MÍA DÒ

Tên khoa học: Costus speciosus Smith Họ Mía dò (Costaceae) Tên gọi khác: Tậu chó, Đọt đắng, Đọt hoàng, Củ chốc, Cát lồi

daydreaming distracted girl in class

MÍA DÒ

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Costus speciosus Smith

Họ Mía dò (Costaceae)

Tên gọi khác: Tậu chó, Đọt đắng, Đọt hoàng, Củ chốc, Cát lồi

Đặc điểm thực vật

Mía dò là cây thân thảo lâu năm, mọc bò dưới đất, có thân xốp, giòn, thân rễ to phát triển thành củ nạc. 

Lá hình mác hoặc thuôn dài, mọc so le, có bẹ, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Lá non mọc thành hình xoắn ốc. 

Cụm hoa mọc thành bông chùy ở đầu thân hoặc cành, hình trứng, hoa màu trắng, mọc sát nhau, không cuống, lá bắc màu đỏ xếp theo cặp đôi không đối xứng.

Quả màu đỏ sẫm, chứa nhiều hạt nhẵn, bóng. Mùa quả: tháng 7 – 11.

Phân bố, sinh thái

Mía dò là cây ưa ẩm, ánh sáng và có thể chịu bóng râm nhẹ, có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới như Đài Loan, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam) Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Việt Nam, Xrilanca.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang hoặc được trồng ở các tỉnh vùng núi và trung du như Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Thái Nguyên, Tuyên Quang

Thu hoạch thân rễ vào mùa thu, rửa sạch, tỉa bớt rễ, thái nhỏ, đồ chín và đem phơi khô.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Cành non, thân rễ, búp non. 

Thu hái quanh năm, tuy nhiên tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ rễ, thái thành phiến mỏng, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học 

Trong Mía dò có các thành phần như: Saponin steroid, diosgenin, diosgenone, dioscin, tigogenin, saponins, β-sitosterol, α-tocopherol, gracillin, cycloartanol (25-en-cycloartenol và octacosanoic acid), costunolide, eremanthin, các chất béo (α-humulene, zerumbone, camphene, α-amyrin stearate, β-amyrin, costunolide và lupeol)

Tác dụng - Công dụng 

Mía dò có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng; kháng viêm, giảm đau và hạ sốt; hạ đường huyết và lipid máu. Do đó dược liệu được chỉ định để điều trị: tiểu buốt, nước tiểu có màu vàng, đau lưng, thấp khớp, viêm tai, viêm tai giữa,…

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng: uống 10 – 15 g/ngày. Dùng ngoài với liều lượng phù hợp

Lưu ý

- Dùng quá liều dược liệu tươi có thể dẫn đến ngộ độc, chóng mặt, nôn mửa, đau bụng.

- Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và người yếu sinh lý.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐẠI HOÀNG

ĐẠI HOÀNG

Đại hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỏa Sâm, Phu Như, Phá Môn, Vô Thanh Hổ, Cẩm Trang Hoàng, Thiệt Ngưu Đại Hoàng, Cẩm Văn, Sanh Quân, Đản Kết, Sanh Cẩm Văn, Chế Quân, Xuyên Quân, Chế Cẩm Văn, Sanh Đại Hoàng, Xuyên Văn, Xuyên Cẩm Văn, Tửu Chế Quân, Thượng Quản Quân, Thượng Tướng Quân, Tây Khai Phiến, Thượng Tương Hoàng.Trong Đông y có một loại thảo dược quý hiếm, có màu rất vàng gọi là Đại hoàng (tiếng Hán Việt là màu vàng). Tác dụng nhuận tràng của loại thuốc này rất mạnh. Ngoài ra nó còn có nhiều công dụng khác như khử trùng, cầm máu... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUÝT

QUÝT

Quýt (Citrus reticulata) là loại cây gỗ nhỏ, có dáng chắc và bền, thân và cành có gai.
administrator
BA KÍCH

BA KÍCH

Cây ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae), là cây mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên…
administrator
THÀI LÀI TRẮNG

THÀI LÀI TRẮNG

Thài lài trắng (Commelina communis) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Thài lài trắng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Đạm trúc diệp, rau trai ăn, cỏ lài trắng, cỏ chân vịt. Dược liệu này được sử dụng chủ yếu để điều trị các bệnh về viêm, đau, sưng, đặc biệt là các bệnh về gan, thận và tiết niệu. Ngoài ra, Thài lài trắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn.
administrator
LIÊN KIỀU

LIÊN KIỀU

Liên kiều (Forsythia suspensa) là một loại thực vật thuộc họ Nhài, được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để điều trị một số bệnh. Theo Đông y, Liên kiều được sử dụng để giải độc, giảm đau, chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Liên kiều và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
GÁO

GÁO

Cây gáo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Gáo vàng, huỳnh bá, gáo nam, cây thiên ngân. Cây gáo còn được gọi với tên khác là cây thiên ngân, một loại cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê. Theo kinh nghiệm dân gian, loại cây này được sử dụng để làm vị thuốc do có chứa các thành phần với dược tính tốt. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ các loài gáo trắng, gáo vàng và gáo đỏ để dùng đúng mục đích. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THƯƠNG NHĨ TỬ

THƯƠNG NHĨ TỬ

Thương nhĩ tử là một dược liệu quý, còn được gọi là Ké đầu ngực, đã được sử dụng từ lâu với công dụng điều trị viêm xoang vô cùng hữu hiệu. Bên cạnh đó, dược liệu này có thể được sử dụng với tác dụng điều trị bệnh đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi hay đau nhức xương khớp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng thương nhĩ tử trong bài viết sau.
administrator
THẢO QUYẾT MINH

THẢO QUYẾT MINH

Thảo quyết minh là một dược liệu rất phổ biến, còn được biết đến với tên gọi như Quyết minh, cây Muồng ngủ, Muồng, Hạt muồng muồng, Muồng đồng tiền, Đậu ma, Thủa nhò nhè (Tày), T’răng (Bana), Muồng hòe, Lạc trời, Hìa diêm tập (Dao), họ Đậu với tên khoa học là Fabaceae. Theo Y học, Thảo quyết minh được sử dụng để điều trị một số bệnh trên mắt như viêm màng kết mạc cấp tính, quáng gà, viêm võng mạc; tăng huyết áp, đau đầu, mất ngủ, bệnh ngoài da do nấm, bệnh chàm ở trẻ em, táo bón kinh niên. Mặc dù là một loại dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe, sử dụng Thảo quyết minh sai cách hay không đúng liều lượng sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thảo quyết minh cũng như tác dụng, cách dùng, trong bài viết sau.
administrator