BÌNH VÔI

Bình vôi, hay còn được biết đến với những tên gọi: củ một, cà tom, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên,... Theo Y Học Cổ Truyền, củ bình vôi giúp an thần bổ phế. Do vậy củ này sẽ giúp cho người dùng tránh khỏi một số bệnh liên quan đến thần kinh. Nhờ công dụng điều trị chứng mất ngủ mà củ bình vôi mang lại không ít công dụng hiệu quả cho sức khỏe. Do vậy các bệnh liên quan thần kinh như hồi hộp, lo âu, suy nhược thần kinh,... đều sẽ được hạn chế.

daydreaming distracted girl in class

BÌNH VÔI

Đặc điểm tự nhiên

Bình vôi thuộc cây dây leo, dài từ 2-6m và chỉ có một đoạn thân ngắn tiếp xúc với mặt đất. Lá mọc so le có cuống dài đính vào trong khoảng 1/3 của phiến. Phiến lá mỏng, gần hình tròn có cạnh hoặc tam giác tròn.

Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá hoặc những cành già đã rụng lá.

Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi trong chứa một hạt hình máu ngựa có gai.

Bình vôi có phần gốc thân phát triển to thành củ, có khi nặng tới 20 – 30kg, hình dáng thay đổi tùy theo từng nơi củ phát triển. Củ Bình vôi có vỏ ngoài màu đen, khi cạo bỏ vỏ ngoài thì trong có màu xám và có vị hơi đắng.

Cây bình phôi là một loài cây ưa sáng, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là những vùng có núi đá vôi như Lai Châu, Hòa Bình, Ninh Bình,...

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Củ (đã cạo sạch vỏ phần nâu đen)

Thu hái: Cây có thể được thu hái quanh năm. Chỉ nên thu hái khi củ đạt trọng lượng từ 800g-1kg trở lên. Thông thường mùa đông sẽ là mùa cây có hàm lượng dược liệu cao nhất.

Chế biến: Chế biến củ bình vôi bằng cách đào lấy củ, rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ mỏng, thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô. Bạn có thể dùng củ bình vôi khô để sắc uống, ngâm rượu hoặc tán nhuyễn thành bột để dùng dần đều được.

Bảo quản bằng cách bỏ vào hũ hoặc túi kín để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.

Thành phần hóa học

Rễ củ Bình vôi chứa nhiều alcaloid, trong đó, chủ yếu là L-tetrahydropalmatin (còn gọi là rotundin), stepharin, roemerin, cycleanin, cepharanthin. Ngoài ra, tinh bột, đường khử cũng được tìm thấy trong củ của loại cây này.

Tác dụng

Theo nghiên cứu thực nghiệm vì trong củ bình vôi có các chất:

+ L-tetrahydropalmatin (còn gọi là rotundin): Đây là một chất có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp.

+Roemerin: Đối với hệ thần kinh trung ương, roemerin giúp an thần gây ngủ với liều lượng thấp và gây co giật nếu dùng với liều lượng cao. Roemerin còn giúp giãn mạch, hạ huyết áp.

+Cepharanthin: Giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế sự thiếu hụt bạch cầu do dùng thuốc chống ung thư.

+Rotundin: Hoạt chất này có tác dụng trấn kinh và bổ tim.

+Tetrandrin: Gây hạ huyết áp, chẹn dòng oxi, chống viêm và ức chế miễn dịch.

+Isotetradim: Có tác dụng chống viêm. giảm đau, hạ nhiệt.

Công dụng

Bình vôi có vị đắng, ngọt, tính lương có công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.

+Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh do căng thẳng.

+Hỗ trợ điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, lỵ.

+Điều trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm phế quản mạn tính.

+Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn.

+Hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Liều dùng

Dùng 3-6g củ bình vôi/ngày dưới dạng viên hoặc dạng bột.

Dùng 5-15ml rượu củ bình vôi với tỷ lệ 1 phần củ bình vôi/ 5 phần rượu 40 độ.

Lưu ý khi sử dụng

+Bình vôi có độc tính (mặc dù rất nhỏ). Do đó, không tự ý dùng thuốc nếu không được bác sĩ chỉ định.

+Dùng nhiều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể kích thích lên thần kinh trung ương gây co giật.

+Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng củ bình vôi.

 

Có thể bạn quan tâm?
HƯƠNG PHỤ

HƯƠNG PHỤ

Cây Hương phụ là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y với công dụng: Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, nhức đầu, giải cảm, đau bụng, tiêu thực, huyết ứ, tiêu đờm, đau dạ dày, viêm tuyến vú, chống viêm, làm ra mồ hôi, lợi tiểu...
administrator
ME RỪNG

ME RỪNG

Tên khoa học: Phyllanthus emblica L. Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu) Tên gọi khác: Chùm ruột núi, Ngưu cam tử, Du cam tử, Mận rừng.
administrator
KHIẾM THỰC

KHIẾM THỰC

Tên khoa học: Euryales ferox Salisb. Họ: Hoa súng (Nymphaeaceae) Tên gọi khác: Kê đầu thực, Nhạn đầu, Thủy kê đầu, Kê đầu liên, Khiếm thật, Khiếm thực mễ, Đại khiếm thực. Khiếm thực là dược liệu được lấy từ phần củ của cây hoa súng.
administrator
NỮ LANG

NỮ LANG

Nữ lang là dược liệu rất phổ biến và đã được sử dụng từ thời cổ xưa của lịch sử loài người. Những ghi chép đầu tiên về việc sử dụng Nữ Lang để trị các bệnh lý về tiêu hóa, tiết niệu được ghi nhận lần đầu tiên từ thời Hy Lạp cổ đại.
administrator
DẦU JOJOBA

DẦU JOJOBA

Cây jojoba có tên khoa học là Simmondsia chinensis. Cây có có nguồn gốc từ sa mạc ở Bắc và Trung Mỹ nhưng được trồng trên toàn thế giới như Chile, Ai Cập và Argentina. Jojoba được sử dụng rộng rãi bởi người Mỹ bản địa ở California. Có thể dùng trái cây jojoba trong nấu nướng hàng ngày hoặc dùng dầu để trị bệnh. Trong hạt jojoba chứa hầu hết hàm lượng dầu sáp của cây (khoảng 50 – 52%). Dầu jojoba dạng thô được tách chiết trực tiếp bằng phương pháp ép lạnh, hoặc chiết xuất bằng dung môi hòa tan. Dầu jojoba có màu vàng nhạt đến vàng, mùi thơm nhẹ đặc trưng của hạt.
administrator
MẬT KỲ ĐÀ

MẬT KỲ ĐÀ

Mật kỳ đà là vị thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với các công dụng rất hữu ích như giúp giải độc, chữa các chứng co giật hay co thắt ở trẻ em, bồi bổ sức khỏe và những công dụng khác nhờ vào sự đa dạng trong thành phần mà vị thuốc này mang đến.
administrator
CÁT SÂM

CÁT SÂM

Cát sâm (Millettia speciosa) là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều bệnh. Với tên gọi khác là Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự... Cát sâm có xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc tính của Cát sâm, công dụng của nó trong Y học cổ truyền, cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng Cát sâm để chữa bệnh.
administrator
CÂY BÁNG

CÂY BÁNG

Cây Báng (Arenga pinnata), còn được gọi là Búng báng, Cây đác, Đao rừng, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây Báng có nhiều ứng dụng trong đời sống như làm thức uống, mỹ phẩm, dược liệu và cả trong công nghiệp sản xuất giấy. Ngoài ra, cây Báng còn được sử dụng trong y học cổ truyền và có những tác dụng đặc biệt cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và những tác dụng của cây Báng trong y học hiện đại và cổ truyền.
administrator