Cây duối, hay còn được biết đến với những tên gọi: Duối nhám, ruối, may xói, hoàng anh mộc, duối dai. Duối là cây thường được trồng làm hàng rào ở các vùng nông thôn Việt Nam, tạo nên vẻ đẹp của làng quê. Bên cạnh đó, các bộ phận của cây như rễ, thân, lá cũng có được sử dụng trong trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DUỐI

Đặc điểm tự nhiên

Cây duối là một dạng cây nhỏ, dạng bụi. Cây có thể cao tới 4 - 8m, cành mang hoa gầy. Thân và cành hình trụ, khúc khuỷu, vỏ sần sùi, màu xám, chứa nhựa mủ trắng.

Cành non mảnh có lông tơ. Lá hình trứng, dài 3 - 7cm, rộng 12 - 35 mm, gốc thuôn tròn hoặc hơi hình tim, đầu tù hơi nhọn, mép có răng cưa, cứng, nhám, không có lông, gân nổi rõ; lá kèm hình tam giác; cuống rất ngắn có lông.

Hoa đực cái khác gốc, hoa đực họp thành đầu có cuống, mang 10 - 12 hoa xếp rất sít nhau, đính phía dưới những cành ngắn; hoa có 4 lá đài dính ở gốc và có lông, nhị 4, xếp đối diện với lá đài; hoa cái mọc đơn độc trên một cuống, đài có 4 răng bao kín bầu nhẵn.

Quả thịt, màu vàng nhạt, to bằng hạt tiêu, hơi nổi lên giữa đài.

Mùa hoa quả: Tháng 6 - 11.

Cây duối thường mọc hoang ở vùng đồi núi, nhất là những vùng đất có nhiều nắng. Loại cây này được tìm thấy nhiều ở một số tỉnh thành ở ta, người dân chủ yếu trồng làm hàng rào. Còn trên thế giới, cây duối phân bố chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Sri Lanka,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ rễ, vỏ thân, lá và nhựa mủ là những phần của cây duối được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hoạch, đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, đất cát và tạp chất. Sau đó, thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi khô để sử dụng dần.

Đối với phần mủ, có thể sử dụng trực tiếp ở dạng tươi.

Bảo quản dược liệu khô trong bao bì kín để sử dụng được lâu ngày. Tốt nhất, nên cất trữ ở nơi thoáng mát, thi thoảng cần đem ra phơi để phòng trình trạng dược liệu nổi mốc meo.

Thành phần hóa học

+Ở vỏ cây duối có chứa một số thành phần như: pregnan glycosid, streblosid, asperosid,… Ngoài ra, trong mủ của cây duối có chứa 23% cao su và 76% còn lại là nhựa.

Bên cạnh đó, ở một số tài liệu nghiên cứu khoa học khác còn cho biết, trong cây duối còn chứa nhiều thành phần có lợi khác, như: Acid oleanolic, beta– sitosterol, Botulin, N – triacontane, Tetracontan – 3 – on, Stigmasterol.

Tác dụng

+Lá duối: Chữa trâu bò đau bụng ỉa chảy và xoa bóp chữa bại liệt; còn dùng chữa nắng nóng. Lá sao vàng chữa băng huyết, kiết lỵ. Lá non giã đắp trị vết thương chảy máu (thêm ít vôi tôi).

+Nhựa mủ duối dùng dán 2 bên thái dương chữa nhức đầu; cũng dùng chữa đinh sang, lở chốc.

+Vỏ duối dùng chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi ỉa chảy, lỵ, trị được ho và lao phổi, phong thấp đau nhức, chó dữ cắn và đáp bó chữa gãy xương.

+Cành và rễ thái mỏng sắc uống làm thuốc thông tiểu chữa bụng trướng. Vỏ rễ chữa đái đục, bí đái.

+Hạt duối chữa chảy máu cam, trĩ và tiêu chảy. Dùng ngoài, bột nhão từ hạt trị bệnh bạch biến.

Công dụng

Cây duối có vị chát, đắng, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị mụn nhọt sưng đau (khi chưa vỡ mủ).

+Điều trị tiểu đỏ và bí tiểu do nóng trong người.

+Điều trị đau nhức răng do sâu răng.

+Điều trị đái buốt và nước tiểu đục.

+Điều trị đau nhức trán, đau đầu và hai bên thái dương do thời tiết thay đổi đột ngột.

+Điều trị đầy trướng bụng và bí tiểu.

+Điều trị kiết lỵ và băng huyết.

+Điều trị phù thũng.

+Giúp giảm đau do gãy xương.

Liều dùng

+Dược liệu có thể được dùng tại chỗ hoặc sắc uống. Liều dùng trung bình từ 12 – 20g.

Lưu ý khi sử dụng

+Đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu không nên sử dụng;

+Thận trọng khi sử dụng cây duối cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ, người cao tuổi. Những đối tượng này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng;

+Dược liệu này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, phát ban da, kích ứng da,… ở một số trường hợp.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TÔ DIỆP

TÔ DIỆP

Tía tô chắc hẳn là một loại gia vi vô cùng quen thuộc trong căn bếp của những gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn có nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là phần lá Tía tô - còn gọi Tô diệp. Vị thuốc Tô diệp đa số được sử dụng để chữa ho, giải biểu, tán hàn… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô diệp và cách sử dụng tốt nhất.
administrator
TINH DẦU TRẦU KHÔNG

TINH DẦU TRẦU KHÔNG

Trầu không có tên khoa học là Piper betle L., là một loại gia vị rất phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng nhiều trong ẩm thực cũng như chăm sóc sức khỏe. Tinh dầu trầu không được ghi nhận có công dụng kích thích tiêu hóa, tắc sữa, trị hôi miệng, viêm kết mạc, chữa lành vết thương, bổ phổi, trị ho, khó thở, kháng nấm… Đây là một thành phần được sử dụng rộng rãi trong y hõ cổ truyền để diệt nấm Candida, thường gặp gây bệnh nấm âm đạo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu trầu không và những công dụng của nó nhé.
administrator
CỎ MAY

CỎ MAY

Cỏ May là một loại cỏ có mặt nhiều nơi ở nước ta, có vẻ ngoài vô dụng, nhưng được tìm thấy trong một số bài thuốc dân gian nổi tiếng, được dùng làm thuốc chữa bệnh...
administrator
THẠCH XƯƠNG BỒ

THẠCH XƯƠNG BỒ

Nền văn minh Y học cổ truyền đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của y học. Vị thuốc thạch xương bồ, rất quen thuộc trong dân gian và được sử dụng rộng rãi với công dụng khai khiếu, hóa đờm, thông khí. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch xương bồ cũng như những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.
administrator
VIỄN CHÍ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

VIỄN CHÍ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Viễn chí (Polygala tenuifolia) là một loại cây thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị rối loạn tâm lý, chứng mất ngủ, trầm cảm và rối loạn lo âu. Ngoài ra, Viễn chí còn có tác dụng hỗ trợ trí nhớ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Viễn chí và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe nhé.
administrator
CÂY BÀNG

CÂY BÀNG

Cây Bàng (Terminalia catappa) là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và châu Phi, được trồng rộng rãi ở khu vực nhiệt đới trên toàn thế giới. Ngoài việc làm cây cảnh, cây Bàng còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học. Với những thành phần hoạt tính đa dạng, cây Bàng được đánh giá là một trong những cây thuốc quý trong y học cổ truyền và được nghiên cứu sâu rộng về những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
administrator
CHÌA VÔI

CHÌA VÔI

Chìa vôi từ lâu đã được biết đến là một trong những vị thuốc có nhiều dược tính. Nó đặc biệt hữu ích đối với các triệu chứng của các bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp và thoát vị đĩa đệm.
administrator
BÌNH VÔI

BÌNH VÔI

Bình vôi, hay còn được biết đến với những tên gọi: củ một, cà tom, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên,... Theo Y Học Cổ Truyền, củ bình vôi giúp an thần bổ phế. Do vậy củ này sẽ giúp cho người dùng tránh khỏi một số bệnh liên quan đến thần kinh. Nhờ công dụng điều trị chứng mất ngủ mà củ bình vôi mang lại không ít công dụng hiệu quả cho sức khỏe. Do vậy các bệnh liên quan thần kinh như hồi hộp, lo âu, suy nhược thần kinh,... đều sẽ được hạn chế.
administrator