RAU MÙI TÂY

Rau mùi tây có tính ôn, vị cay, có tác dụng kháng khuẩn, khử trùng, chống co thắt, điều trị rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, chứng hôi miệng, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, lợi tiểu và dùng trong ẩm thực, để trị sỏi thận, trĩ, rối loạn tiêu hóa, thiếu vitamin A, viêm da.

daydreaming distracted girl in class

RAU MÙI TÂY

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Petroselinum crispum Hoff.

Họ: Hoa tán (Apiaceae).

Tên gọi khác: ngò tây, rau ngò.

Đặc điểm dược liệu

Rau mùi tây là loại cây thân thảo, sống 2 năm, thân thẳng đứng, có xẻ rãnh, có rễ dọc thân. Rễ phát triển thành củ hình trụ, đầu có hình nón. Lá màu xanh, bóng, có cuống dài, thường hình ba cạnh, có chia thùy ở phần phía trên, 2 đến 3 lần xẻ thùy, mép có răng cưa. Tán kép nhỏ không có bao chung, thường mang 3 tán và mỗi tán mang cỡ 10 – 15 hoa trắng hoặc lục vàng nhạt. Có 5 lá đài nhỏ và có 5 cánh hoa nguyên, có 2 vòi nhụy. Quả nhỏ hình cầu. Khi vò toàn cây có mùi thơm dễ chịu.

Mùi tây có 3 loại chính:

- Mùi tây thường (Petroselinum crispum): lá dẹt thường trồng ở nơi có khí hậu ấm.

- Mùi tây lá xoăn (Petroselinum neapolitanum): lá xoăn, hương vị thơm và ngọt hơn, thường trồng ở nơi có khí hậu lạnh, khô, có tuyết (Ý, Pháp và một số nước Đông Âu).

- Mùi tây lấy củ (Petroselinum crispum tuberosum) 

Trong đó, mùi tây lá phẳng Italia và loại lá xoăn Pháp thường được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Phân bố, sinh thái

Rau mùi tây có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải. Ngày nay, cây được trồng và sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới làm rau ăn gia vị như Tỏi, Hành... Loại mùi tây lấy củ được trồng nhiều ở các nước Châu Âu, Nga (miền nam Siberi, Moskva và Viễn Đông), trừ Pribaltic và Scandinavia. Loại rau mùi tây lấy lá thường được trồng ở các vĩ độ cao hơn, khí hậu lạnh hơn như Bắc Mỹ, Canada. Ở nước ta, cây được di thực không rõ từ bao giờ.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn thân

Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm. Sau khi hái đem về rửa sạch và phơi khô

Bảo quản: ở nhiệt độ phòng

Thành phần hóa học 

Rau mùi tây chứa nhiều vitamin, carotenoid, flavonoid, apiol, các terpenoid, coumarin, tocopherol, phenylpropanoid, phthalates và một số chất béo, chất khoáng khác:

- Lá chứa hàm lượng cao vitamin (A, C và K), β- carotene, lutein, zeaxanthin, folate, choline, niacin, axit pantothenic.

- Rễ chứa nhiều chất khoáng như canxi, kali, magnesi, phospho, sắt, natri, kẽm, boron, florua, apigenin.

- 2,5-6% tinh dầu tùy từng loại bao gồm apiol (55-65%) hoặc alyl-tetrametoxybenzen (50-60%), tecpen, apein, pinen 

- Hạt mùi tây chứa 20% chất béo, hạt chứa coumarin.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền, rau mùi tây có tính ôn, vị cay, có tác dụng kháng khuẩn, khử trùng, chống co thắt, điều trị rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, chứng hôi miệng, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, lợi tiểu và dùng trong ẩm thực, để trị sỏi thận, trĩ, rối loạn tiêu hóa, thiếu vitamin A, viêm da. 

Theo y học hiện đại, rau mùi tây có công dụng:

- Giảm nguy cơ ung thư: Dược liệu chứa lượng lớn hoạt chất flavonoid (apigenin) có tác dụng chống viêm và chống ung thư khá tốt.

- Hỗ trợ sức khỏe xương: Mùi tây chứa nhiều vitamin K là dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của xương, giúp kích hoạt một số protein làm tăng mật độ khoáng xương, giúp làm giảm nguy cơ loãng và gãy xương

- Bảo vệ mắt: Zeaxanthin, Lutein và beta carotene trong rau mùi tây có tác dụng bảo vệ mắt, thúc đẩy thị lực, ngừa thoái hóa điểm vàng, giúp mắt khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, lượng lớn vitamin A có tác dụng bảo vệ giác mạc, giúp mắt tránh khỏi những tổn thương do tác nhân từ bên ngoài gây ra.

- Cải thiện sức khỏe tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

- Tác dụng kháng khuẩn: Rau mùi tây có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm men, nấm mốc và một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng như S. aureus, Listeria và Salmonella

- Ngăn ngừa sỏi thận: rau mùi tây có tác dụng giúp tăng lượng nước tiểu và giảm bài tiết canxi trong nước tiểu và ngăn ngừa hình thành sỏi thận

- Điều hòa kinh nguyệt: Hoạt chất myristicin và apiole trong rau mùi tây có thể giúp tăng sản xuất estrogen và cân bằng hormone. Bên cạnh đó, dược liệu còn hoạt động như một chất kích thích chu kỳ kinh nguyệt (emmenagogue), giúp điều hòa kinh nguyệt

- Kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện chức năng gan.

Ngoài ra, rau mùi tây còn hỗ trợ cải thiện các bệnh lý như:

- Viêm phế quản, hen hoặc ho

- Sốt rét

- Chữa vết thương ngoài da do côn trùng cắn

- Mặt nạ điều trị da (thường dành cho người có loại da dầu)

Cách dùng - Liều dùng 

​​​Liều dùng hằng ngày: 4-6g dưới dạng pha trà, thuốc sắc, thuốc đắp ngoài hoặc trong chế biến món ăn.

Liều dùng tối đa mỗi ngày là 25 – 50 gram.

Lưu ý

- Không nên sử dụng khi sởi đã mọc đều hoặc trong thời kỳ phục hồi sau bệnh sởi.

- Phụ nữ mang thai không nên dùng mùi tây trong một thời gian dài hoặc dùng với liều lượng quá cao vì các thành phần hoạt chất trong dược liệu có tác dụng co bóp tử cung. Do đó, có thể gây sẩy thai hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé.

- Người mắc chứng máu khó đông hoặc vừa mới phẫu thuật không nên dùng mùi tây vì dược liệu này chứa nhiều vitamin K gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

- Không sử dụng mùi tây nếu đang dùng thuốc chống chông máu như warfarin (Coumadin) để tránh hiện tượng tương tác thuốc

- Không nên dùng mùi tây khi đang dùng thuốc lợi tiểu để tránh tình trạng mất nước quá mức gây suy nhược cơ thể và một số vấn đề sức khỏe khác.

- Người bị thiếu máu, huyết áp thấp, sỏi thận, ra mồ hôi nhiều, suy nhược cơ thể không nên dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
MƠ TAM THỂ

MƠ TAM THỂ

Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall) là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm, thân tròn, vỏ thân màu xanh tím, bề mặt vỏ thân có nhiều lông tơ màu trắng.
administrator
DÂY GÂN

DÂY GÂN

Dây gân, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây đòn gánh, Đơn tai mèo, Dây đòn kẻ trộm, Dây con kiến, Hạ quả đằng, Seng thanh, Dây râu rồng, Dây xà phòng, Đơn tai. Dây gân còn được nhân dân gọi là Dây đòn gánh hoặc Seng thanh (tiếng Mường). Với công dụng tán huyết ứ, tiêu viêm, thanh nhiệt, hoạt lạc, dây đòn gánh thường được sử dụng trong bài thuốc chữa bỏng, đau nhức xương khớp, bong gân và bầm tím do chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐỖ TRỌNG

ĐỖ TRỌNG

Đỗ trọng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc miên, ngọc ti bì, miên hoa, hậu đỗ trọng, xuyên đỗ trọng. Đỗ trọng là vỏ phơi hoặc sấy khô của cây Bắc đỗ trọng và Nam đỗ trọng. Trong giới Đông y, cây đỗ trọng được xem là một thảo dược quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa trị thận hư, liệt dương, đau lưng, đau chân,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÀ DĂM

CÀ DĂM

Cây cà dăm (Anogeissus Acuminata) là cây gỗ cao 10-20m (cây non 6-9m). Nhánh cây mịn, tán dẹp. Lá cây nhỏ, mọc đối hay gần đối và có lông. Trong dân gian, phần vỏ được dùng làm dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh liệt nửa người (bán thân bất toại), chữa các vết cắn của bọ cạp và rắn.
administrator
TINH DẦU KHUYNH DIỆP

TINH DẦU KHUYNH DIỆP

Tinh dầu khuynh diệp hiện nay đang nổi lên trên thị trường, được sử dụng rộng rãi trong các dạng dầu bôi ngoài hay thuốc giảm ho. Các chuyên gia đã nghiên cứu và áp dụng loại tinh dầu này vào nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe. Một số công dụng đã được biết tới của tinh dầu Khuynh diệp bao gồm thông xoang, giảm đau nhức cơ bắp, giảm căng thẳng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Khuynh diệp và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
RAU BỢ

RAU BỢ

Rau bợ (Marsilea quadrifolia) là cây thân thảo, cao 15 – 20 cm. Cây mọc bò, thân mảnh, có nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ con và 2 lá, có cuống dài 5 -15 cm.
administrator
THÀI LÀI TRẮNG

THÀI LÀI TRẮNG

Thài lài trắng (Commelina communis) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Thài lài trắng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Đạm trúc diệp, rau trai ăn, cỏ lài trắng, cỏ chân vịt. Dược liệu này được sử dụng chủ yếu để điều trị các bệnh về viêm, đau, sưng, đặc biệt là các bệnh về gan, thận và tiết niệu. Ngoài ra, Thài lài trắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn.
administrator
VÔNG NEM

VÔNG NEM

Vông nem (Erythrina variegata) là một loại cây được sử dụng nhiều y học cổ truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các bộ phận của cây được sử dụng như một vị thuốc để điều trị nhiều bệnh như hen suyễn, đau đầu, và giảm đau. Ngoài ra, vông nem còn được sử dụng trong mỹ phẩm và chăm sóc da, vì các hợp chất trong nó có tác dụng làm sáng và làm mềm da. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vông nem và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator