LONG NHÃN

Long nhãn hay còn được gọi là long nhãn nhục, là phần cùi của quả cây nhãn có tên khoa học là Euphoria longan (Lour.) Steud, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Long nhãn không chỉ đơn thuần là món ăn bổ dưỡng, cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng cho con người mà còn là một trong những thành phần của các bài thuốc Đông y trị táo bón, thiếu máu, với các tác dụng như an thần, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Long nhãn còn có các tên gọi khác như Á lệ chi, Nguyên nhục, Quế viên nhục, Bảo viên,…

daydreaming distracted girl in class

LONG NHÃN

 

Đặc điểm sinh thái của Long nhãn

- Mô tả vị thuốc: Long nhãn có màu vàng cánh gián hoặc có màu nâu đậm, có độ dày & mỏng khác nhau tùy từng loại, rách nứt theo thớ dọc và thường thấy cùi kết dính (dài 1,5 cm; rộng 2 – 4 cm; dày khoảng 0,1 cm). Vị thuốc này có bè ngoài nhăn nheo và mặt trong sáng bóng. Long nhãn có vị ngọt đậm, mùi thơm nhẹ, tính chất dẻo và mềm sờ không dính tay.

- Mô tả cây nhãn: Cây nhãn là loại cây ăn trái, sống lâu năm, thường được trồng nhiều ở những vùng nhiệt đới. Cây nhãn có thể đạt chiều cao đến 5 - 7 m. Thân thẳng đứng, phân thành nhiều nhánh cây lớn nhỏ khác nhau. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Lá kép, hình lông chim, mọc so le, gồm từ 5 – 9 lá chẻ hẹp dài 7 – 20 cm, rộng 2.5 – 5 cm. Hoa có màu vàng nhạt và mọc theo chùm ở đầu cành hoặc ở kẽ lá. Mỗi hoa gồm có 5 lá đài, 5 cánh rời nhau, có 5 – 6 tràng hoa, 6 – 10 nhị hoa, bầu gồm 2 - 3 ô. Trái có hình tròn, vỏ ngoài của trái màu nâu hoặc vàng nâu (chỉ có 1 ô của bầu phát triển thành trái), bên trong là lớp thịt màu trắng ngà, căng và mọng nước, bên trong thịt là phần hạt có màu đen.

- Phân bố: Cây nhãn được trồng khá nhiều những vùng nhiệt đới, thích hợp trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Trên thế giới, cây nhãn được tìm thấy nhiều ở các tỉnh phía nam của các nước như Trung Quốc, Indonesia, Myanmar, Ấn Độ và Thái Lan. Ở nước ta, loại cây này được trồng khá nhiều, chủ yếu là thu hoạch quả tiêu thụ trong nước & xuất khẩu như Hưng Yên, Nam Định, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hải Phòng…Trong đó Hưng Yên là tỉnh trồng nhãn nhiều nhất.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: dùng cùi trái của cây nhãn (Long nhãn) để làm thuốc. Ngoài ra, trong dân gian còn sử dụng một số bộ phận khác của cây nhãn như lá, hạt hay rễ.

- Thu hái:  thu hoạch hạt ở những trái của cây nhãn đã đủ chín, vỏ ngoài đã ngả sang màu vàng nâu. Thời điểm phù hợp để thu hoạch thường là vào tháng 7 – 9 hằng năm

- Chế biến: đem những trái nhãn thu hoạch được nhúng vào nước sôi từ 1 – 2 phút để loại sạch bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn, diệt men rồi vớt ra để ráo và đem đi phơi nắng. Khi những trái héo dần, đem đi sấy ở nhiệt độ 40 – 50oC trong khoảng thời gian từ 30 – 40 giờ. Sau khi sấy xong, tách bỏ vỏ và hạt chỉ lấy phần cùi nhãn & tiếp tục đem sấy ở nhiệt độ 50 – 60oC cho đến khi khô và các cùi không còn dính vào nhau thì được (độ ẩm dưới 15%).

- Bảo quản: Long nhãn rất dễ bị mốc, do đó cần phải được bảo quản trong bọc kín hoặc lọ thủy tinh trong khoảng thời gian ngắn. Bảo quản Long nhãn ở nhiệt độ phòng và tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bảo quản ở nơi thoáng mát.

Thành phần hóa học

Thịt nhãn: 

- Tươi: nước 77,15%, protid 1,47%, tro 0,01%, chất béo 0,13%, sắt, vitamin A,B,C, hợp chất Nitơ 20,55%, đường glucose 29,91%, đường saccharose 0,22% và acid tartric 1,26% 

- Khô: nước 0,85%, tro 3,36%, đường saccharose, glucose, sắt, vitamin C,…Ngoài ra, thịt nhãn còn chứa adenin, choline,… 

Hạt: tanin, tinh bột, chất béo (acid cyclopropanoid, acid dihydrosterculic), saponin. 

Lá: β-sitosterol, quercetin, 16-hentriacontanol, tannin & quercetrin.

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại

Chống oxy hóa, từ đó ngăn ngừa lão hóa cũng như tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh não nhờ hàm lượng vitamin & khoáng chất dồi dào. 

Tốt cho mắt & thị lực: giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như là đục thủy tinh thể nhờ thành phần riboflavin. 

Hỗ trợ tuần hoàn: do có chứa vitamin PP, giúp cải thiện tính đàn hồi của mạch máu, từ đó làm bền thành mạch và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp. 

Kháng nấm: ở một số nghiên cứu đã chứng minh Long nhãn có khả năng ức chế sự phát triển của nấm.

Ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.

Vị thuốc Long nhãn trong y học cổ truyền

Tính vị:

- Vị ngọt, tính ấm (theo Trung Dược Học)

- Vị ngọt, tính bình (theo Bản Kinh)

- Vị ngọt, tính ôn (theo Bản Thảo Hối Ngôn)

- Vị ngọt, chua (theo Tân Tu Bản Thảo)

Quy kinh: Long nhãn quy vào các kinh Tâm, Tỳ, Thận

Công dụng: trị ăn uống không tiêu, ăn không ngon; trị tiêu chảy; trị ho khan, ho đàm; trị đổ mồ hôi trộm ban đêm; trị chứng lo âu, lo lắng, suy nghĩ nhiều, hồi hộp, hư phiền; bổ tâm và tỳ, an thần, dưỡng huyết.

Chủ trị: Chữa mất ngủ, suy giảm trí nhớ, lo lắng, hay quên, suy nhược cơ thể, ăn uống không ngon miệng

Cách dùng – Liều dùng

Liều dùng: sử dụng từ 12 – 20 gam mỗi ngày.

Cách dùng: có thể sử dụng Long nhãn kết hợp với những vị thuốc khác, tùy thuộc vào từng bài thuốc. Dùng ở dạng chất cất hơi nước, cháo lỏng hoặc dạng thuốc sắc. Người bệnh nên dùng khi thuốc vẫn còn nóng, kiên trì sử dụng mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn. Tùy mục đích sử dụng có thể dùng Long nhãn với nhiều cách & liều lượng khác nhau. Phần quả của dược liệu này có thể ăn sống trực tiếp, làm món ăn,…

Một số bài thuốc có Long nhãn

Trong Y học cổ truyền, Long nhãn có trong khá nhiều bài thuốc trị thiếu máu, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mệt mỏi, lo âu, hay quên. Sau đây là một số bài thuốc từ Long nhãn được sử dụng phổ biến trong dân gian:

Bài thuốc từ Long nhãn giúp an thần, dưỡng tâm, trị huyết hư:

  • Sử dụng 16 g Long nhãn, 15 g Đại táo và 100 g Gạo tẻ (Ngạnh mễ). Đem các vị thuốc trên nấu cháo để dùng hằng ngày, người bệnh nên sử dụng khi cháo còn nóng. Thời gian sử dụng tối thiểu từ 2 – 3 tuần.

Bài thuốc từ Long nhãn trị mất ngủ, hay quên, hồi hộp, lo lắng:

  • Dùng Long nhãn, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Toan táo nhân, Phục thần mỗi vị 12 g; 8 g Đương quy; 6 g Viễn chí cùng với 4 g Mộc hương và 4 g Chích thảo. Đem các thành phần trên (trừ Mộc hương cho vào sau cùng) sắc cùng với 5 phần nước, sắc đến khi cô còn 2 phần để uống, có thể cho thêm vài lát Gừng tươi & Đại táo. Sử dụng thuốc khi còn nóng, nếu thuốc nguội thì nên hâm nóng lại trước khi dùng.

Bài thuốc từ Long nhãn trị tiêu chảy, tỳ hư:

  • Dùng 14 trái Long nhãn khô, 3 lát Sinh khương, đem hai vị thuốc trên sắc lấy nước uống.

Bài thuốc từ Long nhãn trị mất ngủ, rối loạn nhịp tim, đổ mồ hôi trộm ban đêm, ho khan, ho đàm:

  • Dùng 20 g Long nhãn và 20 g Kỷ tử và 30 g Yến sào. Đem các nguyên liệu trên cho vào nồi nấu nhừ, sau đó cho thêm ít đường phèn (tùy khẩu vị của mỗi người). Người bệnh có thể dùng để ăn trị bệnh hằng ngày.

Bài thuốc từ Long nhãn trị phù thũng:

  • Dùng Long nhãn khô, Sinh khương & Đại táo có liều lượng bằng nhau, đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống.

Bài thuốc từ Long nhãn trị tỳ hư ăn uống không tiêu, ăn không ngon miệng:

  • Dùng Long nhãn, Hoài sơn, Phục thần, Bạch truật với lượng 12 g mỗi vị; 10 g Ý dĩ nhân và 10 g Liên nhục cùng với 8 g Cam thảo. Đem các nguyên liệu trên sắc cùng với nước để uống và uống khi còn ấm.

Bài thuốc từ Long nhãn giúp bổ khí huyết, dưỡng tâm:

  • Dùng 300 g Long nhãn tươi & 500 g Đường cát trắng. Đem 2 nguyên liệu đi chưng khoảng 30 – 40 phút rồi đựng vào trong lọ thủy tinh để trữ và sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng từ 12 – 16 g, mỗi ngày sử dụng 2 lần.

Bài thuốc từ Long nhãn trị, thiếu máu, suy nhược cơ thể, cơ thể mệt mỏi, có tác dụng bổ huyết:

  • Dùng 300 g Long nhãn tươi và 500 g Đường trắng. Đem 2 nguyên liệu trên chưng thật kỹ, để nguội rồi sau đó đựng vào trong lọ thủy tinh để trữ và sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng từ 12 – 16 g, sử dụng mỗi ngày 2 lần.

  • Dùng Long nhãn, Hạt sen mỗi loại từ 16 – 30 g cùng với 100 g Gạo tẻ, đem các thành phần trên nấu thành cháo để sử dụng. Người bệnh nên sử dụng cháo hằng ngày để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn, sử dụng khi cháo vẫn còn nóng.

Lưu ý khi sử dụng

Những người dùng thuộc những trường hợp sau đây không được dùng Long nhãn & một số bài thuốc từ vị này như:

  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong vị Long nhãn

  • Có đờm hỏa hoặc có thấp ở trung tiêu (theo Trung Dược Học)

  • Bên trong có uất hỏa, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bị cảm bên ngoài (theo Đông Dược Học Thiết Yếu)

  • Trướng bụng, nôn, ho, nấc cụt, sốt nhiều đờm dịch xuân tiết.

Ngoài ra còn một số kiêng kỵ khi sử dụng Long nhãn:

  • Mẫn cảm hay dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong những bài thuốc. 

  • Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng.

  • Ăn quá nhiều Long nhãn có thể dẫn đến tình trạng nóng trong người, nổi mụn, táo bón,.. 

  • Thời điểm thích hợp để sử dụng Long nhãn để tránh ảnh hưởng đến dạ dày là từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn.

Long nhãn không chỉ là loài cây ăn trái quen thuộc, mà từ lâu đã được dùng trong dân gian với những tác dụng mà dược liệu này mang lại trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể sử dụng tối ưu giá trị của Long nhãn đối với sức khỏe, người sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để đạt hiệu quả điều trị và tránh những tác dụng không mong muốn. Trong quá trình điều trị bệnh bằng dược liệu Long nhãn, người bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân nào, cần ngưng sử dụng và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

 

Có thể bạn quan tâm?
SƠN TRA

SƠN TRA

Sơn tra có vị ngọt, chua nhẹ, tính hơi ôn, không độc, có công dụng trợ tiêu hóa, hoạt huyết, giảm ứ, lợi tiểu,… Do đó được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, không ngon miệng, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy…
administrator
RÂU MÈO

RÂU MÈO

Orthosiphon aristatus hay râu mèo, là cây thân thảo nhiệt đới điển hình, thân cây có cạnh, rãnh dọc và ít phân nhánh. Được dùng để trị sỏi thận, tiểu tiện không thông, phù thũng, đau khớp, gút, rối loạn tiêu hóa…
administrator
ĐINH LĂNG

ĐINH LĂNG

Đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một loại cây dược liệu có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Loài cây này có vị ngọt, tính ấm và có tác dụng bổ thận, tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ trị liệu bệnh ung thư. Hiện nay, Đinh lăng được nghiên cứu để phát triển thành các sản phẩm chức năng và có tiềm năng trong điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, việc sử dụng Đinh lăng cần tuân thủ đúng liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe.
administrator
CỦ GẤU TÀU

CỦ GẤU TÀU

Củ gấu tàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu tẩu, ô đầu, thiên hùng, trắc tử, xuyên ô, gấu tàu, co ú tàu, thảo ô. Củ gấu tàu thường được nhân dân sử dụng để nấu cháo ăn hoặc dùng chữa chứng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên vị thuốc này có độc tính mạnh (do hàm lượng acotinin cao) nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐƯỜNG PHÈN

ĐƯỜNG PHÈN

Đường phèn là một loại gia vị quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, làm thức uống giải khát mà còn là dược liệu quý báu. Với sự đa dạng trong thành phần, đường phèn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LA HÁN QUẢ

LA HÁN QUẢ

La hán quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Giải khổ qua, mộc miết, quả la hán. La hán quả thường dùng trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, trị ho, thông đại tiện. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY SẢ

CÂY SẢ

Cây sả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sả chanh, cỏ sả, hương mao, lá sả. Cây sả mọc hoang và được trồng trên khắp mọi miền của nước ta, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Sả cũng là một trong mười vị thuốc trong toan căn bản của Y Học Cổ Truyền, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, sả còn là nguyên liệu trong mỹ phẩm làm mượt tóc, cất tinh dầu,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠCH CƯƠNG TẰM

BẠCH CƯƠNG TẰM

Bạch cương tằm là vị thuốc có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, khá phổ biến trong dược liệu Đông y. Nhìn có vẻ bình thường nhưng từ những con tằm ăn dâu bị nhiễm khuẩn Batrytis Blas rồi chết cứng (tằm vôi), sau đó được các thầy thuốc đem đi phơi khô thành vị thuốc hết sức thú vị.
administrator