu liên, Khiếm thật, Khiếm thực mễ, Đại khiếm thực. Khiếm thực là dược liệu được lấy từ phần củ của cây hoa súng.

daydreaming distracted girl in class

KHIẾM THỰC

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Euryales ferox Salisb.

Họ: Hoa súng (Nymphaeaceae)

Tên gọi khác: Kê đầu thực, Nhạn đầu, Thủy kê đầu, Kê đầu liên, Khiếm thật, Khiếm thực mễ, Đại khiếm thực.

Khiếm thực là dược liệu được lấy từ phần củ của cây hoa súng.

Đặc điểm thực vật

Khiếm thực mọc phổ biến ở các đầm ao, sống hằng năm. Cây có lá thuôn tròn rộng nổi trên mặt nước với cuống lá gắn vào tâm ở mặt dưới. Mặt trên của lá có màu xanh còn mặt dưới thì có màu tím.

Cành mang hoa thường trồi hẳn lên trên mặt nước, đầu mỗi cành sẽ có một hoa, sáng nở và chiều tàn. Phần quả có hình cầu, có gai ở mặt ngoài. Phần đỉnh quả còn đài sót lại, hạt chắc, có hình cầu, màu đen.

Mô tả dược liệu: Vị thuốc khiếm thực có hình cầu, đa phần là hạt vỡ. Hạt hoàn chỉnh sẽ có đường kính từ 5 – 8mm. Phần vỏ hạt có màu đỏ nâu, 1 đầu có màu trắng vàng chiếm khoảng 1/3 hạt. Sau khi bỏ đi lớp vỏ lụa sẽ thấy hạt có màu trắng và chất tương đối cứng.

Phân bố, sinh thái

Khiếm thực mọc tại các ao đầm thuộc nhiều tỉnh Trung Quốc giáp với Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Cây còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, miền đông nước Nga. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu, loài cây này chưa thấy mọc ở Việt Nam và hầu như vị thuốc này còn phải nhập khẩu.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Sử dụng phần củ của cây hoa súng.

Thu hái, chế biến

Dược liệu được thu hái vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm, quả chín hái về đem xay vỡ. Sau đó sẩy lấy hạt rồi đem xay để bỏ phần vỏ và lấy nhân hạt làm thuốc.

Một số cách bào chế khiếm thực thông dụng theo tài liệu y học cổ:

- Sao khiếm thực: Lấy cám bỏ vào nồi (dùng 5kg cám cho 50kg khiếm thực) rang nóng và đợi đến khi khói bay lên thì cho khiếm thực vào. Sao đến khi cho màu hơi vàng thì lấy ra và sàng bỏ cám sau đó để nguội là được.

- Đầu tiên đem loại bỏ hết tạp chất, mốc mọt cùng với thứ thịt màu đen rồi đem đi sao vàng, tán nhỏ và để dành dùng dần.

- Đem phơi dược liệu khô rồi chưng cho tín sau đó bỏ vỏ lấy phần nhân và tán thành bột.

Thành phần hóa học 

Hạt chứa nhiều tinh bột, protid (4,4%), chất béo (0,2%), Hydrat Carbon, 0,009% Calcium, 0,11% Phosphor, 0,0004% Fe, 0,006% Vitamin C. Ngoài ra còn chứa nhiều loại vitamin B và Carotene.

Tác dụng - Công dụng 

Khiếm thực có tác dụng cầm tiêu chảy, di tinh, đau nhức dây thần kinh, đau lưng mỏi gối rất hiệu quả. Không những thế, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy dược liệu này còn có tác dụng trong việc kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường type 2 và tác dụng chống oxy hóa mạnh.

Cách dùng - Liều dùng 

Dược liệu có thể được dùng theo nhiều cách tùy thuộc vào từng bài thuốc hoặc mục đích sử dụng. Thường là dùng tươi, phơi hoặc sấy khô sắc lấy nước uống, sao vàng hay tán thành bột để làm viên hoàn.

Liều dùng được khuyến cáo cho một ngày là khoảng từ 12 – 20g. Tuy nhiên, liều lượng này có thể được thay đổi khi kết hợp với các vị thuốc khác.

Lưu ý

- Ăn quá nhiều dược liệu không những không tốt cho tỳ vị mà còn cản trở hoạt động tiêu hóa.

- Không được dùng vị thuốc khi tiểu không thông hay táo bón.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRẮC BÁ DIỆP

TRẮC BÁ DIỆP

Trắc bá diệp (Cacumen Platycladi) là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh theo Y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Trắc bá diệp và cách sử dụng nó.
administrator
TINH DẦU DƯỠNG DA

TINH DẦU DƯỠNG DA

Tinh dầu hiện nay được sử dụng khá phổ biến như một liệu pháp hương thơm. Tuy nhiên, một số loại tinh dầu còn có khả năng dưỡng da, được ứng dụng nhiều trong các phương pháp làm đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu một số loại tinh dầu tốt cho những tình trạng da khác nhau và cách sử dụng tinh dầu dưỡng da.
administrator
CÂY CỎ LÀO

CÂY CỎ LÀO

Cây cỏ lào là một dược liệu quen thuộc, hết sức gần gũi với đời sống người dân chúng ta. Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nó để cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn,… Tuy nhiên cụ thể về những công dụng và cách dùng đúng của dược liệu này không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
Ô DƯỢC

Ô DƯỢC

Tại nước ta chủ yếu là ở miền Trung, Ô dược là một loại thuốc khá phổ biến và thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó trong Y học cổ truyền, Ô dược còn rất nhiều những công dụng hữu ích khác như chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ngoài ra còn các tác dụng khác như giảm đau, hành khí,…
administrator
CÂY SỮA

CÂY SỮA

Cây sữa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây hoa sữa, mồng cua, mò cua, mùa cua. Cây sữa hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cây hoa sữa. Một loài cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng được trồng ven khắp các đường đi trên phố. Cây hoa sữa có một mùi hương rất đặc trưng và sẽ có một số người dị ứng với mùi của nó. Không chỉ với công dùng là một loại cây bóng mát, cây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả. Cây sữa có tác dụng phát hãn, chỉ thống, thông kinh, bình suyễn, tiêu tích và trừ đờm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BA GẠC

BA GẠC

Cây Ba gạc là loại thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng, nổi bật là cao huyết áp, rối loạn nhịp tim,.. Đồng thời cũng có tác dụng an thần và gây ngủ.
administrator
CÂY CỨT LỢN

CÂY CỨT LỢN

Cây cứt lợn tưởng chừng chỉ là một loại cỏ dại nhưng ít ai biết được chúng mang bản chất dược tính cao với nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh, nhất là trong việc điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm họng rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHÂN TRẦN

NHÂN TRẦN

Nhân trần là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0.5 – 1 m. Thân tròn, mọc đứng, cứng có nhiều lông. Toàn thân và lá có mùi thơm. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, có lông, gân lá, mép lá có răng cưa.
administrator