ĐẠI HOÀNG

Đại hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỏa Sâm, Phu Như, Phá Môn, Vô Thanh Hổ, Cẩm Trang Hoàng, Thiệt Ngưu Đại Hoàng, Cẩm Văn, Sanh Quân, Đản Kết, Sanh Cẩm Văn, Chế Quân, Xuyên Quân, Chế Cẩm Văn, Sanh Đại Hoàng, Xuyên Văn, Xuyên Cẩm Văn, Tửu Chế Quân, Thượng Quản Quân, Thượng Tướng Quân, Tây Khai Phiến, Thượng Tương Hoàng.Trong Đông y có một loại thảo dược quý hiếm, có màu rất vàng gọi là Đại hoàng (tiếng Hán Việt là màu vàng). Tác dụng nhuận tràng của loại thuốc này rất mạnh. Ngoài ra nó còn có nhiều công dụng khác như khử trùng, cầm máu... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

ĐẠI HOÀNG

Đặc điểm tự nhiên

Đại hoàng thuộc loại cây thảo sống lâu năm. Thân cây có hình trụ, bên trong rỗng, bên ngoài nhẵn, có chiều cao khoảng 1m. Cây có rễ phình tạo thành củ có màu vàng, sẫm, có mùi thơm và hơi hăng. 

Lá mọc so le, phiến lá hình tim có kích thước to bằng cái quạt. Mép lá có hình răng thưa và sâu, đầu lá nhọn. Hình dạng của mép lá tương tự như chia thùy nông không đều. Lá có cuống dài. Dược liệu có hoa màu tím mọc thành chùm. Có quả bế ba cạnh.

Thân rễ còn được gọi là củ xuất hiện với chiều dài khoảng 5 – 17cm, chiều rộng khoảng 4 – 10cm. Dược liệu có khoanh tròn hoặc có bề dày khoảng 2 – 4cm. Trên mặt dược liệu có bụi màu vàng đẹp, thơm và rất chắc cứng. Cắt ra trơn nhánh, khi cắn dính vào răng là tốt. Tùy theo từng loại, có loại thịt khô ít dầu, có loại mềm đầu có màu vàng đen. Loại có dầu nhiều bóng là tốt.

Ở nước ta, dược liệu phải nhập từ Trung Quốc hoặc một số quốc gia khác thuộc Châu Âu để sử dụng. Tuy nhiên người ta thường cho loại dược liệu mọc ở Trung Quốc là tốt hơn. Vì dược liệu là một loại cây nhập nội nên chúng cần được trồng ở những nơi có vùng núi cao tương tự như Sapa thì mới có thể thu hoạch được. So với mặt nước biển, dược liệu thường phân bố ở những vùng cao trên 1 km và có khí hậu ẩm mát. Dược liệu Đại hoàng được trồng bằng cách gieo hạt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân và rễ của đại hoàng được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có để được thu hoạch sau 3 năm trồng, vào tháng 9 và tháng 10 có thể thu hoạch được.

Chế biến: Đào cả cây sau đó cắt bỏ phần rễ non, thân chồi. Lấy củ cạo vỏ ngoài, mang đi rửa sạch. Để nguyên củ hoặc dùng dao bổ đôi để phơi cho mau khô. Lưu ý không nên dùng dao sắc thiết để loại bỏ phần vỏ ngoài. Bởi nếu làm như vậy sẽ khiến củ Đại hoàng thành củ màu đen.

Mang nguyên củ ngâm trong nước lạnh. Sau khi vớt dược liệu ủ vải bố ướt trong 2 – 3 ngày. Khi đó phần lõi giữa mềm thì bào hoặc thái lát mỏng, mang phơi khô. Khi cần có thể dùng Đại hoàng sống sao với rượu, sao đến khi cháy đen hoặc chưng.

Để dược liệu tại nơi khô ráo, nên phơi khô và đậy kỹ bởi dược liệu rất dễ đổi màu và bị sâu mọt. Vào mỗi mùa hè thỉnh thoảng mang đi phơi lại.

Thành phần hóa học

Trong đại hoàng có hai loại hoạt chất tác dụng trái ngược nhau: Loại hoạt chất có tính chất thu liễm-là hợp chất có tanin (rheotannoglucozit) và loại hoạt chất có tác dụng tẩy: Rheoanthraglucozit. 

Thành phần chủ yếu trong các rheotanoglucozit là glucogalin. Khi thuỷ phân, glucogalin sẽ cho axit galic và glucoza. Ngoài ra còn có axit galic, catechin và terarin. Khi tetrarin chịu tác dụng của axit loãng sẽ cho glucozareosmin (rheosmin), axit xinamic và axit galic.

Tác dụng

+Tác dụng lợi mật: Nước sắc của dược liệu làm giãn cơ vòng Oddi dẫn đến mật bài tiết. Đồng thời làm tăng co bóp túi mật

+Tác dụng cầm máu: Dược liệu giúp cầm máu, giúp mao mạch giảm tính thẩm thấu, rút ngắn thời gian đông máu, thành mạch được cải thiện độ bền, làm mạch máu co thắt tăng, kích thích tủy xương tạo tiểu cầu, tăng Fibrinogene trong máu. Thành phần có khả năng cầm máu trong dược liệu chủ yếu là Chrysophanol.

+Tác dụng kháng khuẩn: Dược liệu chứa dẫn chất của Anthraquinone – một thành phần ức chế vi khuẩn chủ yếu. Vì thế dược liệu có khả năng kháng khuẩn rộng, đặc biệt là phó thương hàn, trực khuẩn thương hàn, kiết lỵ, song cầu khuẩn lậu, tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn bạch cầu. Ức chế một số loại virus và nấm gây bệnh.

+Tác dụng hạ áp: Dược liệu có khả năng gây hạ áp trong thí nghiệm với chó gây mê. Liều nhỏ của dược liệu giúp tim ếch được kích thích. Liều lớn có tác dụng ngược lại hoặc ức chế.

+Giảm mức cholesterol: Đại hoàng giúp giảm mức độ lipoprotein mật độ thấp. Sự hiện diện của cholesterol xấu dư thừa có tác động tiêu cực đến sức khỏe, nhất là sức khỏe tim mạch. Việc bổ sung rễ đại hoàng vào chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ xơ cứng động mạch

Công dụng

Đại hoàng có vị đắng, tính hàn và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị nôn ra máu.

+Điều trị tiêu viêm ứ, bỏng nóng.

+Điều trị huyết ứ kết ở vùng bụng.

+Điều trị kinh huyệt bế.

+Điều trị táo bón, trường vị có thực nhiệt.

+Điều trị chảy máu mũi, nôn ra máu, tâm khí bất túc.

+Điều trị bệnh nói sảng.

+Điều trị suy thận mãn tính.

+Điều trị tai biến mạch máu não.

+Điều trị viêm amidan có mủ cấp tính.

+Điều trị chứng lỵ giai đoạn đầu.

+Điều trị đại tiểu tiện không thông, tích tụ lâu ngày không khỏi, bụng sình căng đau, ăn không tiêu.

Liều dùng

Dùng 4 – 20 gram/ngày. Nếu tán bột nên giảm liều dùng. Dùng ngoài sử dụng liều tùy ý.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ hoặc thời kỳ có thai không nên dùng Đại hoàng

+Cơ thể suy nhược cần cẩn thận khi sử dụng dược liệu.

+Bón do huyết ứ và bón người già cấm dùng dược liệu.

 

Có thể bạn quan tâm?
HUYẾT LÌNH

HUYẾT LÌNH

Huyết lình còn được gọi là Lục Linh, Hầu Kết, Hầu Kiệt, Huyết Linh Chi. Cũng có giả thuyết cho rằng chính máu và nhau thai của khỉ cái chảy ra sau khi sinh, rơi xuống đá và tích tụ theo thời gian, và đó chính là máu kinh của khỉ cái. Quan niệm xưa cho rằng khi khỉ mang thai, chúng thường chọn những loại thảo dược thiên nhiên tốt nhất để bồi bổ cơ thể, vì vậy tinh chất sẽ được lưu giữ trong nhau thai. Vì vậy, trong dân gian, huyết lình được coi như một loại dược liệu chính có tác dụng bổ máu, dưỡng huyết.
administrator
TINH DẦU KHUYNH DIỆP

TINH DẦU KHUYNH DIỆP

Tinh dầu khuynh diệp hiện nay đang nổi lên trên thị trường, được sử dụng rộng rãi trong các dạng dầu bôi ngoài hay thuốc giảm ho. Các chuyên gia đã nghiên cứu và áp dụng loại tinh dầu này vào nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe. Một số công dụng đã được biết tới của tinh dầu Khuynh diệp bao gồm thông xoang, giảm đau nhức cơ bắp, giảm căng thẳng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Khuynh diệp và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
LÔ HỘI

LÔ HỘI

Lô hội hay còn được gọi với cái tên rất phổ biến là nha đam, đã được chứng minh và sử dụng rộng rãi với các tác dụng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cũng như làm đẹp. Chẳng hạn, Lô hội có vai trò giúp hỗ trợ điều trị các tình trạng táo bón, đái tháo đường, tốt cho gan và giúp giảm viêm xương khớp,… Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh nên dùng đúng cách và đúng liều lượng, tránh tình trạng lạm dụng gây nên những tác động không tốt đến sức khỏe.
administrator
TẦM BÓP

TẦM BÓP

Tầm bóp (Physalis angulata) là một loại thực vật được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Thường được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, tầm bóp có thân thảo và cao khoảng 1,2m, với các lá tròn hoặc hình tim, có lông mịn ở mặt dưới. Trái của tầm bóp được bao phủ bởi một vỏ bọc giống như giấy lồng, bên trong là những quả trứng hoặc hình cầu màu vàng, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đen. Tầm bóp có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, giảm đau, đau khớp và rối loạn tiền đình.
administrator
PHÒNG PHONG

PHÒNG PHONG

Phòng phong là một loài dược liệu quý có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Trung Quốc với nhiều công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Bên cạnh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền dân gian, Phòng phong còn được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý để chứng minh hiệu quả.
administrator
RONG NHO

RONG NHO

Rong nho là một loại tảo đa bào, mọc thành chùm như chùm nho, có hình dạng giống trứng cá nhưng có màu xanh lục sáng đến xanh lam và xanh ô liu.
administrator
DUỐI

DUỐI

Cây duối, hay còn được biết đến với những tên gọi: Duối nhám, ruối, may xói, hoàng anh mộc, duối dai. Duối là cây thường được trồng làm hàng rào ở các vùng nông thôn Việt Nam, tạo nên vẻ đẹp của làng quê. Bên cạnh đó, các bộ phận của cây như rễ, thân, lá cũng có được sử dụng trong trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY BẦN

CÂY BẦN

Cây bần, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bần sẻ, bần chua, hải đồng. Bần là loài thực vật sinh sống và phát triển mạnh ở khu vực rừng ngập mặn có khí hậu nhiệt đới. Ngoài tác dụng chắn sóng và chống sạt lở đất, cây bần còn được sử dụng để nấu canh và chữa chứng bong gân, bầm tím do ứ máu, tiểu tiện không thông,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator