TINH DẦU TRẦU KHÔNG

Trầu không có tên khoa học là Piper betle L., là một loại gia vị rất phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng nhiều trong ẩm thực cũng như chăm sóc sức khỏe. Tinh dầu trầu không được ghi nhận có công dụng kích thích tiêu hóa, tắc sữa, trị hôi miệng, viêm kết mạc, chữa lành vết thương, bổ phổi, trị ho, khó thở, kháng nấm… Đây là một thành phần được sử dụng rộng rãi trong y hõ cổ truyền để diệt nấm Candida, thường gặp gây bệnh nấm âm đạo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu trầu không và những công dụng của nó nhé.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU TRẦU KHÔNG

Giới thiệu về dược liệu

Trầu không là cây thân leo, lá mọc so le và cuống có bẹ. Cây dài khoảng 1.5 – 3.5 m, phiến lá hình trái xoan, chiều dài 10 – 13 cm và chiều rộng 4.5 – 9 cm. Cuống là ở phần gốc có hình tim, đầu lá nhọn, gân lá thường 5. Hoa mọc thành bông. Quả mọng không có vòi.

Các nghiên cứu đã ghi nhận ở lá trầu không có từ 0.8 – 1.8% có khi lên tới 2.4% tinh dầu. Tinh dầu có tỷ trọng 0.958 – 1.057, mùi creozot (củi đốt) và vị nóng. Bên cạnh đó, phần lá còn chứa protein khoảng 3.1%, carbohydrate khoảng 6.9%, khoáng chất khoảng 2.3%, tanin khoảng 2%, chất béo khoảng 0.4 – 1.0%, vitamin và khoáng chất (bao gồm vitamin C, A, phospho, Kali, Canxi, Sắt…) và từ 85 – 90% nước

Tác dụng - Công dụng

Theo y học cổ truyền

Trầu không có vị cay nồng, hơi nóng. Y học cổ truyền ghi nhận tác dụng bổ dạ dày lách và phổi, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ bệnh lý viêm phổi, loại bỏ đàm, giảm ho, hạ sốt, đau nhức xương khớp, áp xe, viêm nhiễm…

Theo y học hiện đại

Công dụng chống oxy hóa

Thành phần carvacrol có trong lá trầu không được ghi nhận có công dụng chống oxy hóa. Hiệu quả này được ghi nhận thông qua cơ chế ức chế quá trình peroxit hóa lipid, từ đó ngăn ngừa hình thành các gốc tự do trong cơ thể.

Trị hôi miệng

Theo nghiên cứu, lá trầu không có hiệu quả chữa chứng hôi miệng bằng cơ chế làm giảm methyl mercaptan, hydro sulfide. Hoạt động này chủ yếu là do khả năng kháng khuẩn, từ đó hạn chế hình thành mảng bám, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn kỵ khí.

Kháng nấm, tiêu diệt vi trùng mạnh

Tinh dầu trầu không có công dụng ức chế hoạt động của một số loại vi nấm bao gồm Aspergillus, Candida, E. coli...

Điều hòa miễn dịch

Hỗn hợp thành phần bao gồm phenol, flavonoid, tannin và polysacarit trong lá trầu không có công dụng điều hòa miễn dịch. Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có hiệu quả ức chế đáng kể phản ứng viêm và những tình trạng rối loạn miễn dịch cơ thể.

Nghiên cứu đã chỉ ra tiềm năng của tinh dầu trầu không ứng dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý rối loạn miễn dịch cơ thể bao gồm viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, khí phế thũng...

Một số công dụng của tinh dầu trầu không

  • Hỗn hợp lá trầu không phối hợp với muối và nước nóng được sử dụng để trị giun chỉ.

  • Hỗn hợp lá trầu không và hạt tiêu đen dùng trong hai tháng giúp trị béo phì.

  • Nước ép lá trầu không trộn cùng mật ong giúp trị ho, khó thở, khó tiêu ở trẻ em.

  • Lá trầu không giúp điều trị sưng viêm bao gồm viêm tinh hoàn, viêm khớp, viêm vú...

  • Lá trầu không trộn với dầu mù tạt, làm ấm, đắp lên vùng ngực giúp giảm ho và khó thở ở trẻ em và người già,

  • Trị hôi miệng, loại bỏ mùi cơ thể và ngừa sâu răng.

  • Ngăn ngừa, điều trị xuất huyết âm đạo, giảm ngứa âm đạo.

  • Trị chảy máu mũi.

  • Ở Ấn Độ được sử dụng chữa bệnh chàm, viêm bạch huyết, hen suyễn, thấp khớp.

  • Đắp lá lên da giúp hỗ trợ điều trị vết cắt và vết thương.

  • Rễ và hạt tiêu đen được dùng để gây vô sinh ở phụ nữ.

  • Nước ép từ lá được sử dụng điều trị viêm dạ dày, giúp hạ sốt.

  • Lá trầu không có công dụng điều trị đau thần kinh, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.

  • Dịch chiết lá phối hợp với mật ong có công dụng làm thuốc bổ.

  • Lá trầu không có hương vị đậm, mùi thơm giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện sự thèm ăn.

  • Thuốc bổ não, tim và gan.

  • Bảo vệ răng và da.

  • Hỗ trợ điều trị các tình trạng rối loạn trong sinh lý, chức năng của cơ thể, bệnh ngoài da, một số bệnh về mắt.

  • Lá trầu có đặc tính lợi tiểu. Phối hợp nước ép lá với sữa hay mật ong giúp dễ tiểu tiện.

  • Lá được sử dụng kích thích tình dục.

Cách dùng - Liều dùng

Chữa ho đờm vàng, đờm trắng, khó thở, tức ngực, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi

Sử dụng 20g lá trầu, đem đi giã nát và vắt lấy nước. Dùng pha cùng mật ong và chanh. Dùng 3 lần/ngày trong vòng 1 tuần sẽ có hiệu quả.

Kích thích tiêu hóa, bổ thần kinh, chữa suy nhược, ăn uống kém

Sử dụng 50g lá trầu nấu cùng 600ml nước cho tới khi còn 200ml. Dùng nước này uống sau ăn, x 3 lần/ngày trong vòng 1 tuần sẽ có hiệu quả. Hoặc dùng tinh dầu xông 10 phút trước khi ngủ

Chữa hôi miệng, viêm nha chu, sâu răng

Sử dụng 20g lá trầu 20 đem nghiền nát và pha với 50 ml nước ấm. Sử dụng hỗn hợp này súc miệng trong vòng 5 phút hàng ngày. Tiến hành trong vài ngày triệu chứng sẽ giảm.

Lưu ý

Lá trầu không tuy được cho là an toàn và hiệu quả. Nhưng hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về độc tính của nó. Do đó những đối tượng nhạy cảm bao gồm phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi cần thận trọng trước khi sử dụng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HUYẾT KIỆT

HUYẾT KIỆT

Regina draconis (hay Sanghis draconis) là nhựa cây khô bao phủ quả của một số loài thuộc họ cọ, bao gồm cả cây Calamus propinquus Becc. Hoặc Calamus draco Willd. Nó được gọi là máu khô vì nó có màu đỏ như máu, và người ta gọi nó là máu rồng.
administrator
TOÀN YẾT

TOÀN YẾT

Toàn yết là một loại dược liệu được sử dụng từ xa xưa trong Y học cổ truyền, đặc biệt trong điều trị chứng kinh phong ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vị thuốc này là bọ cạp. Các nghiên cứu hiện đại đã được thực hiện và cho thấy nhiều công dụng khác của vị thuốc này. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toàn yết và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
THƯƠNG LỤC

THƯƠNG LỤC

Thương lục là một loại thảo dược được mọi người truyền miệng với cái tên cao sang là “sâm cao ly” do hình dáng tương tự với Nhân Sâm. Loại thực vật này rất dễ trồng và được sử dụng nhiều trong đông y để cải thiện triệu chứng của xơ gan cổ trướng, hỗ trợ thông đại tiểu tiên... Tuy nhiên, đây là dược liệu thuộc nhóm hạ phẩm, tức là có công dụng chữa bệnh nhưng lại chứa độc tính. Rất nhiều người thậm chí đã tử vong khi tự ý dùng loại dược liệu này. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về loại thảo dược này.
administrator
BÁCH THẢO SƯƠNG

BÁCH THẢO SƯƠNG

Bách thảo sương là vị thuốc dân gian nhọ nồi từ nơi đáy bếp. Trong quá trình nấu nướng bếp, đốt các loại rơm rạ cây cỏ, khói bốc lên ám vào đáy nồi, lâu dần kết lại tạo thành thứ chất đen nhẹ như sương nên được gọi là Bách thảo sương.
administrator
SẤU

SẤU

Quả Sấu xanh có vị chua hơi chát. Khi chín quả Sấu có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng tiêu thực, giải khát, kiện vị sinh tân.
administrator
CÂY CỐI XAY

CÂY CỐI XAY

Cây cối xay là một loại thảo dược không quá đắt đỏ và quý hiếm. Cối xay thường mọc hoang ở nhiều nơi, khắp cả nước và được xem như một vị thuốc vì có tác dụng tốt cho sức khỏe con người như: giải độc, thanh nhiệt, long đờm, lợi tiểu. Có thể kết hợp cây cối xay với các thảo dược khác để cho ra những bài thuốc trị bệnh đau nhức xương khớp, trĩ,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÚC HOA

CÚC HOA

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L. Cúc hoa là một loại thực vật không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm cúc hoa và các công dụng của thảo dược này nhé.
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator