BÁN CHI LIÊN

Bán chi liên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng cầm rau, tử liên thảo, nha loát thảo, hiệp điệp,… Càng ngày người dân ta càng phải đối mặt với căn bệnh ung thư nhiều hơn, vì vậy nền Đông y cũng không ngừng phát triển nghiên cứu những dược liệu có tác dụng hỗ trợ chữa trị căn bệnh này. Bách chi liên cũng là một trong những loại cây có tác dụng chữa trị ung thư hiệu quả.

daydreaming distracted girl in class

BÁN CHI LIÊN

Giới thiệu về dược liệu

Đặc điểm tự nhiên

Bán chi liên là loại cây thân thảo, mọc bò sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 15-20 cm. Lá mọc đối, hình trứng, gốc hình nêm hoặc hình tim, đầu nhọn. Những lá gần ngọn không cuống, những lá dưới có cuống mảnh.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, có màu tím đặc trưng
Quả hình thận, màu đen sậm
Rễ cây hình trụ tròn hoặc dạng chùm xoắn; rễ cây có đường vân hình xoắn, hình mạng hoặc nhăn theo đường dọc. Rễ có đặc điểm hơi cong và kích thước nhỏ dần từ trên đỉnh xuống rễ, vỏ ngoài sần sùi và có màu vàng nâu, bên trong màu vàng lục và rỗng ở phần giữa.
Mùa hoa: tháng 4-10; Mùa quả: tháng 6-11
Bán chi liên là loại cây ưa ẩm thấp, có nhiều ánh sáng, thường mọc hoang tại các bờ ruộng, bờ hồ, bìa rừng, bờ bụi, vùng đất gần rãnh nước, ven đồi các tỉnh miền núi. Cây 

mọc nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung của Việt Nam như: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây đều dùng làm thuốc được

Thu hái: Được thu hái vào cuối xuân, đầu hạ. Nhổ nguyên cây đem về sơ chế thành thuốc
Chế biến: Thu hoạch xong, cần giũ sạch đất, loại hết tạp chất rồi đem đi rửa sạch, phơi khô, khi dùng thì đem cắt ngắn.
Cần bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp

Thành phần hóa học

Toàn cây bán chi biên chứa scutellarin scutellarein, carthamidin, isocarthomidin. Ngoài ra, còn có alkaloid, hợp chất phenol, sterol, tanin.
Rễ có cholesterol, β – sitosterol, acid stearic

Tác dụng

+Thực nghiệm sàng lọc cho thấy, dược liệu có tác dụng ức chế nhẹ đối với tế bào máu ung thư.

+Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư: Vị thuốc bán chi liên có chứa có hoạt chất tanin, phenol, alkaloid, đặc biệt là các flavonoid có công dụng rất hiệu quả giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa và giúp hóa lỏng các tế bào gây hại. Bên cạnh đó, các hoạt chất này còn giúp giảm đau, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp cơ thể phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Đặc biệt kết hợp bán chi liên và bạch hoa xà (một loại dược liệu thân thảo) đem lại hiệu quả cao trong phòng ngừa và điều trị ung thư;

+Hỗ trợ điều trị các khối u bướu

+Kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch

+Điều hòa huyết áp: Chiết xuất từ dược liệu bán chi liên có công dụng tăng độ đàn hồi của thành mạch máu, giúp hạn chế tình trạng tăng và hạ huyết áp đột ngột, đặc biệt là ở người cao tuổi;

+Tác dụng chuyển hóa lipid
+Bán chi liên có thể ức chế Staphylococcus aureus Rosenbach, trực khuẩn lỵ Shigella flexneri, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn gây mủ xanh, trực khuẩn biến hình, Staphylococcus albus, Neisseria catarrhal, trực khuẩn gây viêm ruột.

+Dược liệu còn có tác dụng lợi niệu, hạ áp.

Công dụng

Bán chi liên vị đắng, tính mát, có công dụng hỗ trợ chữa viêm gan, ung thư gan, viêm vú, chảy máu dạ dày, mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, đòn ngã tổn thương.
Bán chi liên có khá nhiều công dụng:
+Thường ứng dụng trong điều trị, hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa các khối u tăng sinh.
+Cây có tác dụng đẩy độc tố ra ngoài cơ thể
+Tiêu khối u thời kỳ đầu, thường kết hợp với Bạch hoa xà thiệt thảo và Xạ đen, là 2 vị thuốc cũng có tác dụng điều trị khối u, mụn nhọt.
+Hỗ trợ điều trị lao phổi, abces phổi.
+Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan cổ trướng.
+Điều trị các bệnh phụ khoa.
+Hỗ trợ điều trị viêm ruột thừa.
+Điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, sưng đau, viêm vú, viêm mủ da (giã nát đắp vào vết thương).
+Trị sâu răng, trị rắn độc, trùng thú cắn, chấn thương (giã nát đắp vào vết thương).

Liều dùng

Bán chi liên dùng 20 – 40g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng:

+Khi sắc Bán chi liên, nên sắc nhỏ lửa để ra hết hoạt chất thuốc.

+Không nên dùng cho phụ nữ có thai

+Khi dùng thuốc Bán chi liên, nên hạn chế ăn rau muống, đậu xanh, trà khô vì sẽ làm giảm tác dụng thuốc

+Khi mới dùng, bệnh nhân có thể sẽ hơi mệt mỏi, bụng cồn cào, khó chịu, có thể đi cầu phân đen (do tác dụng xổ tiêu của Bán chi liên).

 

 
Có thể bạn quan tâm?
DẦU DỪA

DẦU DỪA

Cây dừa là một loài cọ cao đặc trưng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cao tới 30m. Dừa là một trong những thực phẩm quan trọng ở một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dừa và các sản phẩm của nó (sữa và dầu) được người dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như nấu ăn, điều trị tóc da, nguyên liệu thực phẩm và y học dân gian.
administrator
LÁ VỐI

LÁ VỐI

Với tên gọi khoa học là Cleistocalyx operculatus, là một loại cây thường được sử dụng trong Y học cổ truyền của nhiều nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan và Campuchia. Với tính năng làm giảm viêm, chống oxi hóa và kháng khuẩn, Vối đã được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, từ các vấn đề tiêu hóa đến các vấn đề về hô hấp và da. Cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này để hiểu rõ hơn về tác dụng của Vối trong y học.
administrator
SÂM NGỌC LINH

SÂM NGỌC LINH

Sâm Ngọc Linh – cũng là một loại dược liệu được dân gian gọi là Sâm vì nó có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe con người. Giờ đây, đã có rất nhiều những loại Sâm được con người nghiên cứu và sử dụng. Tuy nhiên, khi nhắc đến đất nước Việt Nam thì không thể không nói đến Sâm Ngọc Linh, là một loại dược liệu quý.
administrator
VIỄN CHÍ

VIỄN CHÍ

Viễn chí, hay còn được gọi với tên khác là Tiểu thảo, Nam viễn chí, có tên khoa học là Polygala japonica Houtt., họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là một loại dược liệu được sử dụng từ rất lâu trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Viễn chí, đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng Viễn chí trị bệnh nhé.
administrator
RAU SAM

RAU SAM

Theo Y học cổ truyền, rau Sam có vị chua, tính hàn, không độc, quy kinh tâm, can và tỳ, có tác dụng: Kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt,…
administrator
RONG MƠ

RONG MƠ

Theo y học cổ truyền: Rong mơ có tính hàn, vị đắng và mặn, có tác dụng khử đờm, làm mềm chất rắn, lợi tiểu.
administrator
SA NHÂN TÍM

SA NHÂN TÍM

Sa nhân tím là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 1,5 – 2,5m. Thân rễ thường mọc bò lan trên mặt đất. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 23 – 30cm, rộng 5-6cm, gốc hình nêm, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng; lưỡi bẹ mỏng, xẻ đôi; cuống lá dài 5-10mm.
administrator
NHỤC ĐẬU KHẤU

NHỤC ĐẬU KHẤU

Nhục đậu khấu là một vị thuốc có mùi thơm và được sử dụng rộng rãi trong cả Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Bên cạnh đó, Nhục đậu khấu cũng thường được sử dụng như một loại gia vị của nhiều gia đình.
administrator