TOAN TÁO NHÂN

Toan táo nhân là một vị thuốc không còn xa lạ gì trong Đông Y, thường được sử dụng như một vị thuốc hay cho người hay bị mất ngủ là. Tuy nhiên, không phải ai cũng biệt vị thuốc này có nguồn gốc từ trái táo mà chúng ta vẫn thường ăn, tên là Táo ta. Táo nhân là phần lấy từ hạt phía trong hạch của quả táo, qua quy trình bào chế để thành vị thuốc tốt cho sức khỏe. Toan táo nhân có tác dụng an thần, trị chứng mất ngủ, hay ra mồ hôi, sử dụng ở người phiền muộn hay hồi hộp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toan táo nhân và những công dụng của nó nhé.

daydreaming distracted girl in class

TOAN TÁO NHÂN

Giới thiệu về dược liệu

Táo nhân, hay còn được gọi là Toan táo nhân, Toan táo hạch, Nhị nhân, Sơn táo nhân,  Dương táo quân hay Điều thụy sam quân. Táo nhân có tên khoa học là Zizyphus jujuba Lamk hay Ziziphus mauritiana Lamk, họ Táo Rhamnaceae.

Táo nhân chủ yếu tìm thấy ở Trung Quốc, Myanmar, Hàn Quốc, Việt Nam và các quốc gia châu Á khác.

Cây táo ta là một cây nhỏ có gai, cành thõng xuống. Đôi khi được gọi là táo xanh. Lá của cây hình bầu dục ngắn, hơi thon dài. Mặt trên màu xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông và mép có răng cưa. Trên lá có 3 gân chạy dọc.

Hoa của cây táo nhân màu trắng, mọc thành xim tại kẽ lá, dài khoảng 3mm. Quả hạch, có vỏ. Bên ngoài nhẵn, màu vàng xanh, vỏ quả giữa dày, vị ngọt, hạch cứng xù xì. Đập hạch ra thu được nhân hạt táo, phơi khô được gọi là táo nhân.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận sử dụng làm thuốc là Táo nhân (Semen Zizyphi). Hạt táo nhân hình cầu hay hình trứng dẹt, một đầu hơi nhọn. Một mặt gần như phẳng và mặt còn lại khum giống hình thấu kính. Ở đầu nhọn có rốn hạt, lõm xuống và màu nâu thẫm. Mặt ngoài màu nâu đỏ, nâu vàng, đôi khi có màu nâu thẫm. Mềm, dễ cắt ngang. Phần sử dụng làm thuốc là phần nhân bên trong vỏ hạch. Sử dụng nhân hạt to, dày, còn nguyên, không bị sâu đục. Vỏ táo nhân thường màu nâu tím hay hồng tía.

Thu hoạch quả chín từ thời điểm cuối mùa thu đến đầu mùa đông, lúc mà quả chín chuyển sang màu đỏ, bỏ phần thịt quả, lấy hạch cứng. Đem đi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Sau đó, xay bỏ vỏ cứng, sàng lấy hạt, phơi và sấy khô. Sau khi loại bỏ vỏ hạch cứng sót lại, giã nát để sử dụng.

Để làm Toan táo nhân sao, lấy phần toan táo nhân đã rửa sạch, sao nhỏ lửa cho tới khi phồng lên và hơi thẫm màu. Khi sử dụng đem giã nát.

Bảo quản dược liệu ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát và tránh ẩm mốc. Để dược liệu trong bọc kín, đậy kín sau mỗi lần sử dụng. Khi sử dụng có thể để sống hoặc sao đen. 

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu đã ghi nhận được thành phần trong Hạt Táo ta chứa nhiều hoạt chất có hóa học hoạt tính sinh học khác nhau, bao gồm flavonoid, saponin, alkaloids, terpen. Nhờ sự phát triển của khoa học. có hơn 60 thành phần cũ đã được xác định cùng với 53 thành phần mới được tìm thấy. Hoạt chất được xem là có hoạt tính quan trọng là Jujuboside A. Ngoài ra, một số thành phần khác bao gồm:

  • Dầu

  • Vitamin C

  • Beta sitosterol

  • Betulin acid

  • Betulin

  • Saponin

  • Flavone C-glycoside

Tác dụng - Công dụng

Theo Y Học Cổ Truyền

Theo Đông Y, táo nhân có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tâm, can, đởm và tỳ. Toan táo nhân có công dụng:

  • An thần

  • Trị mất ngủ hay muộn phiền, tình trạng suy nhược cơ thể

  • Trị huyết hư

  • Trị hay ra mồ hôi trộm, đổ mồ hôi không kiểm soát

Táo nhân được sử dụng phối hợp trong các bài thuốc để chữa chứng khó ngủ, hay hồi hộp, hay quên, tân dịch ít, khô miệng, người yếu ra nhiều mồ hôi.

Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu lâm sàng hiện đại cho thấy táo nhân có hiệu dụng trấn tĩnh và gây ngủ rõ rệt trên người. Do đó táo nhân thường được dùng để:

  • Giảm đau và giúp hạ nhiệt cơ thể.

  • Có hiệu quả an thần, gây buồn ngủ, giảm tình trạng mất ngủ về đêm.

  • Hạ huyết áp, ngăn ngừa tình trạng bị rối loạn nhịp tim.

  • Giảm choáng váng hay chóng mặt.

Thành phần Jujuboside A có công dụng ngăn ngừa rối loạn mất ngủ, gây kích thích tế bào thần kinh vùng đồi thị, giúp suy giảm trí nhớ ở chuột. Bên cạnh đó, Jujuboside A còn cải thiện tình trạng thiếu hụt nhận thức trong bệnh Alzheimer. Một số nghiên cứu khác trên chuột bị mất trí nhớ cho thấy hoạt chất Jujuboside A là một tác nhân bảo vệ thần kinh, giúp cải thiện các rối loạn hành vi

Trên nghiên cứu ở động vật, Táo nhân phối hợp cùng với Ngũ vị tử có hiệu quả chống choáng do phỏng,giảm phù nề vùng phỏng.

Cách dùng - Liều dùng

Liều dùng thông thường từ 9 – 15g. Toán táo nhân thường được phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.

Trị mất ngủ, thần kinh suy nhược

Bài thuốc gồm Toan táo nhân (sao đen) 6g, Phục linh 5g, Tri mẫu 4g, Xuyên khung 3g, Cam thảo 2g. Rửa sạch tất cả dược liệu, cho vào nồi cùng nước 600ml. Sắc cho đến khi còn 200 ml thì ngưng, chia ra 3 lần uống trong ngày.

Trị ra mồ hôi trộm

Sao đen Táo nhân 20g phối hợp với 12g mỗi vị Đảng sâm và Phục linh tán bột. Dùng uống với nước cơm hay sắc lấy nước uống.

Trị hay quên, ăn uống kém, mỏi mệt

Bài thuốc gồm Táo nhân (sao) 16g, Viễn chí (chích) và Xương bồ mỗi vị 8g, Đảng sâm và Phục linh mỗi vị 12g. Đem hỗn hợp này sắc lấy nước uống hoặc tán bột và uống với nước cơm.

Lưu ý

Toan táo nhân có hiệu quả dưỡng Tâm Can, an thần, cầm mồ hôi, trị mất ngủ, người ra mồ hôi nhiều, tim hồi hộp, khát nước.

  • Theo Bản Thảo Kinh Sơ: Không dùng ở người Phàm kinh Can, Đởm và Tỳ có thực nhiệt 

  • Theo Đắc Phối Bản Thảo: Người can vượng, phiền táo, mất ngủ do Can cường không sử dụng.

  • Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Không phối hợp Toan táo nhân với Phòng kỷ.

  • Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Người thực tà, uất hỏa không sử dụng Toan táo nhân.

Toan táo nhân tuy có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta nhưng trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ. Những người có cơ địa nhạy cảm, trẻ em, phụ nữ đang mang thai hay cho con bú cần thận trọng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
THẠCH ĐEN

THẠCH ĐEN

Thạch đen hay còn được gọi với cái tên khác là Sương sáo, Tiên nhân đông, Lương phấn thảo, Tiên nhân thảo, Thủy cẩm, Tiên thảo… Thạch đen có tên khoa học là Mesona chinensis, họ Hoa môi (Lamiaceae). Loại thực vật này thường được sử dụng để chế biến ra các món ăn với tác dụng thanh nhiệt, giải thử. Bên cạnh đó, cây còn được sử dụng phối hợp với các dược liệu khác trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Thạch đen (Sương sáo) và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
DIÊM SINH

DIÊM SINH

Diêm sinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng nha, lưu hoàng, oải lưu hoàng, thạch lưu hoàng. Diêm sinh (Lưu hoàng) không chỉ là khoáng vật tự nhiên được khai thác dung trong các ngành công nghiệp mà đây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY DUNG

CÂY DUNG

Chè dung là một loại thảo dược được sử dụng để pha uống như lá trà, chè xanh.Với đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, cây dung được dùng như vị thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng và khó chịu ở dạ dày. Đồng thời, dược liệu tự nhiên này còn giúp trung hòa acid dạ dày. Từ đó giúp làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày và thông huyết đau bụng, làm giảm đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LONG CỐT

LONG CỐT

Long cốt có tên khoa học là Os Dracois, (Fossilia Ossis Mastodi): là xương hoá thạch của những động vật cổ đại thuộc loài khủng long như tê giác ngựa 3 ngón chân Rhinoceros sinensis Owen.; Rhinoceros indet, loài hươu: Cervidae indet; loài trâu: Bovidae indet...; Long xỉ (Dens Draconis) cũng là một loại long cốt, có cùng thành phần hóa học và công dụng. Long cốt là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Với các tác dụng như an thần, trị đổ mồ hôi trộm, di tinh, hoạt tinh,…
administrator
TÔ NGẠNH

TÔ NGẠNH

Tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong mọi căn bếp Việt. Không chỉ thế nhiều bộ phận của dược liệu này bao gồm lá, quả, cành... đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Lá của Tía tô gọi là Tô diệp, quả gọi là Tô tử (thường bị hiểu nhầm là hạt) và cành là Tô ngạnh. Mỗi bộ phận có những tác dụng khác nhau đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô ngạnh và những công dụng tuyệt vời của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
TINH DẦU TRẦU KHÔNG

TINH DẦU TRẦU KHÔNG

Trầu không có tên khoa học là Piper betle L., là một loại gia vị rất phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng nhiều trong ẩm thực cũng như chăm sóc sức khỏe. Tinh dầu trầu không được ghi nhận có công dụng kích thích tiêu hóa, tắc sữa, trị hôi miệng, viêm kết mạc, chữa lành vết thương, bổ phổi, trị ho, khó thở, kháng nấm… Đây là một thành phần được sử dụng rộng rãi trong y hõ cổ truyền để diệt nấm Candida, thường gặp gây bệnh nấm âm đạo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu trầu không và những công dụng của nó nhé.
administrator
QUÝT

QUÝT

Quýt (Citrus reticulata) là loại cây gỗ nhỏ, có dáng chắc và bền, thân và cành có gai.
administrator
NGƯU TẤT

NGƯU TẤT

Cây ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) thuộc dạng thân thảo sống lâu năm, thân mảnh, hơi vuông, mọc thẳng.
administrator