DIẾP CÁ

Diếp cá, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lá giấp, co vầy mèo, ngu tinh thảo, tập thái, rau vẹn, phiăc hoảy, cù mua mín. Rau diếp cá từ lâu đã được biết đến như một loại rau ăn sống phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Nó có mùi đặc trưng mà chỉ có những người ăn quen mới thích thú. Bên cạnh đó, diếp cá còn được sử dụng để giảm sốt, điều trị viêm họng, viêm phế quản, áp xe phổi, mụn nhọt, bệnh trĩ và trúng thực. Tuy nhiên dược liệu này có tính hàn nên không thích hợp cho các trường hợp có mụn nhọt thể âm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DIẾP CÁ

Đặc điểm tự nhiên

Diếp cá là loài cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 40 cm. Cây có thân ngầm màu trắng ít lông, mọc bò ngang trong đất, rễ mọc ra từ các mấu. Thân nhẵn mọc đứng, màu tím đỏ hoặc xanh lục. 

Cuống lá dài, hình trụ tròn, có bẹ. Lá hình tim hoặc đầu nhọn xếp so le; mặt trên của lá màu lục sẫm, mặt dưới màu tím, dọc theo gân của cả 2 mặt lá có ít lông; lá kèm cũng có lông ở mép. Lá có 7 gân chính mọc toả từ cuống.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành bông dài 2 - 2,5cm, mang nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt, tổng bao gồm 4 lá bắc màu trắng giống cánh hoa, hoa nhị 3 và không có bao.

Mùa hoa quả: Tháng 5-7.

Diếp cá thuộc loại cây ưa ẩm và hơi chịu bóng, thường mọc ở đất ẩm, nhiều mùn dọc theo các bờ khe suối, mương nước trong thung lũng và ở vùng đồng bằng, Cây sinh trưởng gần như quanh năm, mạnh nhất trong mùa xuân hè. Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng. Độ cao đến 1500m (Sa Pa). Cây còn được trồng ở nhiều nơi để làm rau và làm thuốc. Ở vùng thị trấn Tam Đảo và núi Ngọc Linh, diếp cá mọc nhiều đến mức ảnh hưởng tới cây trồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn bộ cây đều có thể sử dụng làm dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng tốt nhất là vào mùa hạ khi cây có sức tăng trưởng mạnh nhất.

Chế biến: Dược liệu có thể được dùng tươi hoặc đem phơi khô dùng dần.

Bảo quản dược liệu đã qua chế biến ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ẩm ướt.

Thành phần hóa học

Rau diếp cá chứa thành phần hóa học rất đa dạng, bao gồm tinh dầu, decanoyl acetaldehyd, methyl-n-Nonykelton, calcium sulfate, quercitrin, hyperin, myrcene, capric acid, reynountrin, calcium chloride, afzefin, rutin, isoquercitrin, camphene, limonene, stearic acid, oleic acid,…

Tác dụng

+Tính kháng khuẩn rộng: Tinh dầu trong diếp cá có khả năng ức chế các loại virus như: virus gây bệnh herpes (HSV-1), virus gây bệnh cúm, HIV chủng 1 ở người (HIV-1), các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, nấm…

+Tác dụng lợi tiểu: Tính chất lợi tiểu này do chất quercitrin và các chất vô cơ chứa trong diếp cá. Dung dịch có 1/100.000 phân tử lượng quercitrin vẫn còn tác dụng lợi tiểu rất mạnh. Chất isoquercitrin cũng có tác dụng lợi tiểu.

+Tác dụng giảm ho: Tiêm dịch dấp cá dưới da nhận thấy ho thuyên giảm nhưng không có tác dụng giãn phế quản hay long đờm.

+Tác dụng lợi tiểu: Thực nghiệm trên ếch cho thấy nước sắc từ ngư tinh thảo có tác dụng giãn mạch và tăng lượng nước tiểu được bài tiết.

+Tác dụng kháng virus: Nước sắc từ rau diếp cá có tác dụng ức chế sự phát triển của virus echo và virus cúm ở cơ thể người.

Công dụng

Diếp cá có vị chua cay, mùi tanh của cá, tính mát hơi có độc và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị sốt ở trẻ nhỏ.

+Điều trị viêm phổi.

+Điều trị ho lao có máu hoặc ho đờm kèm theo mủ.

+Điều trị hội chứng thận hư.

+Điều trị sỏi đường tiết niệu và viêm niệu quản.

+Điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp.

+Hỗ trợ điều trị ung thư phổi.

+Điều trị bệnh trĩ (lòi dom).

+Điều trị viêm âm đạo.

+Điều trị lỵ cấp, viêm ruột cấp và nhiệt tả lỵ mùa hè.

+Điều trị mụn nhọt sưng đỏ nhưng chưa mưng mủ.

+Điều trị đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh.

+Điều trị đái buốt, đái dắt.

+Hỗ trợ điều trị sỏi thận.

+Điều trị chứng táo bón và đại tiện khó khăn.

+Điều trị viêm phổi và viêm phế quản.

+Điều trị chứng phế ung gây nôn ra máu và mủ.

Liều dùng

Có thể dùng diếp cá ở dạng sắc, dùng ăn trực tiếp, điều trị tại chỗ,… Liều dùng tham khảo: 15 – 60g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Không dùng diếp cá cho bệnh nhân bị sung huyết não và mất ngủ.

+Không nên sử dụng cho những người có mụn nhọt thể âm hoặc người có hư hàn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CÂY HOA MÀO GÀ

CÂY HOA MÀO GÀ

Cây hoa mào gà là một loài hoa thuộc họ chi Mào Gà, có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước vùng Trung Phi. Hoa mào gà thường được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh, thuốc, thậm chí là thức ăn ở một số nơi trên thế giới. Cây cho ra hoa rất đẹp và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, cam… Trong đó, hoa mào gà trắng và đỏ là hai loại được tìm thấy nhiều nhất ở nước ta. Cây Hoa mào gà không chỉ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người mà còn có thể dùng làm thuốc trị các bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGẢI CỨU

NGẢI CỨU

Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu, sát trùng. Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc, giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét.
administrator
XUYÊN LUYỆN TỬ

XUYÊN LUYỆN TỬ

Xuyên luyện tử - một cái tên nghe xa lạ nhưng lại rất đỗi quen thuộc. Đây là quả của cây Xoan, một loại thực vật được trồng nhiều ở khắp nơi trên Việt Nam. Vỏ của cây Xoan được sử dụng rất phổ biến với tác dụng như một loại thuốc trị giun. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng vị thuốc Xuyên luyện tử.
administrator
KIM THẤT TAI

KIM THẤT TAI

- Tên khoa học: Gynura divaricata - Họ: Cúc (Asteraceae) - Tên gọi khác: Tam thất giả, rau tàu bay, bầu đất, thiên hắc địa hồng, cây lá đắng, nam phi diệp.
administrator
RAU TÀU BAY

RAU TÀU BAY

Theo Y học cổ truyền, rau tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator
HOA HIÊN

HOA HIÊN

Hoa hiên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim châm, hoàng hoa, kim ngân thái, huyền thảo. Hoa hiên là một cây thuốc mọc hoang được trồng nhiều nơi ở nước ta. Bên cạnh mục đích chữa bệnh, nó thường được sử dụng như một loại rau để làm thức ăn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SÂM VŨ DIỆP

SÂM VŨ DIỆP

Nhắc đến Sâm hoặc các loại dược liệu thuộc nhà Sâm thì chúng ta đều nghĩ ngay đến những loại thuốc đến từ thiên nhiên giúp bồi bổ cơ thể với những công dụng tuyệt vời, thậm chí được ví như thần dược.
administrator