TRÁI CHÚC

Chúc là một loại thực vật có nguồn gốc từ Châu Á. Trong đó, trái chúc có nhiều múi là đặc sản của tỉnh An Giang. Những bộ phận của cây đều có nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt trong ẩm thực. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về trái chúc và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.

daydreaming distracted girl in class

TRÁI CHÚC

Giới thiệu về dược liệu

Trái chúc (hay còn gọi là trúc) là quả của cây chúc. Cây Chúc có tên khoa học là Citrus hystrix, hoặc Kaffir lime (trong đó, “Kaffir” xuất phát từ tiếng Đức “Kafer”, nghĩa là “con bọ”).  Loại quả này được đặt tên do hình dáng giống côn trùng. Cây Chúc thuộc họ Cam quýt Rutaceae.

Chúc là cây thân gỗ nhỏ tới trung bình. Thân có gai mọc ngang. Chiều cao khoảng 2 – 11m.

Lá cây mọc so le, không có lá mầm. Lá hình trứng thuôn dài, mặt trên màu xanh đậm và nhạt hơn ở mặt dưới, có mùi rất thơm. Cuống lá dài thành các cánh nổi rõ. Gốc lá hình khối hoặc tròn. Lá cây Chúc thường được sử dụng để làm hương liệu trong nhiều món ở khu vực Đông Nam Á như súp, cà ri, cơm, salad…

Hoa Chúc nhỏ, thơm, màu trắng. Đài hoa có 4 thùy, màu trắng và có viền tím. Cánh hoa hình trứng thuôn dài, có màu trắng vàng pha hồng.

Quả Chúc có hình cầu lớn hay hình trứng, nhiều màu. Trái Chúc thường nhăn nheo và gập ghềnh. Khi mới mọc có màu xanh lục, sau đó chuyển sang màu xanh vàng khi chín. Quả có đường kính 5–7 cm, với lớp vỏ dày, cùi vàng nhạt, có vị rất chua và đắng. Vỏ có vị chua, thường sử dụng làm hương liệu sau khi cắt hạt lựu hay nghiền. Quả có nhiều hạt, có khía và hình trứng thuôn dài.

Cây Chúc có nguồn gốc từ Châu Á, là cây bản địa của một số quốc gia như Lào, Indonesia, Malaysia, Thái Lan… Ở Việt Nam, Chúc là cây đặc hữu vùng Bảy Núi An Giang. Hiện nay, cây Chúc được trồng rộng rãi trên toàn thế giới để làm gia vị, hương liệu và sử dụng trong mỹ phẩm.

Cây Chúc rất dễ trồng, sống khỏe và có khả năng chịu hạn giỏi. Cây Chúc được thu hoạch một năm một lần, vào mùa mưa.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phần quả và lá của Chúc hay được sử dụng trong ẩm thực Đông Nam Á. Thành phần này mang lại hương vị thơm, nồng, độc đáo, cay cho nhiều món ăn.

Lá Chúc có thể sử dụng dạng tươi hoặc khô, hay thậm chí có thể bảo quản đông lạnh. Lá được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Thái Lan, trong món Tomyum. Nước ép quả thường được sử dụng để tạo vị chua cho các món ăn.

Bên cạnh đó, Chúc cũng được thêm vào cá hay thịt để làm mềm, tạo mùi thơm hơn hoặc hương vị cho cá nướng, thịt bò nướng. Bên cạnh đó, một số người còn chế biến thành đồ uống giải khát.

Tinh dầu từ cây Chúc được dùng trong kỹ nghệ nước hoa.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu hiện nay, thành phần tạo ra mùi thơm đặc trưng của Chúc là citronellal, chiếm khoảng 80% trong tinh dầu trong lá. Bên cạnh đó, còn chứa thành phần phụ là citronellol (10%), nerol, limonene.

Một số thành phần khác của trái Chúc bao gồm:

  • Carbs khoảng 7 gam.

  • Đạm khoảng 0,5 gam.

  • Chất béo khoảng 0,1 gam.

  • Chất xơ khoảng 1,9 gam.

  • Vitamin C khoảng 22% lượng hàng ngày.

  • Sắt khoảng 2% lượng hàng ngày.

  • Canxi khoảng 2%% lượng hàng ngày.

  • Vitamin B6 khoảng 2% lượng hàng ngày.

  • Thiamine khoảng 2% lượng hàng ngày.

  • Kali khoảng 1% lượng hàng ngày.

Tác dụng - Công dụng

Hỗ trợ điều trị các bệnh lý hệ tiêu hóa

Trái Chúc có chứa thành phần có công dụng kháng viêm, kích thích hệ tiêu hóa. Nước ép từ quả có hiệu quả làm giảm các triệu chứng táo bón, khó tiêu, giúp ruột trở lại hoạt động bình thường. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa các tình trạng liên quan đường tiêu hóa bao gồm ung thư đại trực tràng, bệnh trĩ, loét dạ dày.

Khả năng giảm căng thẳng

Chiết xuất tinh dầu thu được từ lá hoặc vỏ quả có công dụng giảm căng thẳng, lo lắng. Liệu pháp này hữu ích khi được thực hiện bằng phương pháp trị liệu hương thơm. Nếu bị lo lắng hoặc rối loạn thần kinh, tiến hành hít hơi từ tinh dầu chúc giúp làm dịu cơ thể và tâm trí.

Cải thiện sức khỏe răng miệng

Trái Chúc được nghiên cứu là có lợi ích trong bảo vệ sức khỏe răng miệng. Thành phần tinh dầu từ vỏ và lá được cho là mang lại hiệu quả này. Khi chà xát lên nướu răng trực tiếp sẽ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong miệng. Ngoài ra, dầu chiết xuất từ ​​trái Chúc khi trộn với kem đánh răng và nước súc miệng có hiệu quả chăm sóc răng miệng và nướu tốt hơn.

Công dụng bảo vệ da

Chiết xuất từ trái ​​Chúc khi trộn vào mỹ phẩm và sữa tắm có thể giúp tạo mùi thơm cũng như có đặc tính chống oxy hóa. Các hợp chất chống oxy hóa có trong trái Chúc giúp chậm sự chết tế bào, giảm xuất hiện vết thâm, sẹo hay mụn nhọt. Nếu muốn có một làn da trông khỏe mạnh và tươi trẻ, hãy sử dụng nước từ trái chúc thường xuyên.

Hỗ trợ tăng cường miễn dịch

Thành phần các chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa trong trái Chúc có công dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Vỏ quả và lá không chỉ sử dụng bôi ngoài da để ngăn ngừa nhiễm trùng, mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý đường tiêu hóa, cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch thông qua cơ chế chống oxy hóa.

Tác dụng kháng viêm

Chúc được sử dụng điều trị trên những bệnh nhân bị thấp khớp, viêm khớp, phù nề, gout, hay các tình trạng viêm nhiễm khác. Sử dụng nước ép, lá hay dầu chiết xuất trên những vùng da đang cảm thấy khó chịu hay đau. Bên cạnh đó, cây Chúc còn có lợi trong chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Chăm sóc và bảo vệ tóc

Nước từ lá cây chúc được nghiên cứu là có công dụng giúp chăm sóc tóc. Thoa hỗn hợp thuốc sắc hoặc trái chúc lên da đầu và tóc để có hiệu quả làm chậm quá trình hói đầu ở nam giới, củng cố sức khỏe nang tóc. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn giúp dưỡng ẩm da, ngăn ngừa gàu và làm tóc sáng bóng.

Khử tanh thịt, khử mùi không khí tốt

Hương thơm đặc trưng từ cây Chúc còn có công dụng khử tanh những món ăn có độ đạm cao như gà, bò, lươn, rắn. Vò vài lá, cho vào túi thơm để hương thơm lan tỏa khắp phòng.

Thuốc chống côn trùng 

Cây Chúc thường được sử dụng với công dụng tính đuổi côn trùng. Citronellol và limonene là thành phần trong Chúc được cho là mang lại hiệu quả này. Khi thoa kem dưỡng da hay nước có chứa tinh dầu chúc lên da, giúp làm giảm đáng kể khả năng bị bọ cắn.

Trị cơn ho

Ho nặng là triệu chứng khó chịu trong giao tiếp cũng như sinh hoạt thường ngày. Khi bị ho, có thể điều trị bằng cách kết hợp xông hơi trái chúc với mật ong hoặc đường. Chiết xuất vitamin C trong lá Chúc giúp trị ho, làm cho cổ họng trở nên sạch sẽ thông thoáng hơn.

Giúp tăng khả năng hấp thụ sắt

Sắt là thành phần khoáng chất cần thiết trong quá trình tạo hồng cầu và vận chuyển oxy tới các cơ quan khắp cơ thể.

 

Nồng độ sắt trong máu thấp là nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt. Các dấu hiệu của bệnh lý thiếu máu thiếu sắt bao gồm mệt mỏi, khó thở, xanh xao, da và tóc khô.

Những người có chế độ thuần chay, ăn chay có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt cao. Do các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, thành phần gồm dạng sắt không hấp thụ tốt như sắt từ thịt hgay các động vật khác.

Trái Chúc là thực phẩm có thành phần giàu vitamin C có công dụng ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt thông qua cải thiện hấp thụ sắt từ thực phẩm nguồn gốc thực vật.

Nghiên cứu trên người có chế độ ăn chay chỉ ra rằng uống một ly nước từ trái chúc cùng bữa ăn chay giúp tăng khả năng hấp thụ sắt lên đến 70%.

Lưu ý

C. hystrix trong cây Chúc chứa một lượng đáng kể các furanocoumarin ở vỏ và cùi. Furanocoumarin là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm da.

Khi sử dụng với lượng nhiều, trong thời gian dài có thể gây ra:

  • Xói mòn men răng.

  • Các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng.

Do đó, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định sử dụng kéo dài.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
LÁ GIANG

LÁ GIANG

Lá giang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây giang, lá vón vén, giang chua, dây cao su, lá sủm lum, lá lồm. Lá giang không chỉ là một nguyên liệu ẩm thực độc đáo mà còn được dùng phổ biến trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị sỏi thận,... hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGẤY HƯƠNG

NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.
administrator
XUYÊN LUYỆN TỬ

XUYÊN LUYỆN TỬ

Xuyên luyện tử - một cái tên nghe xa lạ nhưng lại rất đỗi quen thuộc. Đây là quả của cây Xoan, một loại thực vật được trồng nhiều ở khắp nơi trên Việt Nam. Vỏ của cây Xoan được sử dụng rất phổ biến với tác dụng như một loại thuốc trị giun. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng vị thuốc Xuyên luyện tử.
administrator
NGỌC LAN TÂY

NGỌC LAN TÂY

Các bộ phận của cây Ngọc lan tây, đặc biệt là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, giảm kích thích phản xạ, còn có công dụng kháng sinh, kháng khuẩn. Ở Thái Lan, lá và gỗ của Ngọc lan tây có công dụng lợi tiểu, còn hoa có tác dụng trợ tim.
administrator
ÍCH MẪU

ÍCH MẪU

- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. - Họ: Lamiaceae (Hoa môi) - Tên gọi khác: Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái) Cây ích mẫu sở dĩ có tên như vậy vì nó có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ).
administrator
HUYẾT DỤ

HUYẾT DỤ

Huyết dụ là một vị thuốc Nam phổ biến, có tác dụng chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột, lao phổi, lỵ, dùng làm thuốc cầm máu,...
administrator
SO ĐŨA

SO ĐŨA

So đũa là cây thân gỗ, cao khoảng 8 – 10m và phát triển rất nhanh. Thân và cành mảnh, bề mặt nhẵn, vỏ sần sùi, dày và tiết ra mủ có màu đỏ. Rễ cọc, có nhiều rễ non và rễ phụ thường được vi khuẩn cộng sinh và tạo thành các nốt sần.
administrator
TAM THẤT NAM

TAM THẤT NAM

Tam thất cũng được xem là một loại thần dược được ví như một loại Nhân sâm sử dụng để bồi bổ cơ thể. Thực tế Tam thất cũng có các công dụng khá giống với Nhân sâm, nhưng đó là Tam thất Bắc. Cụ thể Tam thất còn có loại khác là Tam thất Nam với những công dụng tác dụng rất khác. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam thất Nam.
administrator