RAU KHÚC

Rau khúc có tính bình, vị ngọt và hơi đắng, không chứa độc, đi vào kinh Tỳ và Phế, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, thư phế, tiêu đờm, chỉ khái, khu phong hàn điều kinh và hạ huyết áp.

daydreaming distracted girl in class

RAU KHÚC

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Pseudognaphalium affine (D.Don) Anderb.

Tên đồng nghĩa: Gnaphalium affine G.Don.

Gnaphalium multiceps Wall.

Họ: Cúc (Asteraceae).

Tên gọi khác: Hoàng nhung gần, phật nhĩ thảo, thanh minh thảo, thử khúc thảo, hài nhi thảo hoặc hoàng hoa bạch thảo,…

Đặc điểm dược liệu

Rau khúc là loại cây thân thảo sống lâu năm. Thân mọc đứng thành cụm, được bao phủ bởi lớp lông trắng như len. 

Lá mọc so le, hình bầu dục, có đầu hơi nhọn, cả hai bề mặt lá đều có lông len, gân giữa nổi rõ. 

Hoa nhỏ mọc thành cụm ở ngọn thân, có cánh nhỏ, màu vàng. Lá bắc hình bầu dục – thuôn từ ngoài vào trong, có lông len ở lưng, đầu mang hoa cái và hoa lưỡng tính.

Quả bế hình trứng, rải rác có các hạch nhỏ. 

Mùa hoa quả của cây rau khúc thường vào tháng 3 – 5.

Phân bố, sinh thái

Rau khúc có hai loại là rau khúc nếp và rau khúc tẻ, lá cây khúc tẻ thường to hơn khúc nếp. Nhưng rau khúc nếp thường thơm và ngon hơn khúc tẻ.

Rau khúc là cây ưa sáng và khí hậu ẩm mát, thường gặp trong thời kỳ có nền nhiệt độ thấp nhất trong năm. Cây ra hoa quả nhiều, sau khi quả già, toàn cây tàn lui vào mùa hè – thu. Cây phân bố rải rác khắp thế giới, tập trung nhiều nhất ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới. Các tỉnh Đông Á như Trung Quốc có hơn 10 loài, Đài Loan, Nhật Bản hay Nepal, Ấn Độ có 9 loài và Thái Lan.

Tại Việt Nam có khoảng 5 loài rau khúc, cây phân bố trải dài từ Hà Giang đến Bảo Lộc như Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn thân

Thu hái và chế biến: Có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Thành phần hóa học 

Toàn cây Rau Khúc chứa flavonoid 5%, Quercetin, Luteolin, tinh dầu 0,05%, Alkaloid, Gnaphalin, Stigmasterol, chất xà phòng hóa 0,58%, các vitamin B, C, caroten, chất nhựa, dầu béo.

Tác dụng - Công dụng 

Rau khúc có tính bình, vị ngọt và hơi đắng, không chứa độc, đi vào kinh Tỳ và Phế, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, thư phế, tiêu đờm, chỉ khái, khu phong hàn điều kinh và hạ huyết áp. Do đó, dược liệu thường được dùng để cải thiện các vấn đề sức khỏe như:

- Giúp điều kinh và hạ huyết áp ở những người huyết áp cao

- Điều trị cảm sốt, ho và các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm khí quản mạn tính, viêm amidan hoặc hen suyễn có đờm

- Chữa đau nhức xương khớp do phong tê thấp gây nên

- Dùng ngoài, lá tươi rửa sạch, giã nát, đắp chữa chấn thương bầm giập, vết chém hoặc trị rắn và côn trùng cắn.

Ngoài ra, cây rau khúc còn được dùng để đồ với gạo nếp làm bánh Khúc. Lá rau khúc cũng có thể dùng để chế biến các món rau ăn hàng ngày.

Cách dùng - Liều dùng 

Rau khúc có thể được dùng dưới dạng thuốc đắp ngoài hoặc sắc uống. Liều dùng đối với thuốc sắc là 15 – 30 gram. Ngoài ra, có thể dùng làm thức ăn hàng ngày.

Một số bài thuốc có rau khúc:

- Bài thuốc điều trị hen suyễn có đờm, viêm khí hoặc phế quản mạn tính: Sắc các dược liệu 15 gram rau khúc, 10 gram hạt mơ, 15 gram tỳ bà diệp và 15 gram khoản đông hoa, lấy nước uống hằng ngày.

- Chữa viêm họng, ho và cảm sốt: Sắc chung các dược liệu 30 gram rau khúc khô với 10 gram hành và 10 gram gừng. Lấy nước uống thường xuyên cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm

- Trị ho có nhiều đờm: Sử dụng 15 – 20 gram rau khúc sắc chung với 15 – 20 gram đường phèn và uống trong ngày

- Điều trị suyễn và viêm phế quản do lạnh: Sắc chung các dược liệu 15 gram rau khúc khô,  9 gram vân vụ thảo, 12 gram thiên trúc tử, 30 gram tề ni căn, 15 gram hoàng giới tử và 9 gram tiền hồ, lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang, uống liên tục trong 5 ngày.

- Chữa cao huyết áp: Sử dụng 20 gram lá dâu nấu canh với 30 gram rau khúc tươi, ăn mỗi ngày

- Điều trị bệnh gút: Giã nát cành non của rau khúc rồi đắp lên vị trí sưng sẽ giúp giảm đau nhức. Cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày mới đạt được kết quả tốt

- Cải thiện tình trạng chân gối sưng thũng và gân cốt sưng đau: Sắc 30 – 60 gram cây rau khúc khô, lấy nước uống hằng ngày và uống trong ngày.

- Điều trị nhọt đầu đinh mới mọc: Sử dụng một ít lá rau khúc tươi trộn với cơm nguội và đắp lên mụn nhọt đầu đinh. Đắp 2 – 3 lần mỗi ngày.

- Điều trị khí hư bạch đới: Sắc chung các dược liệu 15 gram rau khúc, 12 gram thổ ngưu tất, 15 gram đăng tâm thảo và 15 gram phượng vĩ thảo, lấy nước uống trong ngày giúp chữa khí hư nhưng không được uống trong những ngày hành kinh vì thuốc có thể gây rong kinh

- Chữa ngộ độc đậu la hán hoặc đậu răng ngựa: Cho các dược liệu 60 gram rau khúc khô, 15 gram nhân trần, 30 gram xa tiền thảo và 30 gram phượng vĩ thảo vào ấm và sắc chung với 1200 ml nước. Sắc cho đến khi nước thuốc cạn còn 800 ml, lọc lấy nước uống và uống trong ngày

Lưu ý

Phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng rau khúc.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRÀ TIÊN

TRÀ TIÊN

Trà tiên (Ocimum basilicum), một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong các nghiên cứu hiện đại về sức khỏe, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Với những tính năng tuyệt vời như hương thơm đặc trưng, thành phần hóa học phong phú và nhiều tác dụng khác nhau cho sức khỏe, trà tiên đang được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phần hóa học của trà tiên, những tác dụng của nó trong y học hiện đại, cách sử dụng đúng liều lượng và một số lưu ý quan trọng khi sử dụng trà tiên.
administrator
MÈ ĐẤT

MÈ ĐẤT

Tên khoa học: Leucas zeylanica (L.) Họ: Hoa môi (Lamiaceae). Tên gọi khác: Bạch thiệt, Trớ diện thảo, Man mác trắng, Phong sào thảo…
administrator
DỪA NƯỚC

DỪA NƯỚC

Dừa nước, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dừa lá. Dừa nước là loại cây đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ. Bên trong có thịt màu trắng, mềm, vị ngọt thơm, tính mát và thường được dùng để chế biến thành món ăn giúp thanh nhiệt và giải khát. Ngoài ra theo Đông Y, dừa nước còn có tác dụng nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu và bồi bổ sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TOAN TÁO NHÂN

TOAN TÁO NHÂN

Toan táo nhân là một vị thuốc không còn xa lạ gì trong Đông Y, thường được sử dụng như một vị thuốc hay cho người hay bị mất ngủ là. Tuy nhiên, không phải ai cũng biệt vị thuốc này có nguồn gốc từ trái táo mà chúng ta vẫn thường ăn, tên là Táo ta. Táo nhân là phần lấy từ hạt phía trong hạch của quả táo, qua quy trình bào chế để thành vị thuốc tốt cho sức khỏe. Toan táo nhân có tác dụng an thần, trị chứng mất ngủ, hay ra mồ hôi, sử dụng ở người phiền muộn hay hồi hộp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toan táo nhân và những công dụng của nó nhé.
administrator
TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

Hoàng Đàn là loài thực vật rất nổi tiếng không chỉ bởi là một loại gỗ quý mà còn có mùi hương vô cùng độc đáo. Đối với những người say mê mùi thơm tự nhiên đều không thể bỏ qua tinh dầu Hoàng đàn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoàng đàn và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
ATISO

ATISO

Atiso là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian.
administrator
CAM THẢO ĐẤT

CAM THẢO ĐẤT

Cam thảo đất là loại dược liệu có công dụng hữu hiệu mà từ lâu đời dân gian xem như là vị thuốc nam quý. Cây cam thảo đất hay còn gọi là cây thảo nam, dã cam thảo, hoặc thổ cam thảo có vị đắng, ngọt, tính mát. Thường được sử dụng để điều trị ho, phù nề, cảm cúm, sởi hay tăng cường cảm giác ngon miệng khi ăn uống, cùng nhiều bệnh lý khác. Tên khoa học: Seoparia dulics L Họ: Hoa mõm chó – Scrophulariaceae
administrator
NGƯU TẤT

NGƯU TẤT

Cây ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) thuộc dạng thân thảo sống lâu năm, thân mảnh, hơi vuông, mọc thẳng.
administrator