Quế là cây thân gỗ sống lâu năm. Những cây trưởng thành có thể cao tới 20m. Mặc dù quế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

QUẾ

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học Quế: Cinnamomum cassia (L.) J. Presl.

Họ: Long Lão (Lauraceae)

Tên gọi khác: Quế đơn, Quế bì, Quế Trung Quốc, Nhục quế, Mạy quẻ (Tày), Kía (Dao).

Đặc điểm dược liệu

Quế là cây thân gỗ sống lâu năm. Những cây trưởng thành có thể cao tới 20m. Rễ cây là dạng rễ cọc, phát triển mạnh, lang rộng và cắm sâu vào lòng đất. Do đó cây Quế thích hợp sống ở những vùng đồi núi dốc. Thân tròn đều, vỏ ngoài thân nhẵn, màu xám, hơi có vết rạn nứt chạy theo chiều dọc. Cành hình trụ, nhẵn, màu nâu.

Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và dai, có rãnh ở mặt trên. Đầu lá nhọn hoặc hơi tù, gốc thuôn, có 3 gân hình cung, nổi rõ ở mặt dưới, gân phụ nhiều, song song. Mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm, hơi có lông lúc còn non. 

Hoa mọc thành chùm xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Hoa màu trắng, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, có mùi thơm đặc trưng, mặt ngoài có lông nhỏ.

Quả hạch, hình trứng hoặc hình bầu dục. Khi chưa chín màu xanh, lúc chín chuyển sang màu nâu tím, nhẵn bóng. Bên trong chứa một hạt, hạt hình bầu dục, trong hạt chứa dầu.

Toàn cây Quế có tinh dầu thơm, nhất là vỏ thân.

Mùa hoa: tháng 4-7; mùa quả: tháng 10-12.

Một số loài quế thường gặp trong tự nhiên:

Quế quan (Cinnamomum zeylanicum Blume)

- Tên khác : quế ống, quế Sri Lanka, quế khâu. 

- Cây có kích thước trung bình. Cành non có 4 cạnh, hơi dẹt có lông nhỏ rải rác. Lá hình bầu dục, mọc đối hoặc gần đối, gân lá gồ lên ở cả hai mặt. 

- Mùa hoa quả: tháng 5-9.

Quế Thanh (Cinnamomum loureirii Nees)

- Tên khác : quế quỳ, de bầu, quế tử, quế lá tù, ngọc quế.

- Cây to, cành non có cạnh, có lông, về sau nhẵn. Lá thuôn, mặt dưới phủ vảy nhỏ, gân bên không kéo dài đến đầu lá, gân phụ mờ. 

Quế rành (Citinamomum burmannii (Nees) Blume)

- Tên khác: quế bì, quế xanh, trèn trèn, quế lợn, âm hương.

- Vỏ cây nhẵn, màu xám. Lá thuôn, màu lục sẫm ở cả hai mặt. Cụm hoa ngắn, mảnh. Quả gần hình cầu, có mũi nhọn. Mùa hoa: tháng 7.

Phân bố, sinh thái

Quế là cây vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, ưa sáng và chịu bóng. Cây mọc được trên nhiều loại đất ẩm, nhiều mùn và tơi xốp.

Cây được trồng phổ biến ở nước ta, phân bố ở nhiều vùng, tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh vùng đồi núi như: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh,… Hiện nay, quế được trồng nhiều ở vườn dược liệu để khai thác vỏ.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ cành non được phơi hoặc sấy khô (Quế chi). Vỏ thân được phơi khô trong bóng râm (Quế nhục). Tinh dầu từ cành hoặc lá.

Thu hái, chế biến: Thường thu hái vào mùa hạ hoặc mùa thu. Sau đó ủ hoặc phơi nguyên vỏ dưới bóng râm, thoáng gió cho đến khi khô dần. Quế được sử dụng dưới dạng thô hoặc chiết lấy tinh dầu hoặc chế biến thành bột quế, rượu quế, trà quế,…

Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh nơi có độ ẩm cao.

Thành phần hóa học 

Thành phần chính và có giá trị trong Quế là 1,2-1,5% tinh dầu với khoảng 85% cinnamaldehyde, ngoài ra còn có acid cinnamic, cinnamyl acetate, cinnzeylanol, cinnzeylanin, o-methoxycinnamaldehyde. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, trong quế chi còn có nhiều thành phần hợp chất như: Flavonoid, tannin, phenyl glycosid, butylacetat, coumarin,…

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền:

- Tinh dầu chưng cất từ cành, lá cũng dùng làm thuốc và làm hương liệu.

- Quế chi có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng cho ra mồ hôi chữa cảm lạnh, sốt không ra mồ hôi.

- Quế nhục có vị cay ngọt, tính đại nhiệt, dùng chữa những bệnh do lạnh từ bên trong người như tay chân lạnh, đau bụng lạnh, phong tê bại, tiêu chảy.

Theo Y học hiện đại, Quế có những tác dụng như: Kích thích tiêu hóa; Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn; Tăng sự bài tiết, co mạch; Tăng nhu động ruột; Tăng co bóp tử cung; Chống khối u; Chống xơ vữa động mạch vành; Chống oxy hóa,…

Cách dùng - Liều dùng 

​​​​​​​​​​​​​​Liều dùng của Quế thay đổi tùy vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và một vài yếu tố của người dùng. Người trưởng thành có thể dùng khoảng 1 – 1,5g bột quế/ngày. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp quế với một số dược liệu khác như mật ong để tận dụng tối đa các dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Một số bài thuốc từ Quế:

- Bài thuốc chữa tiêu chảy: Phơi khô và tán thành bột mịn các dược liệu Quế nhục 10g, Vỏ cây bàng 20g, Hoắc hương 20g, Vỏ cây vối 20g, Nụ sim 25g. Mỗi lần uống 2 muỗng cafe với nước ấm. Uống 2 – 3 lần trong ngày. Uống đến khi hết bệnh thì thôi.

- Bài thuốc chữa cảm mạo, người mệt mỏi, uể oải: Sắc uống các dược liệu Quế chi 10g, Cối xay 20g, Liên kiều 12g, Cát căn 16g, Sài hồ 12g, Kinh giới 12g. Mỗi ngày uống 1 thang.

Lưu ý

Mặc dù quế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng dược liệu này như: 

- Không dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

- Không nên sử dụng bột quế với liều lượng vượt mức quy định, vì nó có thể gây loét miệng, ngộ độc gan, giảm lượng đường trong máu hoặc gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về đường thở. Không sử dụng bột quế để hít vì nó có thể khiến cho hệ hô hấp bị viêm, bỏng hoặc ngạt thở.

- Việc lạm dụng dược liệu Quế có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như: Tim đập nhanh; Đỏ mặt; Viêm da dị ứng; Khó thở; Mẫn cảm; Chán ăn, gây kích thích tăng động,…

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CỦ GẤU TÀU

CỦ GẤU TÀU

Củ gấu tàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu tẩu, ô đầu, thiên hùng, trắc tử, xuyên ô, gấu tàu, co ú tàu, thảo ô. Củ gấu tàu thường được nhân dân sử dụng để nấu cháo ăn hoặc dùng chữa chứng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên vị thuốc này có độc tính mạnh (do hàm lượng acotinin cao) nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHÂN TRẦN

NHÂN TRẦN

Nhân trần là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0.5 – 1 m. Thân tròn, mọc đứng, cứng có nhiều lông. Toàn thân và lá có mùi thơm. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, có lông, gân lá, mép lá có răng cưa.
administrator
NHŨ HƯƠNG

NHŨ HƯƠNG

Nhũ hương là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, có những công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý viêm khớp cũng như những tình trạng bệnh viêm khác, bên cạnh đó còn trong điều trị các chứng đau bụng, sốt, đau bụng kinh hoặc tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng,…
administrator
TỎI ĐỘC

TỎI ĐỘC

Tỏi độc (Colchicum autumnale) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và được đánh giá là có tác dụng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Tỏi độc chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư, tác động đến hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, Tỏi độc được sử dụng trong điều trị bệnh gout, có độc tính cao, do đó cần phải được sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
administrator
HẠT ĐÁC

HẠT ĐÁC

Hạt đác là loại hạt ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng, vitamin… có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như chữa sốt, lợi tiểu, chữa viêm cuống phổi, tiêu hóa...
administrator
RÂU MÈO

RÂU MÈO

Orthosiphon aristatus hay râu mèo, là cây thân thảo nhiệt đới điển hình, thân cây có cạnh, rãnh dọc và ít phân nhánh. Được dùng để trị sỏi thận, tiểu tiện không thông, phù thũng, đau khớp, gút, rối loạn tiêu hóa…
administrator
TỎI TRỜI

TỎI TRỜI

Tỏi trời là một loại dược liệu quý có từ lâu đời được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với tên khoa học là Veratrum mengtzeanum, loài cây này được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi cao của châu Á. Tỏi trời chứa các hoạt chất có tác dụng điều trị nhiều bệnh, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều lưu ý cần biết trước khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, thành phần, công dụng và những lưu ý khi sử dụng Tỏi trời để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
administrator
VIỄN CHÍ

VIỄN CHÍ

Viễn chí, hay còn được gọi với tên khác là Tiểu thảo, Nam viễn chí, có tên khoa học là Polygala japonica Houtt., họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là một loại dược liệu được sử dụng từ rất lâu trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Viễn chí, đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng Viễn chí trị bệnh nhé.
administrator