HOA ĐẬU BIẾC

Hoa đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOA ĐẬU BIẾC

Đặc điểm tự nhiên

Cây hoa đậu biếc thuộc loại cây thân thảo, mềm, sống nhiều năm, thường leo nơi hàng rào tạo thành giàn hoa, trang trí đẹp mắt. Lá mọc đối, dạng bầu dục, sắc xanh đậm. Phiến lá có gân nổi rõ, lông tơ bao phủ, cuống dài.

Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Hình dáng hoa được mô tả giống bộ phận sinh dục nữ, kích thước khoảng 4×3cm. Cánh hoa có thể thuộc loại cánh đơn hoặc kép. Trong thực tế, màu sắc hoa khá đa dạng có thể xanh lam đậm, trắng, nhưng có lẽ phổ biến hơn cả là sắc xanh tím. Hương hoa dịu nhẹ đặc trưng, nếu ngâm vào trong nước sẽ tạo thành loại nước màu xanh biếc, hầu như không có vị.

Quả dẹt, dài khoảng 5cm, lúc non sắc xanh, chuyển nâu đậm dần khi già. Bên trong quả có khoảng 6-10 hạt, đen, bóng.

Từ lúc gieo trồng đến thu hoạch trong khoảng 3-5 tháng. Ra hoa thường vào tháng 6 đến tháng 11 hằng năm.

Theo nhiều tài liệu ghi nhận, nguồn gốc của cây đậu biếc là từ châu Á. Ngày nay, loài phân bố ở khắp thế giới, xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,… Loài thích hợp sinh sống và phát triển mạnh mẽ nơi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Ở Việt Nam, ta dễ dàng bắt gặp đậu biếc ở hàng rào, sân vườn, công viên… Tùy vào địa phương, có thể dùng cây làm cảnh, che bóng mát, phân bón, che phủ, cải tạo đất.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phần dùng: Hoa là bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: 

Chế biến: Sau khi hái hoa trực tiếp từ trên cây, dùng nước rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp theo nên để hoa tươi vào trong bọc kín, cất giữ nơi thoáng mát, tránh côn trùng. Tuy nhiên, để kéo dài thời gian bảo quản, tránh ẩm mốc, ta nên phơi hoa khô ráo để tủ lạnh ngăn mát dùng dần.

Thành phần hóa học

Theo nhiều tài liệu, hoa đậu biếc có thành phần hóa học khá phong phú và đa dạng. Với nhiều chất hữu cơ vừa tạo sắc hoa rực rỡ vừa mang lại giá trị sức khỏe cao như:

+Flavonoid gồm anthocyanin-hoạt chất tạo nên màu sắc hoa đặc trưng.

+Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học còn tìm thấy các hoạt chất như: glycosid, este, saponin, tannin, alkaloid, carbohydrate, protein, tinh dầu, chất chống oxy hóa, nucleotide, acetylcholine, cyclotides…

+Ngoài ra phần hạt chứa nhiều acid amin và chất dầu có độc tính.

Tác dụng

+Tác dụng chống oxy hóa: Trong hoa đậu biếc chưa một lượng lớn “chất nhuộm màu tự nhiên" tên là anthocyanins hay delphinidin giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim và ung thư. Delphinidin đã được chứng minh là có khả năng chống lại quá trình peroxy hóa lipid. Đây là quá trình khiến màng tế bào bị phá hủy, làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể và góp phần hình thành nên hợp chất malondialdehyde gây ung thư.

+Tác dụng hạn chế nguy cơ bệnh tiểu đường: Chất Anthocyanins có trong hoa đậu biếc giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ức chế hoạt động của các loại enzyme tiêu hóa carbohydrate như alpha-amylase tuyến tụy, alpha-glucosidase ruột và sucrase ruột. Điều này giúp quá trình tiêu hóa và khả năng hấp thụ đường chậm lại, làm giảm đáng kể lượng insulin và lượng đường trong máu. Khi lượng insulin trong máu giảm cũng sẽ làm giảm nguy cơ kháng insulin, hạn chế nguy cơ béo phì, rối loạn chức năng mạch máu và hội chứng chuyển hóa. 

+Tác dụng đối với hệ tim mạch: Các chất chứa trong loài hoa đậu biếc có tác dụng kiểm soát huyết áp và hàm lượng cholesterol trong cơ thể người bệnh. Nghiên cứu tiến hành trên động vật đã chỉ ra rằng chiết xuất của hoa đậu biếc giúp hạ huyết áp nhờ đặc tính làm thông thoáng lòng mạch máu để tăng cường dòng chảy lưu thông. Thêm vào đó, một công dụng tuyệt vời khác không thể bỏ qua của hoa đậu biếc đó là ngăn cản sự hình thành huyết khối - một trong những yếu tố nguy hiểm dẫn tới đột quỵ.

+Tác dụng chống nấm và kháng khuẩn: hoa đậu biếc chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa giúp phát huy tác dụng kháng nấm (trong đó có bào tử nấm Penicillium expansum) và chống lại vi khuẩn gây bệnh (ví dụ như S. aureus  và S. mutans).

+Tác dụng duy trì sức khỏe của đôi mắt: Công dụng hoa đậu biếc còn rất hiệu quả trong việc giúp bạn duy trì đôi mắt khỏe mạnh. Một chất chống oxy hóa trong trà loại trà này là proanthocyanidin có chức năng tăng lưu lượng máu đến mao mạch của mắt. Điều này hỗ trợ điều trị tình trạng tổn thương võng mạc, tăng nhãn áp hoặc mắt bị mờ.

+Tác dụng giảm căng thẳng: Một ly trà đậu biếc sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần sau một ngày dài làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Chất chống oxy anthocyanin chứa trong loại trà này được chứng minh là giúp cải thiện tâm trạng và thư giãn thần kinh, hỗ trợ có được giấc ngủ ngon hơn.

+Tác dụng giảm cân: Trà đậu biếc giúp bạn giảm cân bằng cách ngăn ngừa và cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm có thể gây tăng cân, đặc biệt là ở vùng bụng. Hợp chất quan trọng trong trà đậu biếc là catechin EGCG (epigallocatechin gallate), một chất giúp thúc đẩy việc đốt cháy calo, tăng cường quá trình trao đổi chất.

Liều dùng

Đa số hoa đậu biếc được sử dụng dưới dạng tươi, khô, bột… Mỗi ngày, lấy khoảng 5 hoa khô, pha với 200-400 ml nước sôi để uống. Sau khoảng thời gian ngắn, ta thu được dung dịch màu xanh biếc đẹp đặc trưng, mùi hương nhẹ nhàng. Mỗi ngày nên dùng khoảng 1-2 gram hoa khô, khoảng 5-10 bông.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ đang mang thai, cho con bú và phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh.

+Người đang dùng các thuốc chống đông máu hay đang chuẩn bị cho phẫu thuật (khoảng 2 tuần).

+Các trường hợp huyết áp và đường huyết thấp cần cẩn trọng.

+Phần hạt đậu biếc chứa 12% chất dầu, có độc tính. Cần cẩn thận, bởi nếu nuốt phải dễ bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy.

+Không nên sử dụng, dung dịch hoa đậu biếc ngâm quá lâu. Bởi có thể làm mất đi hương vị màu sắc vốn có và cả công dụng của hoa.

+Nhiệt độ để pha trà là nước ở nhiệt độ khoảng 90 độ C. Bởi lẽ nếu nước có nhiệt độ quá cao dễ làm mất đi hương vị của hoa và có thể làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

 

Có thể bạn quan tâm?
MỘC NHĨ

MỘC NHĨ

Nhắc đến Mộc nhĩ (hoặc cái tên phổ biến khác là Nấm mèo), hầu như ai cũng nghĩ đến một loại thực phẩm cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng được sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Tuy nhiên, không chỉ là một loại rau hay là một loại gia vị, Mộc nhĩ còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh.
administrator
MƯỚP GAI

MƯỚP GAI

Mướp gai có tác dụng chống oxy hóa, có vai trò trong hiệu quả bảo vệ gan. Thân rễ có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, trừ đờm, bình suyễn.
administrator
XÀ SÀNG

XÀ SÀNG

Xà sàng (Cnidium monnieri) là một loại dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong trong y học cổ truyền. Xà sàng được biết đến với tác dụng chữa trị nhiều bệnh như ngứa ngáy, viêm da, rôm sảy, đau đầu, và còn có tác dụng giúp tăng cường sinh lý nam giới. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Xà sàng và cách sử dụng dược liệu này nhé.
administrator
CÂY BÌM BỊP

CÂY BÌM BỊP

Bìm bịp (Clinacanthus nutans) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền của Đông Nam Á. Nó có mùi thơm và vị đắng, được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh như viêm da, mẩn ngứa, cảm cúm, và đau đầu. Ngoài ra, Bìm bịp còn có các thành phần hoạt chất quan trọng như flavonoid và phenolic, đã được nghiên cứu cho hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý khác. Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về đặc điểm, tính chất và công dụng của dược liệu Bìm bịp.
administrator
VIỄN CHÍ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

VIỄN CHÍ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Viễn chí (Polygala tenuifolia) là một loại cây thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị rối loạn tâm lý, chứng mất ngủ, trầm cảm và rối loạn lo âu. Ngoài ra, Viễn chí còn có tác dụng hỗ trợ trí nhớ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Viễn chí và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe nhé.
administrator
RAU KHÚC

RAU KHÚC

Rau khúc có tính bình, vị ngọt và hơi đắng, không chứa độc, đi vào kinh Tỳ và Phế, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, thư phế, tiêu đờm, chỉ khái, khu phong hàn điều kinh và hạ huyết áp.
administrator
LÁ CÁCH

LÁ CÁCH

Lá cách, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vọng cách, cách biển, lộc cách. Lá cách được biết đến là một trong những loại rau thường xuất hiện trong các bữa ăn tại các gia đình Việt. Nhưng ít ai biết rằng nó còn được coi như một vị thuốc quý, có tác dụng điều trị hữu hiệu nhiều loại bệnh như là vị thuốc bảo vệ gan, thanh nhiệt, chữa lỵ, hạ huyết áp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
VÔNG VANG

VÔNG VANG

Dược liệu Vông vang (Abelmoschus moschatus) là một loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Các thành phần hóa học trong Vông vang như flavonoid, acid hữu cơ và chất nhầy đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng khác nhau trong y học. Vông vang được sử dụng để chữa bệnh và làm thuốc truyền thống từ hàng trăm năm qua và hiện nay đang được nghiên cứu để áp dụng trong y học hiện đại.
administrator