MỘC QUA

Mộc qua là 1 vị thuốc khá phổ biến và được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền nhằm hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý như thấp khớp, kiết lỵ, thổ tả, viêm ruột, tê thấp, phù nề, bệnh thiếu vitamin B1, hội chứng thiếu vitamin C như bệnh Scorbut, đau thần kinh, đau nửa đầu, đột quỵ và tình trạng trầm cảm,…

daydreaming distracted girl in class

MỘC QUA

Giới thiệu về dược liệu Mộc qua

Mộc qua là 1 vị thuốc khá phổ biến và được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền nhằm hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý như thấp khớp, kiết lỵ, thổ tả, viêm ruột, tê thấp, phù nề, bệnh thiếu vitamin B1, hội chứng thiếu vitamin C như bệnh Scorbut, đau thần kinh, đau nửa đầu, đột quỵ và tình trạng trầm cảm,…

- Tên khoa học: Chaenomeles lagenaria (Lois.) Koidz.

- Họ khoa học: Rosaceae (họ Hoa hồng)

- Tên gọi khác: Tra tử, Toan mộc qua, Thu mộc qua,…

Đặc điểm thực vật và phân bố của dược liệu Mộc qua

- Đặc điểm thực vật:

  • Mộc qua thuộc loại cây nhỡ và là loài cây sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng từ 5 – 8 m, 1 số cây có thể đạt chiều cao lên đến 10 m. Thân cây phân thành nhiều cành dài có gai (gai có chiều dài khoảng từ 5 – 29 mm, đường kính ở gốc của gai khoảng 1 – 3 mm), trên bề mặt của những cành non thường có lông nhỏ bao phủ.

  • Lá cây là lá đơn. Cuống lá dài khoảng 3 – 15 mm, phiến lá có hình trứng hoặc hình mũi mác, chiều rộng lá khoảng từ 3 – 5 mm, chiều dài từ 5 – 8 mm, mép lá có răng cưa nhỏ và đều, lá có mặt trên màu xanh và mặt dưới thì có màu tím nhạt.

  • Hoa mọc thành chùm ở nách lá, cánh hoa có màu đỏ giống màu hoa đào, hoặc cũng có loại màu trắng hoặc hồng. Cuống hoa rất ngắn. Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 hằng năm.

  • Quả có hình cầu hoặc hình trứng, có chiều dài khoảng 10 – 15 cm. Mặt ngoài quả nhẵn bóng, có màu vàng, bên trong có nhân cứng, thịt quả xốp có màu vàng nâu và mùi thơm nhẹ. Cây thường ra quả vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 hằng năm.

- Phân bố:

  • Mộc qua chủ yếu xuất hiện nhiều ở các tỉnh thành tại Trung Quốc như Giang Tây, Hồ Bắc hay Giang Tô. 

  • Ở Việt Nam, Mộc qua có thể được trồng ở các tỉnh giáp với Quảng Đông, Trung Quốc hoặc có thể nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: quả Mộc qua dùng làm thuốc.

- Thu hái: thu hái khi màu của vỏ quả chuyển sang vàng xanh (thường là khoảng từ tháng 8 mỗi năm).

- Chế biến: sau khi thu hái về thì đem đi rửa sạch và đun cho sôi trong vòng 5 phút. Vớt quả Mộc qua ra rồi đem đi phơi cho đến khi vỏ quả có các nếp nhăn, chẻ dọc thân quả làm hai phần & đem đi phơi khô hoàn hoàn để sử dụng dần.

- Bảo quản: ở những nơi thoáng gió và khô ráo để tránh ẩm mốc. Nên sấy hơi diêm sinh thường xuyên để chất lượng dược liệu không bị giảm sút.

Thành phần hóa học của Mộc qua

Quả Mộc qua có chứa các thành phần sau:

- Khoảng 22,1% fructose, 38% glucose, 10,4% sucrose, 30,5% sorbitol. Hàm lượng của các loại đường chiếm khoảng 3,84% trong 1 quả Mộc qua tươi. 

- Các acid hữu cơ bao gồm 1,9% acid glutamic, 4,2% acid quinic, 82,0% acid malic, 10,6% acid citric, 1,3% acid phosphoric; ngoài ra còn có acid tartaric, acid oleanolic. Hàm lượng các acid hữu cơ chiếm khoảng 3,71% trong 1 quả Mộc qua tươi.

- Trong Mộc qua còn chứa tanin, cyaniding, idacin, chrysanthemin, calistaphin, pelargonidin & lonicerin. Bên cạnh đó còn các thành phần khác như flavonoid, saponin (khoảng 2%),…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Mộc qua theo Y học hiện đại

Mộc qua có các tác dụng sau:

- Chống oxy hóa: chiết xuất từ Mộc qua cho tác dụng chống oxy hóa mạnh. Các nghiên cứu ngày nay chỉ ra rằng thành phần quercetin trong quả Mộc qua có khả năng loại bỏ gốc tự do và các tác nhân oxy hóa khác. Ngoài ra, các hoạt chất nhóm flavonoid trong quả Mộc qua cũng cho thấy tác dụng chống oxy hóa mạnh thậm chí còn vượt trội so với vitamin C.

- Giảm đau, kháng viêm: các thành phần hợp chất este và polysaccharide trong quả Mộc qua giúp giảm đau, kháng viêm rất tốt, điều hòa hệ miễn dịch,…

- Chống xơ vữa động mạch: cũng nhờ vào khả năng chống oxy hóa và thêm vào đó là công dụng giúp giảm nồng độ cholesterol huyết của Mộc qua.

- Điều hòa hệ miễn dịch, giúp chống ung thư: những nghiên cứu đã chỉ ra rằng Mộc qua có thể ức chế quá trình tăng sinh của tế bào ung thư nhờ các acid hữu cơ.

- Điều trị tiêu chảy: các acid hữu cơ trong Mộc qua như acid ursolic, acid oleanolic,…giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy.

- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: các flavonoid và polysaccharide có trong Mộc qua có thể có công dụng ức chế enzyme α–glucosidase từ đó giúp giảm nồng độ đường huyết.

- Kháng virus: thành phần acid oleanolic trong Mộc qua đã cho thấy tác dụng ức chế sự nhân lên của virus viêm gan B, virus cúm gia cầm,…

Vị thuốc Mộc qua trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị chua, tính mát, khí ôn, không độc.

- Quy kinh: vào Tỳ, Can, Phế, Thận và Vị.

- Công năng: hòa vị, hoạt lạc, hóa thấp, tiêu viêm, bình Can, khu phong, thư cân, trấn thống,…

- Chủ trị: kiết lỵ, thổ tả, tiêu chảy, nôn mửa chua, phong thấp,…

Cách dùng – Liều dùng Mộc qua

- Cách dùng: Mộc qua có thể được sử dụng ở dạng thuốc sắc, tán thành bột, làm viên hoàn, chế cao lỏng hoặc có thể ngâm rượu,…. 

- Liều dùng: mỗi ngày sử dụng khoảng từ 6 – 12 g Mộc qua khô hoặc 50 – 100 g Mộc qua tươi. Có thể sử dụng 1 mình Mộc qua hoặc phối hợp với các vị thuốc khác tùy theo mục đích dùng.

Một số bài thuốc có vị thuốc Mộc qua

- Bài thuốc chữa ngực đầy tức, chân cẳng co giật, nôn mửa do viêm ruột cấp:

  • Chuẩn bị: 6 g Sinh khương, 6 g Hồi hương, 6 g Mộc qua, 6 g Tía tô và 6 g Ngô thù mỗi thứ.

  • Tiến hành: sắc thuốc uống, sử dụng 1 thang mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa gân co rút và cứng gáy khó cử động:

  • Chuẩn bị: 60 g Một dược, 7.5 g Nhũ hương, 2 quả Mộc qua (bỏ hạt và lõi quả).

  • Tiến hành: trộn đều Nhũ hương & Một dược, sau đó cho quả Mộc qua vào rồi cột chặt, đem đi hấp trong khoảng 3 – 4 lần. Tiếp đến đem đi nghiền cho nát rồi nấu thành cao. Mỗi lần sử dụng 9 g sắc với 400 mL rượu & 100 mL nước Sinh địa, uống khi còn nóng.

- Bài thuốc chữa gân chân co rút gây đau và gây khó khăn khi đi lại:

  • Chuẩn bị: 1 ít rượu, nước & vài quả Mộc qua.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi nấu nhừ thành cao, khi cao còn ấm thì lấy đắp lên vị trí bị đau và cột chặt lại. Khi cao nguội thì thay miếng khác, thực hiện lặp lại khoảng từ 3 đến 5 lần mỗi ngày.

- Món ăn từ Mộc qua giúp trị đầy bụng, tiêu chảy và ứ mủ trong tai:

  • Chuẩn bị: 50 g Rau bí ngô, 200 g Lươn và 12 g Mộc qua, các gia vị khác như Gừng tươi, Hành,…

  • Tiến hành: Mộc qua và Rau bí đem đi rửa sạch và sử dụng vải để gói lại. Lươn thì làm sạch và cắt thành từng đoạn, sau đó cho các nguyên liệu trên vào nồi hấp chín. Sau cùng nêm nếm gia vị cho vừa ăn và ăn ngay khi nóng. Sử dụng 1 lần mỗi ngày, liên tục trong vòng 5 đến 7 ngày.

- Làm rượu từ Mộc qua trị mắt méo xệch, chân tay co quắp & đau nhức:

  • Chuẩn bị: 40 g Xuyên ngưu tất, 40 g Thiên ma, 40 g Hồng hoa, 40 g Bạch gia căn, 40 g Đương quy, 40 g Ngũ gia bì, 40 g Tục đoạn, 40 g Xuyên khung, 40 g Xương hổ chế, 40 g Ngọc trúc, 120 g Mộc qua, 20 g Phòng phong, 20 g Tần giao và 16 g Tang chi.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột thô rồi ngâm với 15 L rượu trắng. Mỗi ngày phải khuấy 1 lần để thuốc không bị lắng cặn. Bảy ngày sau ngày thì khuấy mỗi tuần một lần. 1 tháng sau thì lọc bã ép lấy nước, tiếp tục trộn đều với rượu, thêm 1,3 kg đường phèn hòa tan trộn chung với rượu. Sau cùng tiến hành lọc lấy phần rượu để sử dụng dần. Mỗi ngày sử dụng từ khoảng 20 – 40 g, lưu ý rằng rượu thuốc này không được sử dụng cho phụ nữ có thai.

- Món cháo giúp chữa tiêu chảy do nắng nóng, ẩm thấp, phong hàn và co giật tay chân:

  • Chuẩn bị: 50 g Gạo và 20 g Mộc qua.

  • Tiến hành: nấu Mộc qua với 200 mL nước, nấu đến khi nước cô lại còn 100 mL thì thêm vào 300 mL nước và cho gạo vào và nấu thành cháo loãng. Khi cháo chín thì thêm đường trắng vào và dùng ngay khi còn nóng. Sử dụng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Lưu ý khi sử dụng Mộc qua

- Ngày nay trên thị trường cũng có khá nhiều loại dược liệu cũng có tên Mộc qua. Vì vậy người dùng phải cẩn thận khi chọn dược liệu để tránh tình trạng nhầm lẫn hoặc sử dụng dược liệu không có chất lượng tốt.

- Nếu ăn quá nhiều Mộc qua sẽ gây nên tình trạng bí tiểu và tổn hại răng do dược liệu này có vị chua.

- Thương thực mà Tỳ Vị chưa hư, Trường Vị có tích trệ nhiều thì không nên dùng.

- Một số bài thuốc từ Mộc qua chứa dược liệu gây hư thai, vì vậy phụ nữ có thai không được tự ý sử dụng những bài thuốc trên.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không (Piper betle) là một loại cây thân leo có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Á, được sử dụng như một dược liệu quý từ lâu đời trong y học cổ truyền. Trầu không, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy Trầu không có nhiều thành phần hóa học quan trọng như tannin, phenol, alkaloid và flavonoid, có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lý răng miệng.
administrator
CÂY SỮA

CÂY SỮA

Cây sữa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây hoa sữa, mồng cua, mò cua, mùa cua. Cây sữa hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cây hoa sữa. Một loài cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng được trồng ven khắp các đường đi trên phố. Cây hoa sữa có một mùi hương rất đặc trưng và sẽ có một số người dị ứng với mùi của nó. Không chỉ với công dùng là một loại cây bóng mát, cây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả. Cây sữa có tác dụng phát hãn, chỉ thống, thông kinh, bình suyễn, tiêu tích và trừ đờm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THÔNG THIÊN

THÔNG THIÊN

Thông thiên hay còn gọi là huỳnh liên, trúc đào hoa vàng, là một dược liệu phổ biến ở vùng nhiệt đới. Cây Thông thiên được trồng làm cảnh khá nhiều ở miền nam Việt Nam. Bên cạnh đó, cây còn được sử dụng làm thuốc trợ tim trong các trường hợp bị suy tim, loạn nhịp,… Do thành phần của cây có chứa độc tố rất nguy hiểm, cần đặc biệt thận trọng khi dùng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông thiên và những công dụng của nó trong y học nhé.
administrator
HOA ĐẬU BIẾC

HOA ĐẬU BIẾC

Hoa đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XUYÊN TIÊU

XUYÊN TIÊU

Xuyên tiêu (Zanthoxylum simulans) là một loại cây thuộc họ Rutaceae, được sử dụng rộng rãi trong y học truyền thống của Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. Cây Xuyên tiêu được biết đến với tác dụng chữa trị đau nhức cơ bắp, đau đầu, đau răng và các triệu chứng viêm nhiễm khác. Ngoài ra, lá và quả của cây Xuyên tiêu cũng được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực và sản xuất rượu truyền thống.
administrator
SƯƠNG SÂM

SƯƠNG SÂM

Rễ cây Sương sâm có vị đắng, tính hàn, lá có tính mát, có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Do đó dược liệu thường được sử dụng để chữa: táo bón, tiêu độc, kiết lỵ, đau họng, đau lưng, đau dạ dày, đau răng, các tổn thương do té ngã. Ngoài ra, cây còn được dùng chữa các bệnh lý liên quan đến gan, huyết áp cao do tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày,…
administrator
THẠCH TÍN

THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.
administrator
KINH GIỚI

KINH GIỚI

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata ( Thunb.) Hyl. Họ: Hoa môi (Lamiaceae) Tên gọi khác: Khương giới, Giả tô, Thử minh, Tái sinh đơn
administrator