SÀI HỒ

Dược liệu Sài hồ là một loại thuốc Y học cổ truyền rất phổ biến và hữu dụng đối với những người gặp phải chứng bệnh gọi là Can khí uất. Những người bị phải chứng bệnh này thường dễ bực bội, cáu gắt, tinh thần lo lắng, nóng vội và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

daydreaming distracted girl in class

SÀI HỒ

Giới thiệu về dược liệu Sài hồ

- Dược liệu Sài hồ là một loại thuốc Y học cổ truyền rất phổ biến và hữu dụng đối với những người gặp phải chứng bệnh gọi là Can khí uất. Những người bị phải chứng bệnh này thường dễ bực bội, cáu gắt, tinh thần lo lắng, nóng vội và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Đối với loại bệnh này, Sài hồ thực sự là một vị cứu tinh hiệu quả. 

- Sài hồ Bắc là Sài hồ có nguồn gốc từ Trung Quốc và Sài hồ Nam ở nước ta thường gọi là cây Lức. Sau đây là những thông tin chủ yếu về Sài hồ Bắc.

- Tên khoa học: Bupleurum chinense DC.

- Họ khoa học: Umbelliferae (họ Hoa tán).

- Tên gọi khác: Bắc sài hồ, Sà diệp sài hồ, Trúc diệp sài hồ, Ngạnh sài hồ, Thiết miêu sài hồ,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Sài hồ

- Đặc điểm thực vật:

  • Sài hồ Bắc thuộc loại cây bụi, chiều cao thân cây có thể đạt khoảng 0,5 – 3 m. Thây cây có tiết diện hình tròn, các thân non mang màu xanh đậm và có mang 1 ít lông mịn ở ngoài, thân khi già thì sẽ có màu xanh sẫm hoặc màu hơi tía, nhẵn và không có lông. Thân cây chia làm nhiều cành nhỏ đâm ra từ gốc cây.

  • Rễ Sài hồ có màu vàng ngà, dai và có vị đắng, mùi thơm. Chiều dài rễ trung bình từ 6 – 15 cm. Đường kính rễ khoảng 3 – 8 mm và phình to ở phần đầu rễ. 

  • Lá hình thìa hoặc hình mũi mác, thường mọc so le, có cuống ngắn và các gân lá hiện rõ ở mặt dưới. Lá tương đối nhỏ, có chiều dài khoảng 4 – 6 cm và chiều rộng khoảng 1 – 2 cm. Phần mép lá có các răng cưa không đều nhau. Phiến lá dày, mặt trên láng và mặt dưới thì nhẵn. Lá Sài hồ có mùi thơm và hắc. 

  • Sài hồ Bắc có hoa mọc thành cụm. Các cụm hoa có hình tán kép, mọc từ nách lá hoặc mọc ở đầu cành. Có khoảng 4 – 10 cụm hoa, 1 cụm gồm nhiều hoa nhỏ. Các hoa có màu vàng, có các lá hình dải dẹp nhỏ và thuôn nhọn. 

  • Quả Sài hồ có hình bầu dục, chiều dài khoảng 5 mm có ống tinh dầu ở mặt tiếp giáp.

- Phân bố dược liệu: 

  • Sài hồ Bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Tại Trung Quốc, Sài hồ được trồng hoặc mọc dại ở các tỉnh như Nội Mông, Tứ Xuyên, Sơn Tây, Hà Bắc,…

  • Tại nước ta, Sài hồ được du nhập vào từ năm 1994. Ngày nay chúng thường được thấy ở các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc Việt Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường sử dụng phần rễ và lá để làm thuốc.

- Thu hái: thường thu hái quanh năm.

- Chế biến: sau khi thu hái về, phần rễ Sài hồ sẽ đem đi cắt bỏ rễ con rồi rửa sạch đất cát và tạp chất, cuối cùng đem đi phơi khô hoặc sấy khô. Hoặc cũng có thể đem đi tẩm với rượu hoặc sao cùng mật ong để sử dụng dần.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng và tốt nhất là nên bảo quản trong bao bì được đậy kín khi sử dụng để tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Thành phần hóa học của Sài hồ

Dược liệu Sài hồ có các thành phần hóa học như 1 lượng các chất thuộc nhóm tinh dầu, khoảng 0,5% các saponin, các loại ancol như bupleurumola, phytosterol và flavonoid như rutin (trong lá và thân),…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Sài hồ theo Y học hiện đại

Dược liệu Sài hồ có các tác dụng dược lý như sau:

- Giảm lượng lipid huyết và lipid nội tạng như gan.

- Giúp bảo vệ gan và lợi mật.

- Giảm đau rát họng, giảm ho.

- Giúp an thần.

- Kháng viêm, giảm đau, giảm sốt.

- Cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch.

- Kháng khuẩn: nước sắc Sài hồ cho thấy tác dụng ức chế 1 số chủng vi khuẩn như trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, liên cầu khuẩn tán huyết, phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae,…

- Kháng virus và ký sinh trùng: cũng từ nước sắc Sài hồ cho thấy khả năng kháng 1 số chủng virus như virus cúm, virus viêm gan và ký sinh trùng sốt rét,..

Vị thuốc Sài hồ trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn (hoặc một vài tài liệu ghi rằng Sài hồ có tính bình).

- Quy kinh: vào Can và Đởm.

- Công năng: thanh nhiệt, giải uất, phát biểu, thăng dương, điều kinh, hòa lý, sơ can chỉ thống,…

- Chủ trị: 

  • Dạng tươi dùng chữa các chứng như khó tiểu, ngoại cảm, sốt không ra mồ hôi,…

  • Thuốc tẩm sao sử dụng chữa các chứng sốt rét, kinh nguyệt không đều, ù tai, hoa mặt, sở, trẻ nổi đậu,…

Cách dùng – Liều dùng của Sài hồ

- Cách dùng: thường sử dụng ở dạng thuốc sắc và kết hợp với những vị thuốc khác.

- Liều dùng: thường sử dụng khoảng 4 – 16 g mỗi ngày, tuy nhiên liều sử dụng cụ thể sẽ tùy vào tình trạng của người bệnh.

Một số bài thuốc có vị thuốc Sài hồ

Bài thuốc trị đau đầu, cơ thể thường bồn chồn, kích động, giận dữ và mất ngủ:

  • Chuẩn bị: 15 g Sài hồ Bắc, 15 g Cúc hoa, 15 g Đường phèn, 20 g Thảo quyết minh và 100 g Gạo tẻ.

  • Tiến hành: Sài hồ, Thảo quyết minh và Cúc hoa đem đi nấu lấy phần nước và bỏ bã. Nước sắc thu được thì nấu cùng với Gạo tẻ. Khi Gạo chín loãng thành cháo thì thêm Đường phèn vào rồi khuấy đều cho tan. Cuối cùng chia làm 2 phần nhỏ để sử dụng, nên sử dụng cháo khi còn nóng.

Bài thuốc chữa chứng mất ngủ do lo âu, tim đập nhanh hay hồi hộp:

  • Chuẩn bị: 4 g Sài hồ Bắc, 20 g Vỏ hàu, 10 g Phục linh, 5 g Long cốt, 5 g Bạch thược, 5 g Hoàng cầm, 5 g Bán hạ, Duyên đơn, 3 g Quế chi, 3 g Cam thảo và 3 g Nhân sâm.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc cùng với 3 chén nước. Đun cho đến khi nước trong nồi cô lại còn khoảng 1 nửa ban đầu. Chắt lấy phần nước và lọc để loại bỏ bã. Phần nước sắc được chia làm 3 phần nhỏ để sử dụng trong ngày.

Bài thuốc trị cảm mạo thông thường:

  • Chuẩn bị: 12 g Sài hồ Bắc, 12 g Thược dược, 12 g Trần bì, 12 g Phòng phong, 12 g Cam thảo và 12 g Gừng tươi.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc cùng với 500 mL nước. Sắc đến khi nước trong nồi cô lại còn khoảng 200 mL. Cuối cùng chia nhỏ phần nước thuốc sắc làm 3 lần uống trong ngày. Nên sử dụng thuốc khi thuốc vẫn còn ấm.

Bài thuốc trị ngoại cảm:

  • Chuẩn bị: 12 – 16 g Sài hồ Bắc, 8 – 12 g Bán hạ, 8 – 12 g Đảng sâm, 8 – 12 g Hoàng cầm, 4 – 6 g Chích thảo, khoảng 4 đến 6 quả Đại táo và 3 lát Sinh khương (Gừng tươi).

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc cùng với 700 mL nước. Sắc thuốc trên ngọn lửa nhỏ trong vòng khoảng 30 phút thì chắt và lọc lấy phần nước sắc để sử dụng. Nên sử dụng khi thuốc vẫn còn ấm.

Bài thuốc trị sốt rét:

  • Chuẩn bị: 12 – 16 g Sài hồ Bắc, 8 – 12 g Bán hạ, 8 – 12 g Đảng sâm, 8 – 12 g Hoàng cầm, 4 – 6 g Chích thảo, khoảng 4 đến 6 quả Đại táo, Thảo quả và Thường sơn 12 g mỗi vị và 3 lát Sinh khương (Gừng tươi).

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc rồi lấy nước để uống, có thể chia nhỏ phần thuốc sắc làm 3 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày. Sử dụng 1 thang thuốc mỗi ngày.

Bài thuốc chữa tình trạng mỡ trong máu cao:

  • Chuẩn bị: 3 g Sài hồ Bắc và 1 quả La hán.

  • Tiến hành: 2 vị thuốc trên đem đi nấu lấy nước uống. Mỗi ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần uống với lượng là 20 mL.

Lưu ý khi sử dụng Sài hồ

- Những người quá mẫn với những thành phần của Sài hồ thì không được sử dụng dược liệu này.

- Những người có tình trạng sỏi mật, tăng huyết áp kèm những tình trạng đau đầu, chóng mặt,…thì không sử dụng Sài hồ.

- Liều sử dụng giảm xuống so với thông thường đối với những người mắc bệnh lao phổi kèm theo Can khí uất chỉ còn khoảng 4 – 6 g mỗi ngày.

- Phụ nữ có thai và những người xơ giãn tĩnh mạch thực quản thì thận trọng khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH BIỂN ĐẬU

BẠCH BIỂN ĐẬU

Khá nhiều người sẽ xa lạ với cái tên Bạch biển đậu, thế nhưng nếu nhắc đến Đậu ván trắng thì có lẽ được nhiều người biết đến hơn; Đó là một món chè ăn giải nhiệt vào mùa hè nắng nóng. Trong Đông Y, đậu ván không chỉ được dùng để chế biến món ăn thanh nhiệt, giải độc mà còn được sử dụng trong bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể, ăn uống kém, cảm nắng, sốt cao,…
administrator
TỎI

TỎI

Tỏi (Allium sativum) là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và cũng được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi các nghiên cứu y học hiện đại. Tỏi có tính vị cay, hơi đắng và tính ôn, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, giảm cholesterol, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỏi và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
RAU KHÚC

RAU KHÚC

Rau khúc có tính bình, vị ngọt và hơi đắng, không chứa độc, đi vào kinh Tỳ và Phế, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, thư phế, tiêu đờm, chỉ khái, khu phong hàn điều kinh và hạ huyết áp.
administrator
KIỀU MẠCH

KIỀU MẠCH

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum moench Họ: Rau răm (Polygonaceae) Tên gọi khác: Tam giác mạch, Lúc mạch đen, Mạch ba góc, Lộc đề thảo, Ô mạch.
administrator
THỎ TY TỬ

THỎ TY TỬ

Thỏ ty tử là một vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong dân gian. Theo Y học cổ truyền, dược liệu này có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thỏ ty tử, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.
administrator
TINH DẦU HÚNG QUẾ

TINH DẦU HÚNG QUẾ

Húng quế (Basil) là một loại gia vị không còn xa lạ trong căn bếp của mỗi nhà, đặc biệt là ở một quốc gia nhiệt đối như Việt Nam – có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển. Thế nhưng, chiết xuất từ loại dược liệu này còn có nhiều công dụng khác đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về công dụng của tinh dầu Húng quế và cách sử dụng nó nhé.
administrator
HỒNG HOA

HỒNG HOA

Hồng hoa được biết đến như một loại cây thuốc quý. Cây thảo mọc cao từ 1m trở lên. Hồng hoa được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian.
administrator
BINH LANG

BINH LANG

Binh lang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hạt cau, đại phúc tử, tân lang,... Binh lang thực chất là hạt cau của quả cau phơi khô lấy từ cây cau. Cây cau chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai để ý đến công dụng của chúng, các cụ ngày xưa hay nhai trầu với cau nhưng ít ai để ý đến tác dụng của nó. Và thực chất, binh lang là một vị thuốc quý và thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Có 2 loại cây đó là: Cau rừng (Sơn binh lang) và cau nhà (Gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.
administrator