DỨA DẠI

Dứa dại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dứa rừng, dứa gai, dứa núi.

daydreaming distracted girl in class

DỨA DẠI

Đặc điểm tự nhiên

Dứa dại là một loài cây nhỏ, cao khoảng từ 1-2m. Thân gỗ phân nhánh, mang nhiều ngấn ngang là những sẹo do lá rụng để lại và những rễ phụ.

Lá mọc tập trung ở ngọn thân, cứng, hình dải, dài khoảng 0.7-0.8m, rộng 4cm, gốc thành bẹ to, đầu có hình mũi nhọn sắc, mép và gân có gai cứng, mặt trên màu xanh sẫm bóng, mặt dưới xanh nhạt.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân hay kẽ lá gồm hoa đực và hoa cái hợp thành bông bao bọc trong mo. Hoa đực có nhiều nhị còn hoa cái có một số lá noãn.

Quả phức to, có cuống mập, hình trứng hay gần tròn, nhiều quả hạch, khi chín có màu vàng. 

Mùa hoa quả bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5.

Ở Việt Nam, cây được trồng và mọc dại ở rất nhiều nơi. Có nơi trồng lấy lá dệt chiếu và túi. Chúng thường mọc ở những nơi như: dọc bờ ngoài nước mặn, ven biển, rừng ngập mặn, các bãi ẩm có cát hoặc dọc bờ sông, bờ ao ở trong đất liền. Những địa phương có nhiều cây Dứa dại là: Hòa Bình, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận, Kiên Giang, Đồng Nai,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Bộ phận dùng: Rễ, hoa, quả, lá và đọt non của cây dứa dại đều có thể được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Có thể thu hái lá, đọt non và rễ của cây quanh năm. Nếu dùng rễ chỉ thu hoạch những rễ bám đất, không nên dùng rễ nằm sâu dưới đất. Quả nên thu hái vào mùa đông.

Chế biến: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm hàng rào và có hoa thơm, nhiều nơi trồng lấy lá dệt chiếu và túi.

Người ta dùng đọt non để ăn, phần trắng và mầm của cuống lá đôi khi cũng được dùng để ăn. Đọt non và rễ còn được dùng làm thuốc. Rễ lấy về (rễ non chưa bám đất tốt hơn) thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Cây dứa gỗ rừng chứa physcion, cirsilineol, acid palmitic, acid stearic, triacetyl – 1, beta – sitosterol, stigmasterol, campesterol, daucosterol, beta – sitostenon, stigmast – 4 -en – 3,6-dion.

Hạt phấn hoa và lá bắc rất thơm, khi chưng cất cho nước thơm. Phần ngoài của hoa, lá chứa tinh dầu chứa 70% là methyl ether của beta – phenyl ethyl alcol.

Hoa nở chứa 0.1 – 0.3% tinh dầu trong đó có ancol benzylic, geraniol, linalool, linalyl axetat, bromostyrene, phenyl alcol, aldehyd.

Tác dụng

+Quả có tác dụng cường tâm, phá tích trệ, ích huyết, giải độc rượu, bổ tỳ vị và tiêu đờm.

+Đọt có tác dụng lương huyết, sinh cơ, thanh nhiệt, tán nhiệt độc, sinh cơ và chỉ huyết.

+Hoa có tác dụng trừ thấp nhiệt, thanh nhiệt, cầm tiêu chảy do nhiệt độc và lợi thủy.

+Chủ trị: sỏi thận, cảm sốt, viêm đường tiết niệu, thấp khớp, lòi dom, đinh râu, ho,…

+Tác dụng hạ đường huyết và hạ mỡ máu của chiết xuất ​​quả Dứa dại giàu caffeoylquinic acid đã được nghiên cứu.

+Tác dụng chống xơ vữa động mạch và tăng cholesterol máu thông qua việc điều hòa thụ thể lipoprotein mật độ cao (HDL).

Công dụng

Quả có vị ngọt, tính bình.

Rễ có vị ngọt nhạt, tính mát.

Đọt có vị ngọt, tính hàn.

Hoa có vị ngọt, tính lạnh.

Và sau đây là các công dụng của cây dứa dại:

+Điều trị đau nhức do chấn thương.

+Điều trị chứng xơ gan, cổ trướng và phù thũng.

+Điều trị ho do cảm mạo.

+Điều trị chứng phù thũng, tiểu buốt, tiểu ra sỏi, máu.

+Điều trị chân tay vật vã, nóng, người bồn chồn.

+Điều trị vết loét sâu gây hoại tử.

+Điều trị bệnh lòi dom (bệnh trĩ)

+Điều trị bệnh tiểu đường, tiểu buốt, tiểu đục.

+Điều trị bệnh viêm gan do siêu vi.

+Điều trị chứng say nắng và cảm nắng.

+Điều trị mắt sinh màng mộng khiến khả năng nhìn suy giảm.

+Điều trị chứng kiết lỵ.

+Điều trị cảm lạnh.

+Điều trị thấp khớp.

+Điều trị mẩn ngứa, viêm da.

+Điều trị viêm đường tiết niệu.

Liều dùng

Có thể dùng dứa dại ở dạng sắc uống hoặc dạng đắp ngoài. Nếu dùng uống, bạn nên sử dụng theo liều lượng như sau:

Quả dứa rừng: 30 – 40g/ ngày.

Đọt non cây dứa rừng: 20 – 30g/ ngày.

Rễ cây dứa rừng: 10 – 15g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Hầu hết các bộ phận của cây dứa rừng đều có tính lạnh, do đó nên thận trọng khi dùng cho người có tỳ vị hư hàn.

 

Có thể bạn quan tâm?
THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA

THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA

Thất diệp nhất chi hoa là một dược liệu được sử dụng rất lâu đời, biết đến với công dụng thanh nhiệt giải độc, điều trị trong trường hợp bị rắn độc hay côn trùng cắn. Bên cạnh đó, dược liệu này còn thường được sử dụng để trị các bệnh viêm da, mụn nhọt, viêm tuyến vú, nhất là ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu loại thảo dược này trong điều trị ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thất diệp nhất chi hoa, công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator
CHÈ VẰNG

CHÈ VẰNG

Cây chè vằng là một loại cây mọc tự nhiên ở các vùng núi và miền Trung của Nhật Bản, thường được dùng làm thuốc chữa mẩn ngứa, vết thương, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở.
administrator
PHẬT THỦ

PHẬT THỦ

Khi nói đến Phật thủ người dân sẽ liên tưởng ngay đến thứ quả của cây này được dùng để thờ cúng, làm bánh mứt hay nấu chè vào các dịp lễ Tết của người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đây còn là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà ngày càng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của dân gian.
administrator
MANUKA

MANUKA

- Tên khoa học: Leptospermum scoparium - Họ Sim (Myrtaceae)
administrator
BẠI TƯƠNG THẢO

BẠI TƯƠNG THẢO

Bại tương thảo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bại tương, khô thán, cây trạch bại, cây lộc trường, khổ chức, mã thảo, kỳ minh, lộc thủ. Bại tương thảo là loại dược liệu đóng vai trò quan trọng đối với một số loại bệnh. Tuy nhiên. Bại tương thảo là cây thuốc có nhiều tác dụng quý như trị mụn đinh nhọt, đau lưng hậu sản, viêm ruột thừa, táo bón, viêm gan vàng da… Bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn dưới đây để tránh gặp phải tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, cây lại không phổ biến và ít người biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CẨU TÍCH

CẨU TÍCH

Cẩu tích hay còn gọi là cây lông cu ly, là một loại thảo dược quý có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa phong thấp. Với nhiều công dụng hữu ích, loại thảo dược này được dùng để chữa đau lưng, mỏi gối, đi tiểu nhiều lần, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay, co thắt, bạch đới ở phụ nữ
administrator
RAU MÁ

RAU MÁ

Rau má có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Do đó thường sử dụng rau má để làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sảy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….
administrator
CỐT TOÁI BỔ

CỐT TOÁI BỔ

Cốt toái bổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tổ diều, hầu khương, thân khương, hồ tôn khương, cây tổ phượng, bổ cốt toái. Cốt toái bổ là vị thuốc quý trong Đông y, được dùng để chữa rất nhiều bệnh. Kèm theo đó cốt toái bổ còn có thể dùng để làm mạnh gân xương, hoạt huyết dưỡng máu, cầm máu, bổ thận và giảm đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator