BẠCH CƯƠNG TẰM

Bạch cương tằm là vị thuốc có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, khá phổ biến trong dược liệu Đông y. Nhìn có vẻ bình thường nhưng từ những con tằm ăn dâu bị nhiễm khuẩn Batrytis Blas rồi chết cứng (tằm vôi), sau đó được các thầy thuốc đem đi phơi khô thành vị thuốc hết sức thú vị.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH CƯƠNG TẰM

Tên gọi khác: Cương tàm, cương trùng, thiên trùng, bạch cam toại, tử lăng, cương nghĩ tử, chế thiên trùng, Sao cương tằm, Sao giai tam, Tằm cô chỉ

Tên khoa học: Bombyx cum Botryte

Họ: Tằm Bombycidae

Đặc điểm tự nhiên

Con tằm dùng làm bạch cương tằm khi chết thường được cho vào vôi sấy khô cứng. Vì thế bạch cương tằm hình con tằm hình ống tròn, cong queo, vỏ ngoài màu xám trắng hoặc màu nâu xám dài khoảng 3 – 9,5 cm, đường kính 5mm. Có chất cứng nhưng giòn, khi bẻ đôi, ở vết bẻ có màu xanh nâu, mùi hơi khắm, vị hơi đắng.

Nên chọn lấy những con tằm bị chết trắng nằm thẳng cứng đờ trong nong mới là thuốc tốt. Những con tằm chết do nguyên nhân khác, hoặc là tằm bủng tằm xấu được đem luộc rồi phơi khô trộn ít bột nếp, hoặc tẩm vôi cho trắng ra, để làm giả, sử dụng sẽ không mấy công hiệu.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Tằm

Thu hái: Vào giữa tháng 4 – 5, người ta thường chọn những con tằm chết cứng do bị nhiễm vi khuẩn
Chế biến: Có nhiều cách bào chế:

Theo Trung y: Ngâm vào nước vo gạo một ngày đêm cho nhớt dầu nổi lên mặt nước, sấy khô nhỏ lửa, chùi sạch lông vàng và miệng đen rồi tán bột (theo Lôi Công).

Theo kinh nghiệm Việt Nam: ngâm nước vo gạo một đêm, quấy nhẹ tay cho tơ và nhớt ra hết, vớt ra, đem phơi hoặc sấy khô. Dùng vào thuốc thang hoặc tán bột làm hoàn tán.
Dùng vôi để bảo quản, để nơi khô ráo, chú ý tránh ẩm thấp, bụi bẩn.

Thành phần hóa học

Trong Bạch cương tàm chứa: chất protid khoảng 67%, chất béo 4.5%, độ tro 6.34%.

Công dụng

Trong Y Học Cổ Truyền, bạch cương tàm là vị thuốc quý, thường được sử dụng ở nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, với những tác dụng sau đây:

+Co giật, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, hoa mắt do sốt.

+Trẻ em khóc đêm, hay giật mình.

+Chữa viêm họng, viêm thanh quản.

+Chữa ho lâu ngày do viêm phế quản mãn.

+Chữa lao hạch.

+Chữa di tinh, liệt dương ở nam giới.

+Chữa băng huyết, khí hư, sinh xong đau bụng ở nữ giới.

+Dùng ngoài chửa lở ngứa, nổi ban, có thể uống chung một số vị thuốc như Phòng phong, Thuyền thoái, Tang diệp, Cúc hoa.

+Hỗ trợ trong điều trị tai biến mạch máu não.

Liều dùng

Ngày dùng 6 – 12g.

Lưu ý

Các trường hợp huyết hư không nên sử dụng.

Có thể bạn quan tâm?
RAU DỀN CƠM

RAU DỀN CƠM

Dền cơm (Amaranthus lividus) là loại cây thân thảo, có bộ rễ khỏe, ăn sâu và bám chắc vào lòng đất. Thân màu xanh, mọc thẳng đứng hoặc nằm, mọng nước, thường có một nhánh to từ gốc, cong, không lông, không gai.
administrator
BỒ KẾT

BỒ KẾT

Bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác, phắc kết, co kết, trư nha tạo giác, tạo giáp, tạo giác, co kết. Bồ kết là loại quả dùng để gội đầu, rất an toàn và dường như không có tác dụng phụ. Từ xa xưa, phụ nữ Việt đã có thói quen sử dụng loại thảo dược thiên nhiên này để gội đầu nhằm nuôi dưỡng mái tóc suôn mượt và chắc khỏe. Nhưng bên cạnh đó, nó còn rất nhiều công dụng khác với sức khỏe và làm đẹp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂU TẰM

DÂU TẰM

Dâu tằm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tầm tang, cây mạy môn. Từ rất lâu đời, cây Dâu tằm đại diện cho truyền thống trồng dâu nuôi tằm của nhân dân ta. Không chỉ có vậy, gần như toàn bộ các bộ phận trên cây Dâu tằm đều là những vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Từ lá, quả đến cành, rễ, vỏ thân, ký sinh của Dâu tằm. Mỗi bộ phận đều có tên riêng và công dụng riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HÀ DIỆP

HÀ DIỆP

Hà diệp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lá sen. Hầu như tất cả các bộ phận của cây sen đều sử dụng được, trong đó lá sen (hà diệp) được phơi khô và dùng như một vị thuốc chữa bệnh béo phì. Lá bánh tẻ của cây sen hái bỏ cuống rồi phơi hoặc sấy khô được gọi là hà diệp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỎA DƯƠNG

TỎA DƯƠNG

Tỏa dương (Balanophora sp.) là một loại thảo dược quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, huyết áp, đường huyết và đau nhức xương khớp. Với hình thái đặc biệt và các thành phần hóa học đa dạng, Tỏa dương là một nguồn dược liệu quý giá đã được nghiên cứu và khai thác để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng Tỏa dương cần được thực hiện đúng cách và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần hóa học, tính vị, quy kinh, công dụng và cách sử dụng Tỏa dương trong Y học cổ truyền và hiện đại.
administrator
HƯƠNG THẢO

HƯƠNG THẢO

Hương thảo là dược liệu được biết đến với tác dụng chữa các bệnh về ho, viêm họng, thấp khớp, đau nửa đầu, viêm giác mạc, trướng bụng khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, chữa căng thẳng thần kinh, ngăn ngừa rụng tóc...
administrator
ÍCH MẪU

ÍCH MẪU

- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. - Họ: Lamiaceae (Hoa môi) - Tên gọi khác: Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái) Cây ích mẫu sở dĩ có tên như vậy vì nó có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ).
administrator
XÀ SÀNG

XÀ SÀNG

Xà sàng (Cnidium monnieri) là một loại dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong trong y học cổ truyền. Xà sàng được biết đến với tác dụng chữa trị nhiều bệnh như ngứa ngáy, viêm da, rôm sảy, đau đầu, và còn có tác dụng giúp tăng cường sinh lý nam giới. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Xà sàng và cách sử dụng dược liệu này nhé.
administrator