MỎ QUẠ

Mỏ quạ là 1 loài cây mọc dại thường được sử dụng làm hàng rào dành cho nhiều ngôi nhà ở Việt Nam. Theo kinh nghiệm của dân gian thì loại cây này cũng là 1 vị thuốc được sử dụng từ lâu.

daydreaming distracted girl in class

MỎ QUẠ

Giới thiệu về dược liệu Mỏ quạ

Mỏ quạ là 1 loài cây mọc dại thường được sử dụng làm hàng rào dành cho nhiều ngôi nhà ở Việt Nam. Theo kinh nghiệm của dân gian thì loại cây này cũng là 1 vị thuốc được sử dụng từ lâu. Quả Mỏ quạ có thể ăn được hoặc đem đi nấu rượu. Rễ Mỏ quạ có những công dụng như trị phong thấp, đau nhức lưng gối, lao phổi, thổ huyết, đòn ngã hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, vàng da hoặc ung độc. Lá Mỏ quạ còn có thể được sử dụng cho tằm ăn và dùng chữa các vết thương ở phần mềm.

- Tên khoa học: Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur.

- Họ khoa học: Moraceae (họ Dâu tằm).

- Tên gọi khác: Hoàng lồ, Vàng lồ, Cây bướm, Sọng vàng, Gai mang, Gai vàng lồ, Móc câu, Xuyên phá thạch,…

Đặc điểm cây Mỏ quạ và phân bố

- Đặc điểm:

  • Mỏ quạ là loại cây nhỏ có thân và cành mềm yếu nên loài thực vật này thường mọc tựa vào nhau tạo thành các bụi lớn hoặc có khi mọc thành cây nhỡ. Tuy nhiên cây Mỏ quạ có khả năng chịu khô hạn rất tốt. Rễ cây có hình trụ, mọc ngang, rất dài, phân thành nhiều nhánh và có thể mọc xuyên qua đá (lý do cho tên gọi Xuyên phá thạch của dược liệu này).

  • Vỏ thân của cây Mỏ quạ có màu tro nâu, trên thân và cành có rất nhiều gai nhọn cong xuống có hình giống như mỏ quạ. Lá mọc cách, phiến hình trứng, mép lá nguyên, mặt nhẵn bóng và có màu xanh lục, lá Mỏ quạ thường có vị tê cay đầu lưỡi khi nếm.

  • Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá thành các cụm hoa hình đầu, có màu vàng nhạt và thường mọc vào tháng 4 đến tháng 5 mỗi năm. Quả mọc vào tháng 10 đến tháng 12, quả có hình cầu, dạng kép, sẽ có màu vàng hoặc màu đỏ khi chín, bên trong chứa các hạt nhỏ.

- Phân bố dược liệu: phân bố ở các nước nhiệt đới vùng châu Á, Ðông Phi và châu Đại Dương. Ở Việt Nam, cây mọc dại ở các khu vực đồi núi, dọc các con đường và thường được trồng để làm hàng rào ở các tỉnh như Lào Cai, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Lâm Ðồng & Ðồng Nai.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: bộ phận được sử dụng làm thuốc của dược liệu Mỏ quạ là lá và rễ cây.

- Thu hái và chế biến: thu hái Mỏ quạ quanh năm, rễ sau khi thu hai về thì đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ thành từng đoạn khoảng 30 – 50 cm và phơi hoặc sấy khô để sử dụng dần. Nếu bộ phận dùng là lá, có thể đem nấu thành cao và sử dụng dần.

- Bảo quản: ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh ẩm thấp và nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu.

Thành phần hóa học của Mỏ quạ

Lá & rễ cây Mỏ quạ có chứa các acid hữu cơ, kaempferol, quercetin, cudraniaxanthon, butyrospermum acetat, taxifolin, các hợp chất nhóm flavonoid, aromadendrin, và tannin pyrocatechin,... Trong đó, hợp chất quan trọng là morin.

Công dụng – Tác dụng của Mỏ quạ theo Y học hiện đại

Mỏ quạ thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý sau: 

- Vết thương phần mềm.

- Bế kinh (mất kinh nguyệt).

- Ho do lao phổi.

- Phong thấp.

- Viêm và tăng acid uric huyết (gây ra bệnh Gout).

- Ngoài ra chiết xuất từ rễ Mỏ quạ còn cho thấy tác dụng ức chế virus Herpes simplex 1 và 2 (HSV-1 và HSV-2).

Vị thuốc Mỏ quạ trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị hơi đắng, tính mát.

- Quy kinh: vào kinh Phế.

- Công năng: giãn gân, làm mát phế, phá ứ, khử phong, hoạt huyết,..

- Chủ trị: bế kinh, phong thấp, chấn thương, ứ tích lâu ngày, hoàng đản, ung sang thũng độc, ho, lao phổi,…

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: cây Mỏ quạ được sử dụng ở dạng dùng ngoài (giã để đắp) hoặc được sử dụng ở dạng thuốc sắc, nấu rượu hoặc có thể chế thành cao lỏng.

- Liều sử dụng: 12 – 40 g mỗi ngày ở dạng thuốc sắc, cũng thường phối hợp với các vị thuốc khác. 

Một số bài thuốc có vị thuốc Mỏ quạ

- Bài thuốc hỗ trợ chữa ho do lao phổi:

  • Chuẩn bị: 20 g Hoàng liên ô rô, 30 g Rung rúc, 20 g Bách bộ và 40 g rễ cây Mỏ quạ.

  • Tiến hành: sắc các nguyên liệu trên với khoảng 700 mL nước đến khi cô lại còn khoảng 350 mL nước sắc, chia thành 3 lần sử dụng hết trong ngày. Sử dụng khi thuốc vẫn còn ấm, nên kiên trì sử dụng bài thuốc trong vòng 15 ngày là đủ cho 1 liệu trình. Có thể lặp lại liệu trình điều trị nếu các triệu chứng chưa thuyên giảm hẳn.

- Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh phong thấp:

  • Chuẩn bị: 20 g Thiên niên kiện, 20 g Quế nhục, 20 g Cành dâu và 40 g Mỏ quạ.

  • Tiến hành: rửa sạch các dược liệu trên và cho vào ấm sắc với khoảng 550 mL nước bằng lửa nhỏ đến khi phần nược cô lại còn khoảng 250 mL. Mỗi lần uống 125 mL, sử dụng 2 lần mỗi ngày. Sử dụng 10 ngày là kết thúc 1 liệu trình, nên lặp lại từ 3 đến 5 liệu trình điều trị để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

- Bài thuốc chữa bế kinh ở phụ nữ:

  • Chuẩn bị: 30 g rễ Mỏ quạ.

  • Tiến hành: rửa sạch dược liệu, đem đi sắc với khoảng 500 mL nước đến khi còn lại 200 mL. Mỗi lần sử dụng 100 mL, uống 2 lần mỗi ngày. Sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 10 ngày trước kỳ kinh nguyệt.

- Bài thuốc chữa kinh giản, lên cơn 3 đến 4 lần mỗi ngày:

  • Chuẩn bị: 20 g Thảo quả, 20 g Binh lang và 20 g Mỏ quạ.

  • Tiến hành: sử dụng các vị thuốc trên sắc lấy nước uống, sử dụng mỗi ngày một thang đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

- Bài thuốc trị chấn thương phần mềm:

  • Bài thuốc 1: sử dụng lá Mỏ quạ, bỏ cuống lá và giã nhỏ để đắp trực tiếp vào vị trí vết thương. Đồng thời sử dụng nước nấu từ lá Trầu không thêm 8 g phèn chua vào, sử dụng nước này ngâm rửa vết thương. Thực hiện trong khoảng 3 đến 5 ngày là khỏi.

  • Bài thuốc 2: trong trường hợp vết thương lâu lành, có thể sử dụng lá Bòng bong & lá Mỏ quạ tươi với lượng bằng nhau, đem đi giã nát và đắp trực tiếp lên da. Đồng thời dùng bài thuốc từ Bòng bong để ngâm rửa vết thương như trên. Sau khoảng 3 đến 4 ngày thực hiện, nên sử dụng thêm lá Hèn the giã nát cùng lá Bòng bong và Mỏ quạ. Đắp trong vòng 3 ngày rồi thay thuốc mới.

- Bài thuốc chữa ho lâu ngày do không khí lạnh:

  • Chuẩn bị: 9 g Cam thảo, 30 g rễ Rung rúc  và 10 g Mỏ quạ.

  • Tiến hành: cho các dược liệu trên vào ấm, thêm 700 mL nước vào và sắc còn khoảng 300 mL. Mỗi lần sử dụng 100 mL, uống 3 lần mỗi ngày. Sử dụng trong 10 ngày là xong 1 liệu trình, có thể lặp lại liệu trình điều trị khi cần thiết.

- Bài thuốc chữa sỏi đường tiết niệu:

  • Chuẩn bị: 15 g Hoạt thạch, 15 g Đông quỳ tử, 15 g Hải kim sa (gói trong túi vải), 15 g Mỏ quạ, 30 – 60 g Kim tiền thảo và 12 g Hoài ngưu tất.

  • Tiến hành: sử dụng các vị thuốc trên sắc lấy nước uống, mỗi ngày sắc 1 thang.

- Bài thuốc trị co giật: khi lên cơn từ 3 đến 4 lần mỗi ngày hoặc lên cơn hằng ngày thì sử dụng 20 g Mỏ quạ, 20 g hạt Cau, 20 g Thảo quả và sử dụng các vị thuốc này sắc uống.

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư thực quản & ung thư dạ dày:

  • Chuẩn bị: Mã tiên thảo, Tam lăng và rễ Mỏ quạ với liều lượng gia giảm theo từng trường hợp cụ thể.

  • Tiến hành: sắc thuốc uống mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Mỏ quạ

Theo kinh nghiệm dân gian thì không sử dụng vị thuốc Mỏ quạ cho phụ nữ có thai.

Có thể bạn quan tâm?
QUA LÂU

QUA LÂU

Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim) là cây dây leo dài 3-10m, rễ củ thuôn dài thắt khúc.
administrator
DẾ

DẾ

Dế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dễ dũi, thổ cẩu, lâu cô. Loài dế không chỉ là loài động vật quen thuộc đối với chúng ta mà chúng còn là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong điều trị có tác dụng lợi tiểu hiệu quả.
administrator
CỎ MẬT

CỎ MẬT

Cỏ mật là dược liệu có tác dụng giải độc gan, nhuận gan, tăng tiết mật, được dùng để hỗ trợ điều trị ung thư gan, chữa cảm cúm, sốt xuất huyết, cao huyết áp, đái tháo đường, ngăn ngừa bệnh về tim mạch, chữa bệnh phong, hư lao sau sinh, rong huyết, tiểu tiện không thông, mệt mỏi, mất ngủ sau sinh…
administrator
TỎI

TỎI

Tỏi (Allium sativum) là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và cũng được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi các nghiên cứu y học hiện đại. Tỏi có tính vị cay, hơi đắng và tính ôn, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, giảm cholesterol, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỏi và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

Hoàng Đàn là loài thực vật rất nổi tiếng không chỉ bởi là một loại gỗ quý mà còn có mùi hương vô cùng độc đáo. Đối với những người say mê mùi thơm tự nhiên đều không thể bỏ qua tinh dầu Hoàng đàn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoàng đàn và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
NGÂN HẠNH

NGÂN HẠNH

Nhắc đến Ngân hạnh hay Bạch quả, hầu như mọi người đều biết đến bởi đây là loại dược liệu nổi tiếng gần như bậc nhất hiện nay, có mặt trên thị trường với nhiều sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với công dụng hỗ trợ và cải thiện chức năng tuần hoàn não cũng như các bệnh về mạch máu và tuần hoàn ngoại viên. Bên cạnh đó, trong Y học cổ truyền thì hạt của Ngân hạnh còn có công dụng trong điều trị hen suyễn.
administrator
CỦ ẤU

CỦ ẤU

Củ ấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu nước, ấu trúi, lăng mác. Củ ấu là một loại thức ăn quen thuộc của miền sông nước. Ngoài hương vị thơm ngon, củ ấu còn có thể được dùng như một loại thuốc với công dụng trị sốt, viêm dạ dày, chữa được mụn nhọt, ngứa lở. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LÁ ĐU ĐỦ

LÁ ĐU ĐỦ

Lá đu đủ có chứa những hợp chất thực vật độc đáo đã được chứng minh tiềm năng dược lý rộng rãi trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về con người, nhưng nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, chẳng hạn như trà, chiết xuất, viên nén và nước trái cây, thường được sử dụng để điều trị bệnh và giúp tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
administrator