PHẬT THỦ

Khi nói đến Phật thủ người dân sẽ liên tưởng ngay đến thứ quả của cây này được dùng để thờ cúng, làm bánh mứt hay nấu chè vào các dịp lễ Tết của người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đây còn là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà ngày càng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của dân gian.

daydreaming distracted girl in class

PHẬT THỦ

Giới thiệu về Dược liệu Phật thủ

- Khi nói đến Phật thủ người dân sẽ liên tưởng ngay đến  thứ quả của cây này được dùng để thờ cúng, làm bánh mứt hay nấu chè vào các dịp lễ Tết của người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đây còn là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà ngày càng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của dân gian. Bên cạnh đó, Phật thủ được sử dụng trong các bài thuốc chữa trị các chứng bệnh về tiêu hóa rất hiệu quả. Theo quan niệm của người dân, loài quả này có hình dáng rất giống như bàn tay của Đức Phật nên quả được trang trí trong các mâm bàn thờ cúng ngày Tết với ý nghĩa rất thiêng liêng.

- Tên khoa học: Citrus medica L. Var. Sarcodactylis (Noot.) Swingle.

- Họ khoa học: Rutaceae (họ Cam chanh).

- Tên gọi khác: Bàn tay Phật, Kim phật thủ, Phật thủ hương duyên, Phúc thọ cam,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Phật thủ

- Đặc điểm thực vật:

  • Phật thủ thuộc loại cây nhỡ hoặc cây nhỏ. Với chiều cao có thể lên đến 2,5 m. Toàn cây có màu xanh và tốt quanh năm.

  • Thân cây Phật thủ thẳng, có gai rải rác trên thân, các cành cây khi non có màu tím và chuyển sang màu xanh khi về già.

  • Lá cây có kích thước khá lớn, có hình dạng hình bầu dục, mép lá có răng cưa. Mặt trên và mặt dưới đều nhẵn không có lông. Chóp lá hơi tròn và thuôn lại ở gốc lá.

  • Hoa của cây có màu trắng và có mùi rất thơm.

  • Quả là bộ phận độc đáo nhất của cây khi có hình dáng giống bàn tay Phật. Màu quả có màu xanh đến màu xanh thêm màu vàng sẫm. Bên trong lõi quả khi nếm sẽ có vị đắng.

- Phân bố dược liệu: 

  • Cây Phật thủ được sử sách ghi chép đã được trồng từ thời cổ đại và bắt nguồn từ đất nước Ấn Độ và Myanmar. Ngày nay, cây được phân bố rộng rãi ở các nước có khí hậu nhiệt đới & cận nhiệt đới thuộc khu vực châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Úc, Thái Lan. Cây còn được trồng ở khu vực phía Nam của châu Mỹ. 

  • Ở Việt Nam, Phật thủ được trồng phổ biến và phân bố rải rác ở các tỉnh miền Núi phía Bắc vào đến các tỉnh vùng Đồng Bằng phía Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: nhiều bộ phận của dược liệu Phật thủ có thể được sử dụng để làm thuốc với nhiều tác dụng điều trị, thường sử dụng quả và rễ. Ngoài ra có thể dùng cả lá của dược liệu.

- Thu hái: tùy từng bộ phận phải thu hái vào những thời điểm khác nhau để cho hiệu quả cao. Rễ của dược liệu sẽ được hái vào mùa thu, quả thì sẽ được thu hái vào mùa đông và lá sẽ được thu hái và sử dụng quanh năm.

- Chế biến: các bộ phận sau khi được thu hái về thì rửa sạch đất cát bụi bẩn bám lên. Sau đó đem phơi âm can hoặc sấy nhẹ cho đến khi khô. Dược liệu khô có thể thái nhỏ để sử dụng dần dần.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo thoáng mát.

Thành phần hóa học của Phật thủ

Dược liệu Phật thủ có những thành phần hoạt chất sau:

- Quả: chứa nhiều flavonoid của nhóm họ Cam như hesperidin, 3, 5, 6 - trihydroxy-4’, 7 - dimethoxyflavone; 3, 5, 6 - trihydroxy - 3’, 4’, 7 – trimethoxyflavone. Bên cạnh đó quả Phật thủ còn chứa vitamin C. Một số hoạt chất khác cũng được tìm thấy trong quả như sterolin, limettin, xitropen,…

- Rễ: có chứa các hoạt chất như campesterol, stigmasterol, sitosterol,…

- Vỏ quả: chứa nhiều flavonoid của các loại Citrus như hesperidoside, naringoside, ecryodietyoside, rutin,...  Ngoài ra còn có cả nhóm coumarin.

- Tinh dầu: được tìm thấy ở cây, lá, hoa và quả của Phật thủ.

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của Dược liệu Phật thủ

Dược liệu Phật thủ có các tác dụng dược lý như:

- Kháng khuẩn và kháng nấm: dịch chiết ethanol của dược liệu Phật thủ cho tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm như Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa,... Ngoài ra còn cho tác dụng ức chế một số loại nấm như Aspergillus flavus and A. niger, Candida Albicans,…

- Chống oxy hóa và chống viêm: nhờ có hàm lượng các hợp chất flavonoid và polyphenol khá cao, đặc biệt ở các bộ phận của cây như quả và lá nên Phật thủ cho tác dụng chống oxy hóa và chống viêm khá tốt. Ngoài ra, trong rễ của cây còn phân lập được một hoạt chất thuộc nhóm coumarin (citrumedin – B) cũng cho tác dụng kháng viêm tiềm năng

- Chống viêm loét dạ dày – tá tràng: dịch chiết nước từ quả cây Phật thủ cho tác dụng bảo vệ dạ dày của chuột thí nghiệm trong thử nghiệm dược lý in vivo.

- Hỗ trợ giảm đường huyết, ngăn ngừa tiến triển đái tháo đường: các nghiên cứu đã chỉ ra Phật thủ cho tác dụng hạ đường huyết đói, giảm dung nạp đường quá mức sau khi ăn. Kích thích tiết insulin và tăng tác dụng của insulin đối với cơ thể.

Tác dụng – công dụng theo y học cổ truyền của dược liệu Phật thủ

- Tính vị: vị cay đắng và chua, tính ôn

- Quy Kinh: vào Phế và Tỳ.

- Công năng: lý khí, cầm nôn mửa, bổ tỳ dưỡng vị, hóa đờm, chỉ khái,...

- Chủ trị: chữa trị các triệu chứng của đường tiêu hóa như chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, viêm loét dạ dày, ợ nóng và ợ hơi. Ngoài ra còn có tác dụng trị đau nhức mỏi lưng, hóa đờm, chữa đau gan và đau dạ dày.

Cách dùng – Liều dùng của dược liệu Phật thủ

- Cách dùng: có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột để uống.

- Liều dùng: liều dùng của Phật thủ hằng ngày khoảng từ 3 – 6 g. 

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Phật thủ

- Bài thuốc điều trị ăn uống không tiêu và trợ tiêu hóa:

  • Chuẩn bị: 50 g Phật thủ, 12 g Tiểu hồi hương, 12 Xuyên tiêu và 12 g Sa nhân.

  • Tiến hành: Phật thủ thái thành lớp mỏng rồi đem đi hong gió. Sau đó tán tất cả các vị thuốc thành bột rồi hòa với nước sôi để uống. Uống 2 lần mỗi ngày và nên sử dụng trong khoảng 2 đến 3 ngày.

- Bài thuốc trị bệnh viêm dạ dày lâu ngày:

  • Chuẩn bị: 10 – 15 g Phật thủ tươi hoặc 6 g Phật thủ khô. 

  • Tiến hành: Phật thủ đem đi ngâm trong nước sôi và uống như uống trà.

- Bài thuốc trị các chứng ăn không tiêu, chán ăn, buồn nôn, đau mỏi lưng, ngực sườn chướng đau hoặc nhiều đờm:

  • Chuẩn bị: 30 g dược liệu Phật thủ và 5 L rượu trắng.

  • Tiến hành: Phật thủ đem đi thái nhỏ rồi ngâm với rượu trắng trong khoảng thời gian 10 ngày. Uống 1 lần mỗi 5 ngày và mỗi lần uống khoảng 15 – 20 mL.

- Bài thuốc chữa chứng ho suyễn, ho nhiều đờm và khó thở:

  • Chuẩn bị: 9 – 15 g Phật thủ, 5 – 9 g củ Gừng và 9 g lá Hoắc hương.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc chữa đau bụng do lạnh:

  • Chuẩn bị: 10 g Phật thủ tươi và 6 g Thanh bì.

  • Tiến hành: 2 loại dược liệu trên đem đi sắc chung với nhau để uống. Hoặc cũng có thể sử dụng Phật thủ kèm với 3 g Cam thảo, 15 g Sa Nhân, 6 g Ô dược, 15 g Bạch thược và 10 g Hương phụ sắc thuốc uống.

Lưu ý khi sử dụng Dược liệu Phật thủ

- Phật thủ là một loài cây phổ biến và được nhân dân sử dụng nhiều trong các bữa ăn uống cũng như các bài thuốc, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý khi sử dụng:

  • Dược liệu dễ bị giả mạo nên cần phải lựa chọn nguồn uy tín để sử dụng có hiệu quả.

  • Không nên sử dụng Phật thủ đã trưng thờ cúng lâu ngày vì bị các tác động của môi trường sẽ dẫn đến kém hiệu quả.

  • Các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, người dị ứng với dược liệu cần cẩn thận khi sử dụng.

- Các bài thuốc có dược liệu Phật thủ còn có sự kết hợp với nhiều loại dược liệu khác nên cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ. 

 

Có thể bạn quan tâm?
GÁO

GÁO

Cây gáo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Gáo vàng, huỳnh bá, gáo nam, cây thiên ngân. Cây gáo còn được gọi với tên khác là cây thiên ngân, một loại cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê. Theo kinh nghiệm dân gian, loại cây này được sử dụng để làm vị thuốc do có chứa các thành phần với dược tính tốt. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ các loài gáo trắng, gáo vàng và gáo đỏ để dùng đúng mục đích. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐẬU ĐEN

ĐẬU ĐEN

Đậu đen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ô đậu, hắc đại đậu, hương xị. Hạt Đậu đen là một loại ngũ cốc dinh dưỡng vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Ngoài vai trò là một loại thực phẩm ra, loại đậu này còn là nguyên liệu để chế biến thành các bài thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ME RỪNG

ME RỪNG

Tên khoa học: Phyllanthus emblica L. Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu) Tên gọi khác: Chùm ruột núi, Ngưu cam tử, Du cam tử, Mận rừng.
administrator
GAI CUA

GAI CUA

Gai cua, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mùi cua, cây cà dại hoa vàng, cây gai ma, cây lão thử lặc, cây cà gai. Cây gai cua hiện đang được y học cổ truyền một số nước như Ấn Độ, Nepal sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây chứa các chất có tác dụng sát khuẩn, nhuận tràng, chống nấm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CẢO BẢN

CẢO BẢN

Cảo bản là dược liệu mọc tự nhiên, sau được trồng ở Trung Quốc với nhiều công dụng như: chữa cảm phong hàn, đau đầu, kinh nguyệt không đều, liệt nửa người, ghẻ, mẩn ngứa, gàu,…
administrator
LƯỢC VÀNG

LƯỢC VÀNG

Cây Lược vàng có nguồn gốc từ Mexico và du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước. Công dụng của cây Lược vàng ban đầu sử dụng để làm cảnh, sau đó được sử dụng để làm thuốc & ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng bao gồm đối với các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng.
administrator
DƯA GANG TÂY

DƯA GANG TÂY

Dưa gang tây, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dưa tây, chùm hoa dưa, lạc tiên bốn cạnh. Dưa gang tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thích hợp trồng ở vùng có khí hậu nóng ẩm, có tác dụng an thần gây ngủ, giảm ho, tốt cho đường hô hấp. Tuy nhiên cần cẩn thận, không sử dụng dưa gang tây lâu ngày với liều lượng cao vì dễ gây tích tụ chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TRẠCH TẢ

TRẠCH TẢ

Trạch tả (Alisma plantago-aquatica) là một loài thực vật nước ngọt thuộc họ Alismataceae. Thân của trạch tả thường có kích thước khoảng 30-80cm, lá hình bầu dục và hoa có màu trắng nhạt. Trong Y học cổ truyền, trạch tả được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, tiểu đường, tiêu chảy và viêm gan. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trạch tả và những công dụng của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator