KIM NGÂN HOA

- Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb. - Họ: Caprifoliaceae (Cơm cháy) - Tên gọi khác: Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa.

daydreaming distracted girl in class

KIM NGÂN HOA

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.

- Họ: Caprifoliaceae (Cơm cháy)

- Tên gọi khác: Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa.

Đặc điểm thực vật

Cây leo bằng thân quấn, cành non có lớp lông bao phủ. Lá mọc đối, hình mũi mác gốc tròn, đầu nhọn. Cụm hoa mọc ở kẽ các lá tận cùng; lá bắc giống các lá con, hình mũi mác; tràng màu trắng sau chuyển màu vàng, có lông mịn. Nụ hoa hình ống, hơi cong, mặt ngoài màu vàng đến nâu, phủ đầy lông ngắn. Hoa đã nở dài từ 2 – 5 cm, tràng chia thành 2 môi cuộn ngược lại. Môi trên xẻ thành 4 thùy, môi dưới nguyên. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng. Quả hình cầu, màu đen. 

Mùa hoa: tháng 3-5; mùa quả: tháng 6-8. 

Phân bố, sinh thái

Kim ngân có nguồn gốc ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở các vùng núi và trung du phía bắc, như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tây... Ngày nay, cây được trồng ở một số gia đình vừa làm cảnh vừa làm thuốc.

Cây ưa sáng, thườ̀ng mọc ở rừng thứ sinh, đồi cây bụi và rừng núi đá vôi. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Hoa sắp nở (Kim ngân hoa),  cành nhỏ và lá của cây 

Thu hái, chế biến

Thu hái khi hoa sắp nở hay mới nở, đem sấy rồi phơi hay sấy khô, nên hái lúc 9 – 10h sáng, rửa sạch, rải thành lớp mỏng phơi trong râm hoặc sấy nhẹ đến khô. Thân, cành và lá thu hái quanh năm, đem phơi sấy khô.

Thành phần hóa học 

Toàn cây chứa các thành phần như: 

- Carotenoid: cryploxanthin, auroxanthin, S. caroten 

- Nhóm Flavonoid: Luteolin, luteolin-7-glucoside.

- Tinh dầu: α-pinen, hex-1-en, hex-3-en-1-ol, cis và trans-2-methyl-2-vinyl-5-(α-hydroxy isopropyl)-tetrahydrofuran, geraniol, α-terpineol, alcol β-phenyl ethylic, carvacrol, eugenol, linalol, 2,6,6-trimethyl-2-vinyl-hydroxy tetra hydrydropyran.

Tác dụng - Công dụng 

Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Do đó được dùng để điều trị ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, viêm mũi dị ứng, thấp khớp,...

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng: 12 – 16 g/ngày dưới dạng thuốc sắc, hãm hoặc ngâm rượu làm hoàn tán.

Lưu ý

Không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn không thực nhiệt, hoặc mồ hôi ra nhiều.

 

Có thể bạn quan tâm?
SÀI HỒ

SÀI HỒ

Dược liệu Sài hồ là một loại thuốc Y học cổ truyền rất phổ biến và hữu dụng đối với những người gặp phải chứng bệnh gọi là Can khí uất. Những người bị phải chứng bệnh này thường dễ bực bội, cáu gắt, tinh thần lo lắng, nóng vội và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
administrator
CẢI CÚC

CẢI CÚC

Cải cúc là loại rau quen thuộc với người Việt Nam, thường được chế biến thành món canh. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng làm dược liệu trong y học với tác dụng như: giải cảm, điều trị huyết áp cao, đau đầu kinh niên, chữa lậu, đau bụng, tiêu hoá, tán phong nhiệt,…
administrator
NAM SÂM

NAM SÂM

Dược liệu Nam sâm hoặc còn được biết đến với tên gọi khác phổ biến hơn là Ngũ gia bì chân chim, là một loại cây đặc trưng của vùng rừng núi Đông Dương. Từ xa xưa loại dược liệu này đã được biết đến như một vị thuốc có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh, chữa cảm sốt hoặc các chứng đau nhức xương khớp, hay còn chữa các chứng lở ngứa ngoài da.
administrator
ĐỘC HOẠT

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương thanh, Hộ khương sứ giả, Độc diêu thảo, Hồ vương sứ giả, Trường sinh thảo, Độc Hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp, Xuyên Độc hoạt. Độc hoạt hay còn gọi là một vị thuốc cùng họ với cây Đương quy. Trong y học cổ truyền, Độc hoạt có công dụng chữa phong thấp, trị đau nhức lưng gối và các khớp xương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TRẠCH TẢ

TRẠCH TẢ

Trạch tả (Alisma plantago-aquatica) là một loài thực vật nước ngọt thuộc họ Alismataceae. Thân của trạch tả thường có kích thước khoảng 30-80cm, lá hình bầu dục và hoa có màu trắng nhạt. Trong Y học cổ truyền, trạch tả được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, tiểu đường, tiêu chảy và viêm gan. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trạch tả và những công dụng của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
THANH TÁO

THANH TÁO

Thanh táo (Justicia gendarussa) là một loại cây thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh như đau đầu, sốt, đau răng và các bệnh nhiễm trùng. Đây là một dược liệu quý có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được sử dụng từ hàng trăm năm nay. Những nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh được các tính chất chữa bệnh của Thanh táo, đồng thời đưa ra một số cách sử dụng và lưu ý quan trọng khi sử dụng loại dược liệu này.
administrator
NHÂN SÂM

NHÂN SÂM

Nhân sâm là cây sống lâu năm, dùng làm thuốc bổ, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, chữa các chứng đau ruột, dạ dày, nôn mửa, làm tăng thể lực và trí lực, dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh.
administrator
CÂY TRỨNG CÁ

CÂY TRỨNG CÁ

Tên Tiếng Việt: Cây Trứng cá. Tên khác: Cây mật sâm. Tên khoa học: Muntingia calabura L. Họ: Côm (Elaeocarpaceae). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các công dụng của cây trứng cá trong đời sống hàng ngày nhé.
administrator