CÀ DẠI HOA TRẮNG

Cà dại hoa trắng là cây thân thảo mọc hoang nhiều ở nước ta. Loài cây này thường được dùng làm dược liệu có tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, trừ ho, chữa đau bụng, đau răng, đau nhức xương khớp, chứng khó tiểu tiện...

daydreaming distracted girl in class

CÀ DẠI HOA TRẮNG

Giới thiệu về dược liệu 

Cà dại hoa trắng là cây thân thảo mọc hoang nhiều ở nước ta. Loài cây này thường được dùng làm dược liệu có tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, trừ ho, chữa đau bụng, đau răng, đau nhức xương khớp, chứng khó tiểu tiện,... Ngược lại với ưu điểm chữa được nhiều bệnh, nhược điểm của dược liệu này gây tác hại cho người bị tăng nhãn áp. Ngoài ra, quả có thể sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày với nhiều món ăn lạ miệng.

Tên gọi khác: Cà pháo, cà hoa trắng, bạch gia, cà dại, pháo gia, cà trắng, cà nước, cà hoang,..

Tên khoa học: Solanum torvum Swartz.

Họ: Cà/ Khoai tây (danh pháp khoa học: Solanaceae)

Cà dại hoa trắng là loài thân thảo, nhỏ, chiều cao trung bình từ 2 – 3 mét

Đặc điểm nhận dạng

Cà dại hoa trắng là loài thân thảo, nhỏ, chiều cao trung bình từ 2 – 3 mét. 

Thân ít gai, có nhiều cành mềm, dễ bị bẻ gãy và được phủ nhiều lông hình sao. Một số cành nhỏ có gai nhọn thưa thớt. 

Lá mọc so le, mặt trên lá màu xanh cùng nhiều gân hiện rõ, mặt trên có màu trắng và một ít bụi lông mịn. Phiến lá hình trứng rộng 6-18cm và dài 8-10cm, được chia thành nhiều thùy, cuống lá dài từ 1 – 10cm.

Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, có 5 cánh, mặt ngoài có lông và hoa có màu trắng. Nhụy của hoa có màu vàng. 

Quả có dạng hình cầu, bề mặt nhẵn, màu xanh, đường kính 11-15mm và khi chín chuyển từ màu xanh dần sang màu vàng. Quả thường ra vào tháng 4 – 7 mỗi năm. 

Lưu ý: Cần phân biệt cà dại hoa trắng với cà pháo dùng để làm thực phẩm 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Cà dại hoa trắng mọc hoang ở khắp nơi, thường thấy ở những bãi trống, ven đường và đặc biệt nhiều nhất ở miền núi.

Người ta dùng rễ thu hái quanh năm. Đào về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Người ta còn dùng quả hái khi chưa chín hẳn.

Thành phần hóa học 

Quả cà dại hoa trắng phơi khô chứa protein 8,3g, chất béo 1,7g, chất vô cơ 5,1g, carbohydrat 55g. Thành phần vô cơ bao gồm Ca 390mg, P 180mg, Fe 22,2 mg. Ngoài ra, quả còn chứa sitosterol - D - glucosid, solasonin, carpesterol.

Lá chứa một số chất như: saponin sterohe, sapogenin, neoclorogenin, panicucogenin, neosolaspigenin, solaspigenin, torvonin A, torvonin B, octancosanyl triacontanoat, 5 - hexatriacontanon, triacontanon, 3 - triacontanon, acid tetratriacontanoic,…

Rễ chứa Jurubin.

Tác dụng - Công dụng 

Cà dại hoa trắng thường được dùng để điều trị một số căn bệnh như:

  • Làm dịu vết ong đốt.

  • Điều trị nứt gót chân, nứt gan bàn chân (dùng quả).

  • Điều trị chứng đau răng, sâu răng (dùng rễ).

  • Chữa đau dây thần kinh và đau lưng.

  • Điều trị ho mãn tính.

  • Dùng quả làm thức ăn như một loại rau xanh.

  • Điều trị chứng khó tiểu tiện.

  • Trị đau bụng ở trẻ em.

Cách dùng - Liều dùng 

Dược liệu được dùng ở dạng sắc uống hoặc ngâm, đắp. 

Liều dùng trung bình từ 10 – 20g/ ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cà dại hoa trắng:

Bài thuốc giúp làm dịu vết ong đốt

  • Dược liệu gồm: quả cà dại hoa trắng và 1 ít lá lốt.

  • Rửa sạch hai dược liệu trên, sau đó giã nát và vắt lấy nước, thoa lên chỗ bị đốt.

Bài thuốc chữa gót chân, chữa nứt gót chân

  • Dược liệu: lá phèn đen và lá chè xanh mỗi thứ từ 20 – 30g, lá lốt và quả cà dại hoa trắng mỗi thứ 20g.

  • Dùng lá chè xanh và lá phèn đen sắc lấy nước đặc, sau đó ngâm rửa chân trong 5 – 10 phút. 

  • Tiếp tục dùng lá lốt và quả cà dại, giã nát và thêm ít nước, sử dụng bông thấm dung dịch này và thoa lên vùng da chân nứt nẻ.

Bài thuốc chữa đau nhức răng, sâu răng

  • Dược liệu: 10g vỏ cây lai, 10g vỏ cây trầu, 10g rễ cây chanh và 10g rễ cây cà dại

  • Rửa sạch các dược liệu trên, sau đó sắc đặc và dùng nước ngậm rồi nhổ đi.

Lưu ý: Không áp dụng cho người bị tăng nhãn áp.

Bài thuốc trị trẻ em bị đau bụng

  • Dược liệu: 1 ít hoa cà dại.

  • Rửa sạch, đem dược liệu vào một cốc với nước sôi và ủ trong một vài phút và cho trẻ uống (kiểm tra để tránh nước quá nóng gây bỏng cho bé, nên chờ để nước ấm rồi mới cho trẻ uống)

Bài thuốc chữa ho mãn tính

  • Dược liệu: 10 – 15g rễ cà dại.

  • Sắc uống.

  • Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi hẳn.

Bài thuốc chữa chứng khó tiểu tiện

Dược liệu: lá tươi của cây cà dại và cành lá của cây đơn buốt.

Rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó thái nhỏ rồi cho chúng vào nước sôi, thực hiện như cách pha trà và sử dụng như uống trà.

Bài thuốc chữa đau dây thần kinh và đau lưng

Dược liệu: 20g kê huyết đằng, 20g lá lốt, 20g cà dại hoa trắng, 20g dây gấm và 20g thổ phục linh.

Đem sao vàng và sắc uống.

Mỗi ngày dùng 1 thang. Dùng liên tục ít nhất 10 thang để nhận kết quả tốt.

Lưu ý

  • Không nên sử dụng dược liệu này đối với phụ nữ mang thai.

  • Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn cây này với các loại cà dại khác, bởi một số loại cà dại có độc tính cao, rất nguy hiểm khi sử dụng như gây ngộ độc như cây cà độc dược.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
MỘC QUA

MỘC QUA

Mộc qua là 1 vị thuốc khá phổ biến và được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền nhằm hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý như thấp khớp, kiết lỵ, thổ tả, viêm ruột, tê thấp, phù nề, bệnh thiếu vitamin B1, hội chứng thiếu vitamin C như bệnh Scorbut, đau thần kinh, đau nửa đầu, đột quỵ và tình trạng trầm cảm,…
administrator
THIÊN HOA PHẤN

THIÊN HOA PHẤN

Thiên hoa phấn là một loại dược liệu có nguồn gốc từ đất nước tỷ dân Trung Quốc. Là một vị thuốc trong Y học cổ truyền, Thiên hoa phấn có rất nhiều các tác dụng hữu ích đối với sức khỏe như tiêu viêm, thanh nhiệt, chữa nóng sốt,…và do đó có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa bệnh trong Đông y. Sau đây là những thông tin về dược liệu Thiên hoa phấn.
administrator
DẦU GIUN

DẦU GIUN

Cây dầu giun, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cây thanh hao dại, thổ kinh giới. Cây Dầu giun có tên như vậy vì cây có tinh dầu chữa giun và để phân biệt cây Sử quân tử có tên khác là “Cây giun”. Ngoài tác dụng chữa giun, cây còn có nhiều tiềm năng điều trị bệnh khác, được chứng minh qua các nghiên cứu gần đây. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator
XƯƠNG KHỈ

XƯƠNG KHỈ

Xương khỉ là một loại thảo dược phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý. Loại cây này có tên khoa học là Clinacanthus nutans, thuộc họ Acanthaceae, phân bố ở các khu vực nhiệt đới châu Á. Xương khỉ có thành phần hóa học phong phú, đặc biệt là axit ursolic và oleanolic, flavonoid, polypeptide, carotenoid và tinh dầu, giúp nó có tác dụng kháng viêm, chống oxi hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch.
administrator
BỒ BỒ

BỒ BỒ

Bồ bồ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nhân trần, tuyến hương lam, chè nội, hoắc hương núi, nhân trần hoa đầu, chè đồng, chè cát, chè nội. Cây bồ bồ là một vị thuốc quý có tác dụng trị viêm gan và các bệnh lý về gan rất hiệu quả. Ngoài ra bồ bồ dược liệu còn có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, sơ phong, lợi thấp, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU SAM

RAU SAM

Theo Y học cổ truyền, rau Sam có vị chua, tính hàn, không độc, quy kinh tâm, can và tỳ, có tác dụng: Kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt,…
administrator
DÀNH DÀNH

DÀNH DÀNH

Cây dành dành, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thủy hoàng chi, chi tử, mac làng cương. Dành dành (Chi tử) là cây mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở nước ta. Cây Dành dành được trồng làm cảnh, quả được lấy làm màu vàng nhuộm trong thực phẩm (bánh xu xê, thạch). Ngoài những công dụng như trên cây dành dành còn có công dụng như một vị thuốc trong Đông Y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỦ DÒM

CỦ DÒM

Củ dòm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ gà ấp, phấn phòng kỷ, hán phòng kỷ, phòng kỷ, thạch thiềm thừ. Củ dòm hay còn gọi là Củ gà ấp thường được sử dụng để điều trị nhức mỏi, phong tê thấp, đau bụng, ung nhọt cứng, áp xe. Ngoài ra, nấu nước dùng uống có thể chữa đau dạ dày, lỵ ra máu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator