MỘC HOA TRẮNG

Mộc hoa trắng là một loại dược liệu quý có thành phần hóa học rất đa dạng và có hoạt tính cao. Thường được sử dụng từ lâu trong điều trị rất nhiều bệnh lý, nhất là những bệnh đường tiêu hóa hoặc đái tháo đường. Trong đó phổ biến nhất là điều trị kiết lỵ và viêm đại tràng.

daydreaming distracted girl in class

MỘC HOA TRẮNG

Giới thiệu về dược liệu Mộc hoa trắng

Mộc hoa trắng là một loại dược liệu quý có thành phần hóa học rất đa dạng và có hoạt tính cao. Thường được sử dụng từ lâu trong điều trị rất nhiều bệnh lý, nhất là những bệnh đường tiêu hóa hoặc đái tháo đường. Trong đó phổ biến nhất là điều trị kiết lỵ và viêm đại tràng.

- Tên khoa học: Holarrhena antidysenteria Wall.

- Họ khoa học: Apocynaceae (họ Trúc đào).

- Tên gọi khác: Mức hoa trắng, Mức lá to, Thừng mực lá to, Mộc vài, cây Sừng trâu,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Mộc hoa trắng

- Đặc điểm thực vật:

  • Mộc hoa trắng là một loại thuốc quý, dạng cây bụi rụng lá. Thân cây to hay nhỏ còn phụ thuộc vào nơi sinh sống, có thể đạt chiều cao đến khoảng 12 - 13 m và chu vi thân khoảng 1,1 m. Cành non nhẵn hoặc mang các lông tơ có màu nâu đỏ, trên bề mặt có chứa nhiều bì khổng trắng rất rõ. Phần sẹo của lá còn sót lại sẽ nổi hẳn lên trên.

  • Lá Mộc hoa trắng mọc đối và gần như không có cuống và cũng không có lá kèm, hình bầu dục, cả phần đầu và đáy lá đều có thể thuôn tròn hoặc nhọn. Lá có thể có chiều dài khoảng 12 – 30 cm, còn chiều rộng khoảng từ 4 – 12 cm, bề mặt lá bóng có màu xanh lục nhạt.

  • Hoa có màu trắng, mọc thành xim hình ngù ở đầu cành hoặc ở nách lá, không có lông. Thùy của đài hoa có chiều dài khoảng 2,5 – 3 mm có hình mũi mác thuôn dài, đầu thùy nhọn và có các lông tơ.

  • Quả Mộc hoa trắng là quả nang chia nhỏ, mọc song song. Quả có hình trụ, có màu nâu và có vân dọc hình hơi vòng cung có chiều dài khoảng 15 – 30 cm nhưng chiều rộng chỉ khoảng từ 5 – 7 mm. 

  • Trong quả chứa nhiều hạt có chiều dài 10 – 20 mm, rộng khoảng 2,5 mm và dày khoảng 1 – 1,5 mm có màu nâu nhạt. Đáy hạt có hình tròn với phần đầu hạt hơi lép và lõm một mặt, trên mặt hạt còn có một đường màu trắng hơi nhạt. Chùm lông của hạt có chiều dài khoảng 2 – 4,5 cm. 

  • Trên thực tế thường dễ nhầm lẫn vỏ thân của cây Mộc hoa trắng với các cây Lòng mứt (Wrightia tinctoria) cũng thuộc họ Trúc đào. Do đó thường gặp tình trạng sử dụng vỏ thân cây Lòng mứt để giả mạo dược liệu Mộc hoa trắng. Tuy vậy, các đặc điểm dược lý & đặc tính dược liệu của 2 loại cây này là khác nhau.

- Phân bố: Mộc hoa trắng được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Miễn Điện… Riêng ở Việt Nam, cây mọc dại ở khắp nơi. Điển hình nhất là các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh,…

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: hạt và vỏ cây dùng làm thuốc.

- Thu hái: thời điểm thu hái Mộc hoa trắng thích hợp nhất là vào mùa thu đông khi quả đã chín già (mùa hoa ở vào khoảng tháng 3 đến tháng 7, mùa quả khoảng từ tháng 6 đến tháng 12).

- Chế biến: sau khi thu hái thì có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc đem đi phơi khô hoặc sấy khô để bảo quản và sử dụng dần.

Thành phần hóa học của Mộc hoa trắng

Mộc hoa trắng có các thành phần phần hóa học chủ yếu như sau:

- Các hợp chất alkaloid như: conessin (thành phần hoạt chất chính của Mộc hoa trắng), conessinidin, norconesin, isoconesimin, conkurchin, holarhenin, holarrhemin, kurchin,…

- Thành phần dầu chiếm khoảng 36 – 40% trong hạt Mộc hoa trắng.

Công dụng – Tác dụng của Mộc hoa trắng theo Y học hiện đại

- Diệt ký sinh trùng, diệt giun: nhờ thành phần conessin trong Mộc hoa trắng có khả năng diệt giun, đồng thời có tác dụng đối với cả kén giun & amip.

- Giảm tiêu chảy: Mộc hoa trắng có khả năng ức chế sự sản xuất & bài tiết độc tố của vi khuẩn gây hại đường ruột, bên cạnh đó còn làm giảm độc lực của các chủng vi khuẩn gây độc tố lên ruột (ETEC). Do đó, Mộc hoa trắng giúp bảo vệ ruột và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy. Các chủng vi khuẩn mà Mộc hoa trắng cho tác dụng bao gồm Shigella, Staphylococcus aureus, S. aureus, Salmonella typhi, Vibrio cholera, Pseudomonas aeruginosa,…

- Ngăn ngừa đái tháo đường: chiết xuất của Mộc hoa trắng có khả năng ức chế hoạt động của enzyme α-glucosidase. Từ đó giúp làm giảm sự hấp thu carbohydrate ở ruột và làm giảm sự tăng đường huyết sau khi ăn.

- Chống ung thư: Mộc hoa trắng cho thấy khả năng chống lại 14 dòng tế bào ung thư khác nhau ở người từ 9 loại mô khác nhau như vú, ruột, cổ tử cung, thần kinh trung ương, phổi, gan, miệng, buồng trứng và tuyến tiền liệt.

- Các công dụng khác: hoạt chất conessin có trong Mộc hoa trắng rất ít độc. Khi sử dụng ở liều cao sẽ có tác dụng gần giống với morphine. Bao gồm kích thích sự co bóp nhu động ruột và tử cung, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp,…

Vị thuốc Mộc hoa trắng trong Y học cổ truyền

- Tính vị: hạt Mộc hoa trắng có vị đắng.

- Quy kinh: chưa tìm thấy thông tin.

- Công năng – chủ trị: chữa kiết lỵ, ngừa và điều trị các chứng viêm đại trường, chữa ký sinh như lỵ amib, hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa,…

Cách dùng – Liều dùng Mộc hoa trắng

- Cách dùng: dựa vào từng mục đích sử dụng mà có thể dùng Mộc hoa trắng ở các dạng khác nhau như cao lỏng hoặc thuốc bột.

- Liều dùng: các liều lượng sử dụng như sau:

  • Cồn thuốc từ hạt: sử dụng khoảng 2 – 6 g mỗi ngày.

  • Thuốc bột từ hạt: sử dụng khoảng 3 – 6 g mỗi ngày.

  • Cao thuốc lỏng: sử dụng khoảng 1 – 3 g mỗi ngày.

  • Thuốc bột từ vỏ thân: sử dụng khoảng 10 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Mộc hoa trắng

- Bài thuốc trị kiết lỵ:

  • Chuẩn bị: vỏ cây Mộc hoa trắng với liều lượng vừa đủ. 

  • Tiến hành: đem dược liệu này đi phơi khô hoặc sấy khô rồi đem đi tán thành bột mịn. Có thể sắc với nước hoặc hòa với nước sôi để nguội bớt rồi uống hằng ngày, sử dụng với liều từ 10 – 15 g. Duy trì dùng liên tục & đều đặn đến khi bệnh tình được cải thiện.

- Bài thuốc trị viêm đại tràng:

  • Bài thuốc 1: nguyên liệu gồm vỏ cây Mộc hoa trắng với liều lượng tùy ý. Đem đi tán thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng khoảng 10 g sắc cùng với nước để uống khi thuốc vẫn còn ấm.

  • Bài thuốc 2: nguyên liệu gồm phần hạt của Mộc hoa trắng. Đêm các hạt đi tán thành bột rồi mỗi ngày lấy khoảng từ 10 đến 15 g sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày có thể sử dụng nhiều lần và cần sử dụng kiên trì trong khoảng thời gian dài.

Lưu ý khi sử dụng Mộc hoa trắng

- Về độc tính: thành phần hoạt chất conessin có trong Mộc hoa trắng là một alkaloid độc nhưng không có độc lực mạnh. Tuy nhiên với liều sử dụng cao thì có thể gây ra liệt trung tâm hô hấp. Chất có tác dụng gây tê tại chỗ nếu sử dụng đường tiêm tuy nhiên cũng sẽ có thể dẫn đến tình trạng hoại tử, do đó không được sử dụng để làm thuốc gây tê.

- Tránh sử dụng Mộc hoa trắng đối với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.

- Phải thật thận trọng khi sử dụng Mộc hoa trắng cho trẻ em.

 

Có thể bạn quan tâm?
GIẢO CỔ LAM

GIẢO CỔ LAM

Giảo cổ lam, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cổ yếm, dền toòng.
administrator
MĂNG CỤT

MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.
administrator
NGƯU TẤT

NGƯU TẤT

Cây ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) thuộc dạng thân thảo sống lâu năm, thân mảnh, hơi vuông, mọc thẳng.
administrator
HOA ĐẬU BIẾC

HOA ĐẬU BIẾC

Hoa đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
Ổ RỒNG

Ổ RỒNG

Ổ rồng là một loài dược liệu quý có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ổ rồng được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị một số bệnh như phù thũng, ghẻ ngứa, mẩn ngứa và làm liền xương. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số hoạt chất có trong Ổ rồng có khả năng chống oxy hóa và chống viêm, đem lại nhiều tiềm năng trong việc chữa trị các bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm và tổn thương tế bào.
administrator
ĐUÔI CHUỘT

ĐUÔI CHUỘT

Dược liệu Đuôi chuột (Stachytarpheta jamaicensis) là một loài thực vật được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại. Được biết đến với tên gọi khác là Điềm thông, Đũa bếp, Cỏ đuôi lươn, Mạch lạc, Bôn bôn, Hải tiên, Giả mã tiên, Đuôi chuột được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa và kháng viêm. Ngoài ra, loài cây này cũng có các tính chất khác như chống nấm, giảm đau và tăng cường miễn dịch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần và các công dụng của dược liệu Đuôi chuột.
administrator
ĐẢNG SÂM

ĐẢNG SÂM

Đảng sâm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lộ đảng sâm, bạch đẳng sâm, điều đảng sâm, đẳng sâm bắc, đẳng sâm nam. Đẳng sâm hay đảng sâm có công dụng làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận. Ngoài ra Đảng sâm còn chữa mệt mỏi, kém ăn, ho, đau dạ dày, thiếu sữa. Có nhiều công dụng, và giá thành rẻ hơn nhân sâm, nên nó được gọi là Sâm cho mọi nhà. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HỢP HOAN BÌ

HỢP HOAN BÌ

Hợp hoan bì là vỏ cây hợp hoan. Hợp hoan bì được sử dụng làm dược liệu với công dụng: an thần, hoạt huyết, giảm sưng tấy, mất ngủ, tổn thương do ngã, nhện cắn, trị viêm phổi...
administrator