NHŨ HƯƠNG

Nhũ hương là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, có những công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý viêm khớp cũng như những tình trạng bệnh viêm khác, bên cạnh đó còn trong điều trị các chứng đau bụng, sốt, đau bụng kinh hoặc tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng,…

daydreaming distracted girl in class

NHŨ HƯƠNG

Giới thiệu về dược liệu Nhũ hương

- Nhũ hương là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, có những công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý viêm khớp cũng như những tình trạng bệnh viêm khác, bên cạnh đó còn trong điều trị các chứng đau bụng, sốt, đau bụng kinh hoặc tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng,… Tại một vài khu vực, dược liệu Nhũ hương còn được dùng như một loại thuốc nhằm kích thích chu kỳ kinh nguyệt và lợi tiểu.

- Tên khoa học: Boswellia carterii Birds, Pistacia lentiscus L. hoặc Frankincense Mastic.

- Tên dược liệu: Gummi resina, Olibanum, Resina oliani,…

- Họ khoa học: Burseraceae (họ Trám).

- Tên gọi khác: Địa nhũ hương, Hắc lục hương, Thiên trạch hương,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu

- Đặc điểm thực vật: 

  • Nhũ hương là loại cây thân nhỡ có chiều cao trung bình dao động khoảng từ 4 – 5 m hoặc có thể đạt tối đa đến 6 m. Cây thô và khỏe có màu nâu hay màu vàng nhạt, vỏ thân có màu trơn và sáng. Thân phân thành nhiều cành to và khỏe.

  • Lá cây Nhũ hương là dạng lé kép lông chim mọc xen kẽ, mỗi lá có chiều dài khoảng từ 15 – 25 cm. Có các lá chét kèm theo có chiều dài khoảng 20 cm. Cuống lá được bao phủ bởi các lông trắng và mọc đối nhau. Vùng đáy của lá rất nhỏ và to dần khi càng lên cao. Phiến lá có hình mũi mác và mép có răng cưa, tròn và không theo thứ tự. 

  • Hoa Nhũ hương nhỏ, mọc thành cụm. Nụ hoa có hình trứng và có màu vàng nhạt.

  • Quả Nhũ hương là quả hạch có hình trứng, đầu quả tù. Phần vỏ quả chắc chắn và mỗi quả chứa 1 hạt bên trong.

- Đặc điểm dược liệu: 

  • Nhũ hương có màu trắng đục nhưng bên trong sáng bóng, dính răng khi cắn và có mùi thơm. Dược liệu khi đốt lên thì tạo thành khói thơm. 

  • Nhựa khô có hình giọt nước hoặc hình cầu, có khi dính nhau và có màu vàng hoặc hơi xanh lam.

  • Nhựa có thể chất giòn, khá cứng và khi bẻ ra thì bên trong có bề mặt sáp, sáng bóng. Dược liệu Nhũ hương có vị hơi đắng và cay nhẹ.

- Phân bố dược liệu: 

  • Theo các tài liệu, dược liệu Nhũ hương phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, từ các khu vực ven biển Địa Trung Hải đến các khu vực như Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc,…

  • Tại nước ta, Nhũ hương thường mọc ở các khu vực sườn núi, sườn đồi và cả ở đồng bằng, cây có khả năng chịu khô hạn tốt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: nhựa cây.

- Thu hái: thu hoạch nhựa tốt nhất là vào mùa xuân và mùa hạ. Bắt đầu bằng cách rạch các đường dọc từ dưới thân cây lên, rạch càng sâu nhựa sẽ ra càng nhiều. Hứng và thu lấy phần nhựa chảy ra, lưu ý không được để nhựa rơi xuống đất sẽ lẫn tạp chất, đất cát.

- Chế biến: sau khi thu hoạch thì loại bỏ tạp chất và đem đi sao với Đăng tâm thảo (tỷ lệ Nhũ hương/Đăng tâm thảo là 40/1), sau đó tán mịn và đem đi bảo quản.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt để nhựa không vón cục và lưu giữ được hương thơm tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Thành phần hóa học của Nhũ hương

Dược liệu Nhũ hương có chứa các thành phần như: 

- 3 – 8% các tinh dầu như pinen, dipinen, α-phellandren và β-phellandren,…

- 60 – 70% nhựa.

- 27 – 35% gôm.

- Các acid hữu cơ như acid O-acetyl-β-boswellic (33%), acid dihydroroburic, acid arabic, olibanoresen (33%),…

- Các loại đường.

- Ngoài ra còn các thành phần khác như acid masrtixic, acid masticolic,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Nhũ hương theo Y học hiện đại

- Dược liệu Nhũ hương có các tác dụng dược lý đa dạng, trong đó công dụng chính là giảm đau và giảm viêm (theo các nghiên cứu) và thường được sử dụng trong các tình trạng bệnh lý như: viêm khớp và các bệnh lý liên quan đến viêm, viêm loét đại tràng, đau bụng hoặc đau bụng kinh, hen suyễn, ung thư,…

- Ngoài ra Nhũ hương còn có tác dụng kháng khuẩn: nhờ vào các thành phần có khả năng ức chế các loại vi khuẩn và virus như các monoterpen, triterpen, diterpen và các acid hữu cơ,…

Vị thuốc Nhũ hương trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay đắng, tính ôn, mùi thơm, hơi độc.

- Quy kinh: vào Tâm, Phế, Can, Tỳ và Thận.

- Công năng: giảm đau, hoạt huyết, tiêu sưng, sinh cơ, tán ứ, thư giãn gân cơ, bổ tâm tỳ, giải độc,…

- Chủ trị: các chứng đau nhức xương khớp, đau bụng kinh, mề đay, mụn nhọt, cứng khớp, cứng cơ,…

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: phụ thuộc vào mục đích dùng thì Nhũ hương có thể được sử dụng với cách thức và liều lượng khác nhau. Có thể dùng ở dạng thuốc sắc, dùng ngoài, dạng bột hoặc chế viên hoàn,…Bên cạnh đó có thể dùng để làm nước hoa, nhang thơm,…

- Liều dùng: 

  • Thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên hoàn: 3 – 10 g mỗi ngày.

  • Dùng ngoài: không có liều cố định.

Một số bài thuốc có vị thuốc Nhũ hương

- Bài thuốc chữa chấn thương gây sưng và đau: 

  • Bài thuốc 1: 5 g Một dược, 5 g Nhũ hương, 5 g Xuyên khung, 10 g Xích thược, 10 g Bạch chỉ, 10 g Đơn bì, 10 g Sinh địa và 3 g Cam thảo. Tất cả các vị thuốc trên đem đi tán thành bột mịn, mỗi ngày sử dụng từ 3 – 4 g cùng với rượu hoặc nước tiểu trẻ em và đem đi chưng lên.

  • Bài thuốc 2: Một dược và Nhũ hương 5 g mỗi vị, Hồng hoa và Huyết kiệt 6 g mỗi vị, 10 g Nhĩ trà, 3 g Băng phiến và 2 g Xạ hương. Tất cả các vị thuốc trên đem đi tán thành bột mịn rồi trộn đều để chế thành thuốc tán. Sử dụng 0,2 g thuốc mỗi lần cùng với rượu.

- Bài thuốc trị các chứng bế kinh, đau bụng kinh: Nhũ hương kết hợp với Đào nhân, Đương quy và Hồng hoa.

- Bài thuốc trị sưng đau, mụn nhọt:

  • Bài thuốc 1: Một dược và Nhũ hương 5 g mỗi vị, 10 g Thiên hoa phấn, 10 g Hoàng kỳ, 10 g Đại hoàng, 10 g Ngưu bàng tử, 10 g Mẫu lệ, 3 g Cam thảo và 15 g Kim ngân hoa. Tất cả các vị thuốc trên đen đi sắc thuốc uống.

  • Bài thuốc 2: đối với tình trạng mụn nhọt đã vỡ nhưng lâu lành, sử dụng Một dược & Nhũ hương đem đi tán thành bột mịn, sau đó trộn đều và đem đi đắp ngoài da giúp sinh cơ & tiêu sưng rất tốt.

- Bài thuốc chữa nhũ hạch: 

  • Chuẩn bị: Nhũ hương, Một dược, Hoàng bá và Đại hoàng

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi tán bột và trộn đều. Sau đó trộn các bột thuốc này cùng lòng trắng trứng, cho lên băng gạc để đắp lên vị trí trên ngực bị đau, nên thay băng 1 lần mỗi ngày đến khi tiêu hạch.

- Bài thuốc chữa viêm gan:

  • Chuẩn bị: Nhũ hương, Miết giáp, Ngũ linh chi và Một dược với các lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc, tẩm lên băng gạc để đắp lên các vị trí đau khi thuốc còn ấm.

Lưu ý khi sử dụng Nhũ hương

- Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng dược liệu có thể kể đến như rối đau bụng, loạn tiêu hóa, buồn nôn,…

- Người quá mẫn hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của dược liệu. 

- Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú thì không nên sử dụng. 

- Không nên sử dụng trong thời gian dài, nếu sử dụng uống thì sử dụng thuốc liên tục chỉ nên kéo dài khoảng 6 tháng, còn đường dùng ngoài da nên thì nên ít hơn 1 tháng. Đối với những người có bệnh lý dạ dày cần được giảm liều.

 

Có thể bạn quan tâm?
RỄ UY LINH TIÊN VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

RỄ UY LINH TIÊN VÀ NHỮNG LỢI ÍCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Rễ Uy linh tiên (Rhizoma Clematidis) là một loại dược liệu quý được sử dụng trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Uy linh tiên thường được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa và các vấn đề về da. Với những đặc tính và tác dụng vượt trội, uy linh tiên là một trong những dược liệu phổ biến và đáng tin cậy trong Y học cổ truyền cũng như được nghiên cứu và ứng dụng trong Y học hiện đại.
administrator
CÔN BỐ

CÔN BỐ

Côn bố hay Hải đới là một loại tảo đáy phẳng sống ở biển. Thuốc có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng, long đờm và được dùng nhiều trong điều trị ung thư vú, tràng nhạc, thoát vị.
administrator
LONG CỐT

LONG CỐT

Long cốt có tên khoa học là Os Dracois, (Fossilia Ossis Mastodi): là xương hoá thạch của những động vật cổ đại thuộc loài khủng long như tê giác ngựa 3 ngón chân Rhinoceros sinensis Owen.; Rhinoceros indet, loài hươu: Cervidae indet; loài trâu: Bovidae indet...; Long xỉ (Dens Draconis) cũng là một loại long cốt, có cùng thành phần hóa học và công dụng. Long cốt là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Với các tác dụng như an thần, trị đổ mồ hôi trộm, di tinh, hoạt tinh,…
administrator
CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

Cây nở ngày đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nở ngày, cây bạc đầu, cây hoa gà trắng. Cây nở ngày đất còn được biết đến với tên gọi khác là cây nở ngày, bởi phần hoa của loại cây này chỉ nở vào ban ngày. Trong một số tài liệu Y học cổ truyền có ghi chép, flavones, flavoides glycosides và gomphrenol là ba thành phần hoạt chất chính có trong cây nở ngày đất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút, đau nhức xương khớp, bệnh tiểu đường, sốt, cảm cúm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐẠI TÁO

ĐẠI TÁO

Đại táo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Táo tàu, táo đỏ, táo đen, Can táo, Mỹ táo, Lương táo, Can xích táo, Quế táo, Khư táo, Táo cao, Đơn táo, Táo bộ, Đường táo, Tử táo, Quán táo, Nhẫm táo, Đê tao, Ngưu đầu, Táo du, Dương giác, Quyết tiết, Cẩu nha, Kê tâm, Thiên chưng táo, Lộc lô, Phác lạc tô… Đại táo có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, không chỉ biết đến là một vị thuốc, mà còn được xem như một món ăn dân dã. Đại táo là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc. Dược liệu có vị ngọt tính bình với tác dụng bồi bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOÀNG CẦM

HOÀNG CẦM

Hoàng cầm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thử vĩ cầm, hoàng văn, điều cầm, tửu cầm, không trường. Hoàng cầm có rất nhiều tác dụng như tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt, chỉ huyết, thanh thai nhiệt. Thường được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt ho, nhức đầu, ung nhọt, điều kinh, kiết lỵ…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU MÙI

RAU MÙI

Rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum, có vị cay, tính ấm, nó tác dụng mạnh vào vùng phổi, tiêu hóa.
administrator
KIM NGÂN HOA

KIM NGÂN HOA

- Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb. - Họ: Caprifoliaceae (Cơm cháy) - Tên gọi khác: Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa.
administrator