NGŨ GIA BÌ

Ngũ gia bì là loại cây có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, không chỉ để trồng làm cảnh, dùng như một loại rau trong các bữa ăn của gia đình mà còn là một loài thảo dược quý của vùng đất phía Nam với rất nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả. Trong các bài thuốc y học cổ truyền, Ngũ gia bì được sử dụng như một vị thuốc cho tác dụng chữa các bệnh về xương khớp và các chấn thương phần mềm.

daydreaming distracted girl in class

NGŨ GIA BÌ

Giới thiệu về dược liệu Ngũ gia bì

Ngũ gia bì là loại cây có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, không chỉ để trồng làm cảnh, dùng như một loại rau trong các bữa ăn của gia đình mà còn là một loài thảo dược quý của vùng đất phía Nam với rất nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả. Trong các bài thuốc y học cổ truyền, Ngũ gia bì được sử dụng như một vị thuốc cho tác dụng chữa các bệnh về xương khớp và các chấn thương phần mềm.

- Tên khoa học: Acanthopanax aculeatus Seem.

- Họ khoa học: Araliaceae (họ Nhân sâm).

- Tên gọi khác: Ngũ gia bì chân chim, Ngũ gia bì gai, Xuyên gia bì, Tam gia bì, Cây đáng, Cây lằng,…

Tổng quan về dược liệu Ngũ gia bì

Chưa rõ nguồn gốc xuất xứ của Ngũ gia bì ở đâu, tuy nhiên cây bắt gặp nhiều ở khu vực châu Á. Tại Việt Nam, cây phân bố tập trung ở các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung ở phía dãy Nam Trường Sơn. Là một loài cây được trồng làm cảnh rất phổ biến ở nước ta. Để thu hoạch và chế biến thành dược liệu thì phải trồng và chăm sóc cây với khoảng thời gian khá lâu. 

Trong phong thủy, người dân quan niệm rằng khi trồng Ngũ gia bì trong nhà sẽ có tác dụng hút tài lộc và vượng khí về cho gia chủ, đồng thời cũng mang đến sự yên bình, ổn định và may mắn cho các thành viên khác trong gia đình. Loài cây này xanh mát quanh năm, khi đặt trong nhà sẽ mang lại một bầu không khí thoáng đãng và sáng sủa cho ngôi nhà của gia chủ. Với đặc tính rất dễ trồng và chăm sóc nên việc trồng cây Ngũ gia bì để trang trí ngày càng được phổ biến hơn trong giới cây cảnh.

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Ngũ gia bì

- Đặc điểm thực vật:

  • Ngũ gia bì là một loài cây thân bụi, với chiều cao từ 1 m đến 7 m. Thân phân nhánh thành nhiều cành và rất rậm rạp, trên cành có nhiều gai. Toàn cây có mùi thơm nhẹ của tinh dầu. 

  • Lá của Ngũ gia bì là lá kép, có hình dạng chân vịt. Trên mỗi lá có khoảng 6 đến 7 lá chét, các lá mọc so le nhau. Mép lá có răng cưa, gân lá khi quan sát sẽ thấy có gai, mặt trên của lá có màu sẫm bóng hơn mặt dưới.

  • Hoa mọc thành cụm và thường mọc ở đầu cành của cây. Các hoa có kích thước nhỏ và có màu trắng lục hay màu lục, các cánh hoa có hình tam giác.

  • Quả của cây có hình cầu dẹt và khi chín lên có màu ngả sang màu đen, bên trong mỗi quả có 2 hạt. 

- Phân bố dược liệu: 

  • Ở Việt Nam, Ngũ gia bì mọc hoang tại nhiều tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn,…

  • Trên thế giới, cây được phân bố phổ biến ở một số nước thuộc khu vực châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Châu và Tứ Xuyên),…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: rễ nhỏ, vỏ rễ, vỏ thân và lá đều có thể sử dụng được để làm thuốc.

- Thu hái: 

  • Để có thể thu hoạch Ngũ gia bì và bào chế thành dược liệu sử dụng, cần phải trồng cây với khoảng thời gian khá dài, trung bình là 10 năm để cây có thể phát triển đầy đủ và có hàm lượng hoạt chất trong cây cao nhất.

  • Thời gian thu hoạch tốt nhất là vào cuối mùa hạ hoặc đầu mùa thu. Vỏ thân và vỏ rễ là bộ phận dùng làm thuốc của cây. Ngoài ra lá của Ngũ gia bì cũng được sử dụng để chữa các chứng sưng đau.

- Chế biến: rễ sau khi thu về thì đem đi rửa sạch đất cát, loại bỏ phần lõi bên trong và tách phần vỏ rễ phơi khô để sử dụng dần. Khi dùng có thể dùng trực tiếp hoặc chế biến thêm bằng cách sao vàng để sử dụng.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học của Ngũ gia bì

Ngũ gia bì có chứa những thành phần hóa học như sau:

- Vỏ thân của Ngũ gia bì có chứa thành phần tinh dầu với hàm lượng 0,9 – 1% tính trên khối lượng dược liệu khô, trong đó có một vài tinh dầu đã được phân lập như α-pinen, sabinen, terpinen-4-ol, ꞵ-pinen và p-cymen.

- Vỏ cành và vỏ rễ chứa các hợp chất saponin triterpen với khung cấu trúc olean, khi thủy phân các chất này sẽ cho ra acid oleanolic.

- Ngoài ra có nghiên cứu báo cáo trong Ngũ gia bì có các hợp chất thuộc các nhóm chất như flavonoid và các acid phenolic, đây là các hợp chất sinh học tự nhiên có nhiều tác dụng dược lý đã được chính minh

Tác dụng – công dụng của dược liệu Ngũ gia bì theo Y học hiện đại 

Dược liệu Ngũ gia bì có các tác dụng dược lý như:

- Tác dụng chống oxy hóa: Do thành phần hóa học có chứa các hợp chất phenol và flavonoid, Ngũ gia bì gai khi được thử nghiệm in vitro cho tác dụng trung hòa các gốc tự do (ROS). Từ đó cho thấy hoạt tính chống oxy hóa tiềm năng, ngăn ngừa các bệnh do quá trình oxy hóa của cơ thể gây nên như tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, viêm khớp, Parkinson,…

- Tác dụng chống ung thư: Dịch chiết từ Ngũ gia bì cho tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư như SF-268, MCF-7, HepG2 và NCI-H460. Trong nghiên cứu chỉ ra rằng các thành phần saponin triterpen trong Ngũ gia bì cho tác dụng đối với các tế bào ung thư trên. Ngoài ra một nghiên cứu khác báo cáo Ngũ gia bì cũng cho tác dụng ức chế sự nhân lên đối với dòng tế bào ung thư vú.

- Tác dụng kháng viêm: Dịch chiết từ cây Ngũ gia bì khi thử nghiệm trên mô hình viêm ở động vật thí nghiệm cho tác dụng làm giảm hoạt động của các chất trung gian gây viêm như TNF-α, interleukin 1-β, interleukin 6. Ngoài ra, khi thử nghiệm Ngũ gia bì còn cho tác dụng ức chế enzym cyclooxygenase-2 (COX-2) – là một enzym đóng vai trò chính trong quá trình viêm của cơ thể. Nhờ cơ chế này Ngũ gia bì có thể được sử dụng để điều trị một số bệnh lý viêm như thấp khớp, thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp.

- Tác dụng trên hệ thần kinh: Ngũ gia bì có tác dụng tăng cường trí nhớ, hạn chế những quá trình lão hóa trên hệ thần kinh của cơ thể do nguyên nhân viêm hay stress oxy hóa. Từ đó cho tác dụng giảm sa sút trí tuệ, ngăn ngừa các bệnh Parkinson hay Alzheimer. Ngoài ra còn có tác dụng chống trầm cảm, giảm lo âu. Cơ chế đã được chính minh do dược liệu có tác dụng trên hệ cholinergic của cơ thể, hoạt động giống như một thuốc chống trầm cảm.

- Ngoài ra, do bản thân là một dược liệu có chứa tinh dầu, Ngũ gia bì có tác dụng đuổi muỗi và một số loài sâu bọ, giúp bảo vệ môi trường và không khí trong sạch.

Tác dụng – công dụng theo Y học cổ truyền của vị thuốc Ngũ gia bì

- Tính vị: Vị cay, tính ôn và ấm

- Quy kinh: Can và Thận 

- Công năng - chủ trị:

  • Khi sử dụng có tác dụng mạnh gân cốt, chữa trị các bệnh về xương khớp. Khu phong hóa thấp.

  • Ngũ bội tử còn có tác dụng trị đau bụng, đau lưng, tê chân, tăng cường trí nhớ, giúp giảm mệt mỏi.

  • Có tác dụng làm sáng mắt, trị chứng trúng phong, ích khí, dưỡng thận, ích tinh, trừ phong.

  • Đặc biệt tác dụng chữa mệt mỏi của Ngũ gia bì cho hiệu quả cao hơn cả dược liệu Nhân sâm.

Cách dùng – Liều dùng của Ngũ gia bì

- Cách dùng: Ngũ gia bì thường được dùng ở dạng thuốc sắc. Ngoài ra có thể ngâm Ngũ gia bì với rượu uống rất tốt

- Liều dùng: khoảng từ 6 – 12 g theo các tài liệu tham khảo. 

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Ngũ gia bì

- Bài thuốc trị phong thấp đau nhức, cơ thể mệt mỏi, liệt dương: 

  • Chuẩn bị: 100 g Ngũ gia bì sao vàng, 1 L rượu 30o.

  • Tiến hành: Ngũ gia bì ngâm rượu trong vòng 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Uống từ 20 – 40 mL mỗi ngày vào trước mỗi bữa ăn tối (Ngũ Gia Bì Tửu).

- Bài thuốc chữa thấp khớp:

  • Chuẩn bị: 120 g Ngũ gia bì, 120 g Mộc qua và 120 g Tùng tiết. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi tán bột, uống 3 – 4 g mỗi lần và uống mỗi ngày 2 lần.

- Bài thuốc chữa sưng đau khớp kéo dài, hạn chế sự vận động của cơ thể: 

  • Chuẩn bị: Ngũ gia bì 16 g, 16 g Trinh nữ, 16 g Bưởi bung, 20 g Nam tục đoạn, 16 g Ngải diệp, 16 g Cát căn và 4 chén nước.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc với 4 chén nước đến khi cô lại còn 2 chén thì chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

- Bài thuốc trị yếu sinh lý ở nam giới: 

  • Chuẩn bị: Ngũ gia bì 16 g, 10 g Cam thảo , 12 g Khởi tử, 12 g Thục địa, 10 g Phá cố chỉ, 12 g Cẩu tích, 16 g Phòng sâm, 12 g Hạt sen, 10 g Nhục thung dung, 10 g Tần giao và 16 g Thỏ ty tử. 

  • Tiến hành: tất cả các dược liệu trên đem đi sắc với khoảng 2 L nước đến khi còn lại khoảng 400 mL. Bỏ bã dược liệu rồi chia nước sắc thành 2 lần uống và sử dụng trong ngày

- Bài thuốc trị đau dây thần kinh cổ, vai do hàn thấp:

  • Chuẩn bị: 16 g Kinh giới, 16 g Thổ phục linh, 16 g Ngũ gia bì, 16 g Tang ký sinh, 16 g Rễ cỏ xước, 10 g Quế chi, 10 g Phòng phong, 10 g Cố chỉ và 6 g Tế tân. 

  • Tiến hành: tất cả các dược liệu trên đem đi sắc uống và dùng liều 1 thang mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa chứng thống phong (Gout) khiến toàn thân mệt mỏi, sưng đau khớp đột ngột và khó khăn khi đi lại:

  • Chuẩn bị: 16 g Xương bồ, 16 g Ngũ gia bì, 16 g Trinh nữ, 16 g Kinh giới, 16 g Cà gai leo, 16 g Đơn hoa, 16 g Cát căn, 16 g Bồ công anh, 16 g Đinh lăng, 20 g rễ Cỏ xước, 12 g Tất bát và 10 g Quế chi.

  • Tiến hành: tất cả các dược liệu trên đem đi sắc uống và sử dụng liều 1 thang mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Ngũ gia bì

- Tuy là một dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả, người dân cũng không nên lạm dụng hay tự ý sử dụng Ngũ gia bì, đặc biệt một số đối tượng cần lưu ý khi sử dụng: 

  • Người đang có triệu chứng nóng trong người do nhiệt (âm hư hỏa vượng) thì không nên dùng

  • Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú khi sử dụng có thể gây hại, nên cẩn trọng

- Các bài thuốc dân gian từ Ngũ gia bì do có sự kết hợp với các dược liệu khác nên người dân không tự ý mua về sử dụng, phải tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để sử dụng có hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn.

 

Có thể bạn quan tâm?
LÁ ĐU ĐỦ

LÁ ĐU ĐỦ

Lá đu đủ có chứa những hợp chất thực vật độc đáo đã được chứng minh tiềm năng dược lý rộng rãi trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về con người, nhưng nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, chẳng hạn như trà, chiết xuất, viên nén và nước trái cây, thường được sử dụng để điều trị bệnh và giúp tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
administrator
CỎ THÁP BÚT

CỎ THÁP BÚT

Cỏ tháp bút là cây thuốc sống lâu năm phân bố rộng rãi ở các nước ôn đới và Châu Âu. Loại thảo dược này được nhiều người biết đến với những công dụng của nó bao gồm như giảm các triệu chứng ho, chảy máu và đau mắt.
administrator
CÙ MẠCH

CÙ MẠCH

Trong đông y, cù mạch là một loại cây cỏ có tính lạnh, vị đắng, hợp với hai kinh: Tâm và tiểu trường. Vị thuốc này có tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, bí tiểu và các vấn đề về xương khớp.
administrator
DÂY GÂN

DÂY GÂN

Dây gân, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây đòn gánh, Đơn tai mèo, Dây đòn kẻ trộm, Dây con kiến, Hạ quả đằng, Seng thanh, Dây râu rồng, Dây xà phòng, Đơn tai. Dây gân còn được nhân dân gọi là Dây đòn gánh hoặc Seng thanh (tiếng Mường). Với công dụng tán huyết ứ, tiêu viêm, thanh nhiệt, hoạt lạc, dây đòn gánh thường được sử dụng trong bài thuốc chữa bỏng, đau nhức xương khớp, bong gân và bầm tím do chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY THUỐC BỎNG

CÂY THUỐC BỎNG

Cây thuốc bỏng, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây sống đời, diệp căn sinh, thổ tam thất, trường sinh, tầu púa sung, lạc địa sinh căn. Cây thuốc bỏng hay còn được gọi nhiều bằng cây sống đời. Cây thường được biết đến dùng làm thuốc chữa bỏng. Ngoài tác dụng chữa bỏng cây còn có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SẮN DÂY

SẮN DÂY

Sắn dây có vị ngọt, tính bình, không độc, nước cốt rễ dùng sống rất hàn. Hoa có vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu, tăng tiết mồ hôi, giải rượu, sinh tân dịch, thăng dương chỉ tả. Do đó được dùng để trị nhiệt lỵ, cảm nhiễm viêm hô hấp, ho khan, ho đờm, sốt, trị các chứng nóng, đau cứng gáy, tiêu chảy. Chữa các chứng say nắng, giải khát, hỗ trợ tiêu hoá. Ngoài ra sắn dây còn làm đẹp da, mờ nếp tàn nhang.
administrator
BẠCH ĐẬU KHẤU

BẠCH ĐẬU KHẤU

Bạch đậu khấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: bạch khấu xác, đới xác khấu, đông ba khấu, đậu khấu, xác khấu, bạch khấu nhân, đa khấu, tử đậu khấu,... Bạch đậu khấu - loài cây với cái tên nghe hơi “lạ lạ” mọc tự nhiên với nhiều công dụng trong đời sống con người. Ở một số nơi, người ta lấy hạt cách đậu khấu làm gia vị rất thơm ngon. Vậy bạch đậu khấu có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết công dụng và cách dùng của loại dược liệu này.
administrator
HƯƠNG NHU

HƯƠNG NHU

Hương nhu là một loại dược liệu có tác dụng kích thích, chống co thắt, sát trùng, xua đuổi côn trùng, đuổi ký sinh trùng bên trong, hạ sốt, trị cảm lạnh, cảm sốt, nhức đầu, liệt dương, đầy hơi, tiêu chảy, kiết lỵ, hậu sản, giun ở trẻ em, chữa thấp khớp, đau thắt lưng,…
administrator