Quả Sấu xanh có vị chua hơi chát. Khi chín quả Sấu có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng tiêu thực, giải khát, kiện vị sinh tân.

daydreaming distracted girl in class

SẤU

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Dracontomelon duperreanum Pierre

Họ: Đào lộn hột – Anacardiaceae

Tên gọi khác: Sấu trắng, Long cóc

Đặc điểm dược liệu

Sấu là cây thân gỗ, sống lâu năm, thân to, vỏ thân có màu nâu, cành non to mập. 

Lá mọc kép hoặc mọc kép hình lông chim, mỗi lá có thể mang 11 – 17 lá chét mọc so le. Phiến lá hình trái xoan, đầu lá nhọn, to dần về phía gốc, gốc lá tròn. Mặt trên và mặt dưới lá đều nhẵn, mép lá nguyên và có mùi thơm khi vò nát ra.

Cụm hoa thường mọc ở ngọn hoặc gần ngọn. Hoa lưỡng tính, kích cỡ nhỏ, mẫu 5, có màu trắng lục hơi nhạt, nhị 10, lá đài có lông và cánh hoa nhẵn. Lá bắc to thuôn hình mác.

Quả hạch, hình cầu, hơi dẹt. Khi chín quả có màu vàng hay màu vàng cam, cùi của sấu giòn, chua chứa một hạt to.

Mùa ra hoa thường vào tháng 5 – 7, mùa quả vào tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Sấu là cây ưa thích mọc ở những nơi sáng, phát triển nhanh, thường mọc ở những khu rừng kín xanh ẩm, độ cao lên đến 600m. Cây thích hợp với những loại đất có tầng đất mặt sâu, giàu chất dinh dưỡng, cây có hệ thống rễ to lớn tạo nên sắc thái đặc biệt cho rừng ẩm nhiệt đới Việt Nam.

Cây phân bố rải rác ở các tỉnh như Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Nam, Tây Nguyên, Quảng Ngãi, ngoài ra cây cũng thường được trồng ở nhiều nơi tại miền Bắc. Sấu ít gặp ở vùng thượng du Nam bộ.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

- Bộ phận dùng: Vỏ, lá, quả.

- Thu hái, chế biết: Thu hái quả vào tháng 7 – 9. Sau khi thu hoạch, mang về rửa sạch, bóc lấy phần thịt quả, bỏ hạt chế biến thành tương hoặc mứt. Vỏ rễ hoặc vỏ thân phơi sấy khô.

- Bảo quản: Sấu phơi khô cần được bảo quản ở nơi thoáng gió, độ ẩm vừa phải để tránh ẩm mốc. Sấu làm thành tương hoặc mứt cần được bảo quản trong lọ kín, tránh hư hỏng và côn trùng.

Thành phần hóa học 

Trong quả chín có chứa khoảng 80% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% Protid, 2.7% Cellulose, 0.8% tro, 100mg% Calcium, 44mg% Phosphor, 8.2% Glucid, 3mg% Vitamin C và sắt.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, quả Sấu xanh có vị chua hơi chát. Khi chín quả Sấu có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng tiêu thực, giải khát, kiện vị sinh tân. Do đó dược liệu thường được dùng trong các trường hợp:

- Quả của cây được dùng để chữa bệnh về nhiệt như miệng khô, đau họng, ho, ngứa cổ.

- Phụ nữ bị nôn do thai nghén, giúp giải rượu.

- Hoa của cây có tác dụng chữa ho.

- Lá nấu với nước dùng để rửa các mụn loét, hoại tử.

- Vỏ rễ của cây có thể trị viêm sưng vú.

- Vỏ thân có thể trị bỏng và tử cung bị xuất huyết.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày khoảng 4 – 6 g thịt quả, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, nước uống.

Một số bài thuốc sử dụng Sấu

- Bài thuốc chữa bệnh ho:

Cách 1: Sắc uống Sấu mỗi ngày. Có thể cho thêm đường để dễ uống, uống 2 – 3 lần trong ngày.

Cách 2: Sắc 8 -20 g hoa và quả Sấu với 300 ml nước. Cô cạn còn 100 ml, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.

Cách 3: Ngâm 15 g cùi Sấu tươi với một ít muối. Mỗi ngày ngậm 3 – 5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

- Bài thuốc tăng cường tiêu hóa:

Cách 1: Dùng Sấu hấp với đường phèn để làm nước giải khát uống trong ngày.

Cách 2: Sử dụng quả Sấu để nấu canh chua ăn ngay trong ngày.

-Bài thuốc chữa say rượu

Cách 1: Sắc 4 – 6 g cùi quả Sấu khô, lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi uống như trà.

Cách 2: Ngâm Sấu với đường và gừng, dùng uống ngay khi say rượu.

- Bài thuốc điều trị nhiệt miệng, ngứa cổ, đau họng, khát nước

Cách 1: Sử dụng quả Sấu chín dầm nát trộn với đường hoặc muối dùng ăn ngay trong ngày.

Cách 2: Sử dụng 4 – 6 g cùi quả Sấu khô đem sắc với 2 bát nước, đến khi còn nửa bát thì dùng uống ngay sau khi ăn bữa sáng.

Cách 3: Dùng 8 g cùi quả Sấu khô hãm với nước sôi dùng uống ngay trong ngày. Sử dụng liên tục trong một tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

- Bài thuốc điều trị nôn nghén, khó chịu ở phụ nữ mang thai: Ngâm quả Sấu xanh với đường dùng uống cũng hỗ trợ giảm nôn ói, khó chịu.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không dùng Sấu quá thường xuyên hoặc quá nhiều. Điều này có thể làm tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai.

- Bài thuốc điều trị lở ngứa, nhiều mụn nhọt

Cách 1: Sử dụng một nắm lá Sấu tươi mang đi đun thành nước tắm hoặc dùng rửa, thoa vùng da bị tổn thương có thể giảm đau và giúp làm lành da.

Cách 2: Dùng một lượng lá Sấu vừa đủ, rửa sạch, giã nát, bọc bằng băng gạc hoặc vải mỏng đắp lên vùng mụn nhọt.

- Bài thuốc trị bỏng bằng sấu: Rửa sạch vỏ Sấu, giã nát bôi lên vết bỏng có thể làm mát da và hỗ trợ làm lành da.

 

Có thể bạn quan tâm?
BA KÍCH

BA KÍCH

Cây ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae), là cây mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên…
administrator
THÌ LÀ

THÌ LÀ

Thì là vừa là một thảo mộc vừa là một loại gia vị được sử dụng để tăng hương vị khi nấu ăn, với mùi thơm đặc trưng trong các món hải sản. Rau thì là dược liệu rất giàu chất dinh dưỡng do đó ngoài mục đích trong ẩm thực, thảo dược này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh khác nhau, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa, tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh, hôi miệng, tăng cường tiêu hóa hay cải thiện hệ miễn dịch.
administrator
SƠN THÙ DU

SƠN THÙ DU

Sơn thù có vị chua, sáp, tính ấm, có tác dụng ôn can, liễm tinh, chỉ hãn, chỉ huyết, cố tinh khí, sáp tinh khí, bổ can thận, trợ thủy tạng, phá trưng kết, noãn yêu tất. Dùng trong các trường hợp lưng đau gối mỏi, di tinh, can hư, chóng mặt, liệt dương, ù tai, hàn nhiệt, kinh nguyệt ra nhiều, hư nhiệt khiến mồ hôi ra nhiều.
administrator
MÈ ĐẤT

MÈ ĐẤT

Tên khoa học: Leucas zeylanica (L.) Họ: Hoa môi (Lamiaceae). Tên gọi khác: Bạch thiệt, Trớ diện thảo, Man mác trắng, Phong sào thảo…
administrator
TINH DẦU GỪNG

TINH DẦU GỪNG

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale, thuộc họ Zingiberaceae. Đây là một trong những loại gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, loại gia vị này còn được sử dụng từ hàng ngàn năm trước để điều trị nhiều bệnh. Các sản phẩm chiết xuất từ gừng ngày càng được ưa chuộng, bao gồm cả tinh dầu gừng, với mùi thơm đặc trưng và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu gừng và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CAO HỔ CỐT

CAO HỔ CỐT

Cao hổ cốt là một loại dược liệu đắt đỏ, được cho là có thể trừ phong thấp, chống đau nhức gân cốt, mạnh sinh lý, chữa suy nhược cơ thể.
administrator
VỎ TRẤU

VỎ TRẤU

Vỏ trấu là một thành phần được cho là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đây là phần bao bên ngoài của hạt gạo, thường bị loại bỏ trong quá trình sản xuất gạo. Vỏ trấu chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, bao gồm các chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin B. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vỏ trấu và những cách sử dụng dược liệu này nhé.
administrator
TẦM BÓP

TẦM BÓP

Tầm bóp (Physalis angulata) là một loại thực vật được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Thường được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, tầm bóp có thân thảo và cao khoảng 1,2m, với các lá tròn hoặc hình tim, có lông mịn ở mặt dưới. Trái của tầm bóp được bao phủ bởi một vỏ bọc giống như giấy lồng, bên trong là những quả trứng hoặc hình cầu màu vàng, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đen. Tầm bóp có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, giảm đau, đau khớp và rối loạn tiền đình.
administrator