BA CHẠC

Ba chạc mọc khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để tắm ghẻ. Ba chạc còn có tên gọi khác là cây dầu dấu, cây bí bái, cây mạc, cây chè đắng,…

daydreaming distracted girl in class

BA CHẠC

Giới thiệu về dược liệu

Tên gọi khoa học: Euodia lepta (Spreng) Merr
Họ – Chi: Họ cam ( Rutaceae ), chi Melicope

Đặc điểm tự nhiên

Cây thân gỗ, cao 1 – 3m. Cành non có lông.
Lá kép xanh mọc đối, có 3 lá chét, mép nguyên, lá non có lông rất mịn. Lá chét hình trái xoan, dài 4,5 – 13cm, rộng 2,5 – 5,5 cm, gốc thon, đầu nhọn, cuống lá dài có lông.

Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá, lá bắc nhỏ, màu trắng, lá dài hình trái xoan, có lông ở mép lá. Cán hoa 4 – 5, dài gấp ba lần lá dài, hơi khum ở đầu, nhẵn.

Quả hình trái xoan, màu xanh khi chín màu đỏ, chia làm 2 – 4 mảnh, hạt hình cầu màu đen bóng. 

Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.

Cây ba chạc sinh trưởng chủ yếu trên các đồi cây bụi. Ngoài ra, cây cũng được tìm thấy ở rìa rừng, các khu rừng mọc thưa thớt hoặc một số tỉnh miền núi nước ta như Điện Biên, Sơn La hay Lâm Đồng,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Sử dụng cả lá, thân, cành và rễ; trong đó phổ biến hơn cả là rễ và lá

Thu hái: Rễ và lá được thu hái quanh năm

Chế biến: Rửa sạch đất cát. Phần rễ thái nhỏ và phơi ngoài nắng to cho thật khô.

Bên cạnh đó, lá cũng được làm khô bằng cách phơi trong bóng râm hoặc đem sấy để giữ được toàn bộ giá trị dược liệu của nó.

Thành phần hóa học

+Trong rễ ba chạc chứa alcaloid.

+Lá chủ yếu chứa tinh dầu, tinh dầu có α-pinen và furfuraldehyde.

Tác dụng

Ở một số địa phương xem Bàn long sâm như là một vị thuốc bổ như Sâm. Nó có các tác dụng sau:

+Tác dụng chống viêm

+Diệt côn trùng

+Lợi sữa

+Độc tính cấp

+Tác dụng kháng khuẩn: Tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã phá hiện ra đặc tính kháng khuẩn của ba chạc. Cụ thể, sử dụng nước sắc lá ba chạc có thể giúp ức chế sự phát triển của trực khuẩn lỵ Shigella.

Công dụng

Lá dùng trong điều trị bệnh chốc đầu, ghẻ, ho, viêm họng, chán ăn, phụ nữ sau sinh ít sữa, co giật ở trẻ em, eczema, mụn nhọt, nhiễm trùng da….

Lá và bỏ thân: Chủ trị đau nhức xương khớp, đau gân, trị phong thấp, tê bại tay chân, liệt nửa người, rối loạn kinh nguyệt, giải độc và kích thích tiêu hóa.

Liều dùng

Dùng ngoài: Lá và cành ba chạc dùng dạng tươi, nấu nước rửa tổn thương và cải thiện các vấn đề ngoài da. 

Sắc uống: Mỗi ngày 10 – 15 g lá hoặc 9-30 g rễ, 4 – 12 g thân sắc uống theo hướng dẫn của thầy thuốc.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
QUẢ CAU

QUẢ CAU

Hạt cau (Areca catechu) có vị cay đắng, chát, tính ấm, có tác dụng sát trùng, tiêu tích, hành khí, thông tiện, lợi thủy. Do đó được dùng để trừ sán dây, giun đũa, sán xơ mít, trùng tích, phúc thống, tích trệ, tả lỵ, thùy thũng, cước khí, sốt rét.
administrator
TẦN GIAO

TẦN GIAO

Tần giao (Gentiana dahurica) là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nga. Cây thân thảo, cao khoảng 30-80cm, lá xanh đậm, hoa màu xanh hoặc tím. Tần giao thường được sử dụng trong y học truyền thống để điều trị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày và tăng cường sức đề kháng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, tần giao có chất chống viêm và kháng khuẩn, cũng như có thể giúp giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu.
administrator
ĐA LÔNG

ĐA LÔNG

Đa lông (Ficus drupacea) là một loại cây thuộc họ Dâu tằm, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Dược liệu của Đa lông được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa các bệnh như ho, hen suyễn, đau khớp và tiêu chảy. Đặc biệt, thành phần chính của Đa lông là các hợp chất flavonoid và saponin đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa.
administrator
RAU MÁC

RAU MÁC

Rau mác (Sagittaria sagittifolia) là loại cây thân thảo, sống lâu năm, phần thân dưới nước là thân rễ củ. Rau mác có vị hơi đắng, ngọt, tính mát và có độc ít, có tác dụng giảm đau, trừ thấp, giải độc, thanh nhiệt, cầm máu, lợi tiểu, giảm sưng…
administrator
ĐINH LĂNG

ĐINH LĂNG

Đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một loại cây dược liệu có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Loài cây này có vị ngọt, tính ấm và có tác dụng bổ thận, tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ trị liệu bệnh ung thư. Hiện nay, Đinh lăng được nghiên cứu để phát triển thành các sản phẩm chức năng và có tiềm năng trong điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, việc sử dụng Đinh lăng cần tuân thủ đúng liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe.
administrator
MỎ QUẠ

MỎ QUẠ

Mỏ quạ là 1 loài cây mọc dại thường được sử dụng làm hàng rào dành cho nhiều ngôi nhà ở Việt Nam. Theo kinh nghiệm của dân gian thì loại cây này cũng là 1 vị thuốc được sử dụng từ lâu.
administrator
RƯỢU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

RƯỢU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Dược liệu có tên gọi là Đông trùng hạ thảo vì vị thuốc này vào mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ.
administrator
DẦU DỪA

DẦU DỪA

Cây dừa là một loài cọ cao đặc trưng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cao tới 30m. Dừa là một trong những thực phẩm quan trọng ở một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dừa và các sản phẩm của nó (sữa và dầu) được người dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như nấu ăn, điều trị tóc da, nguyên liệu thực phẩm và y học dân gian.
administrator