CÂY LƯỠI BÒ

Cây lưỡi bò, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây chút chít, thổ đại hoàng, ngưu thiệt, dương đề. Cây lưỡi bò mặc dù là một loại cây mọc dại nhưng lại có nhiều tác dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết. Trong Đông y, dược liệu này còn được gọi là thổ đại hoàng, xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc chữa hắc lào, mụn nhọt, viêm da. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY LƯỠI BÒ

Đặc điểm tự nhiên

Cây lưỡi bò là loài cây thân thảo sống hằng năm, có thể cao đến 1m. Rễ cây rất khỏe còn phần thân mọc thẳng đứng, có rãnh dọc và ít phân nhánh. Các lá ở gần gốc thường to hơn nhiều so với các lá ở phần trên.

Lá dưới có thân rộng từ 5-7cm, còn các lá giữa thân thường thon thuôn và tù 2 đầu. Cả 2 mặt của lá có màu giống nhau, nhẵn, mép nguyên, phiến lá hình mũi mác dài, hẹp.Hoa màu xanh mọc ở ngọn, đặc biệt càng về phía đỉnh càng mọc sát nhau. Cuống hoa mảnh dài từ 1 – 3cm và có đốt ở phần gốc. Bao hoa có 6 mảnh, vòng trong tròn và kéo dài ra thành 1 đầu nhọn. 

Quả có hình 3 cạnh và nằm ngay trong bao hoa. 

Mùa hoa rơi vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 6.

Ở nước ta, cây mọc hoang ở khắp nơi, nhất là tại những ruộng ẩm hay trong các ruộng mạ, ruộng rau muống đã khô nước. Thường mọc vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 hằng năm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ củ và lá của cây lưỡi bò là những bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu thường được thu hái quanh năm nhưng mùa đông được cho là thời điểm tốt nhất.

Chế biến: Sau khi đào lấy rễ từ cây già thì đem bỏ rễ con. Có thể để nguyên hay thái mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô và bảo quản dùng dần.

Đối với dược liệu đã được phơi hay sấy khô cần đựng vào trong túi kín và bảo quản ở những nơi khô thoáng.

Thành phần hóa học

Rễ cây lưỡi bò chứa 0,2% oxymethyl-anthraquinon, anthraquinon và canxi oxalate. Các chất anthraquinon được xác định bao gồm nepodin, chrysophanol, Physcion, emodin, chrysophanic acid và rhein. Rễ khô chứa 0,1% emodin và lượng nhỏ axit chrysophanic.

Tác dụng

+Chiết xuất axeton của rễ tác dụng ức chế đáng kể đối với hầu hết các vi sinh vật thử nghiệm (S aureus, B subtilis, A hydrophylla, K pneumonia, P aeruginosa và C albicans).

+Các chất chiết xuất từ ​​nước của lá và hạt cho thấy các hoạt động chống oxy hóa cao nhất. Chiết xuất ete của lá và hạt và chiết xuất ethanol của lá cho thấy hoạt tính kháng khuẩn đối với S aureus và B subtilis.

+Chiết xuất ete của cả lá và hạt và chiết xuất ethanol của lá cho thấy các hoạt động kháng khuẩn chống lại S aureus và B subtilis.

+Nghiên cứu cho thấy tinh dầu cây lưỡi bò thể hiện hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn quan trọng.

+Tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, thông đại tiện.

Công dụng

Cây lưỡi bò có vị đắng, tính hàn sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị thiếu máu do thiếu sắt, mất ngủ ở phụ nữ mang thai, sinh đẻ.

+Hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc.

+Điều trị mụn trứng cá.

+Điều trị cảm cúm.

+Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mãn tính.

+Điều trị u tế bào lưỡi ác tính.

+Điều trị chứng ngứa ngoài da lâu ngày không khỏi.

+Điều trị đại tiện ra máu.

+Điều trị mụn nhọt sưng đau nhưng chưa vỡ mủ.

+Điều trị mẩn ngứa do nhiệt.

+Hỗ trợ điều trị viêm mũi cấp và mạn.

+Điều trị viêm đa thần kinh.

+Điều trị tím do dị ứng, xuất huyết nội.

Liều dùng

Có thể kết hợp dược liệu với các vị thuốc khác và dùng ở dạng thuốc sắc, tán bột hay giã đắp ngoài da. Liều dùng được khuyến cáo mỗi ngày cho trường hợp nhuận trường là 1 – 6g còn tẩy xổ là 2 – 12g.

Lưu ý khi sử dụng

Tuyệt đối không sử dụng dược liệu cây lưỡi bò cho những người hư hàn hay đang bị tiêu chảy.

 

Có thể bạn quan tâm?
CỎ THÁP BÚT

CỎ THÁP BÚT

Cỏ tháp bút là cây thuốc sống lâu năm phân bố rộng rãi ở các nước ôn đới và Châu Âu. Loại thảo dược này được nhiều người biết đến với những công dụng của nó bao gồm như giảm các triệu chứng ho, chảy máu và đau mắt.
administrator
NHỤC ĐẬU KHẤU

NHỤC ĐẬU KHẤU

Nhục đậu khấu là một vị thuốc có mùi thơm và được sử dụng rộng rãi trong cả Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Bên cạnh đó, Nhục đậu khấu cũng thường được sử dụng như một loại gia vị của nhiều gia đình.
administrator
DỪA CẠN

DỪA CẠN

Dừa cạn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông dừa, trường xuân, hoa hải đằng. Cây dừa cạn là loài cây phổ biến thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà. Quen thuộc là thế nhưng ít người biết, Dừa cạn còn là vị thuốc rất quý. Với nhiều công dụng chữa bệnh như hạ áp, lợi tiểu, đáng chú ý là khả năng điều trị ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẠCH SÙNG

THẠCH SÙNG

Thạch sùng một loài bò sát, thường gặp rất nhiều xung quanh cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, thạch sùng lại là một vị thuốc quý, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc cổ Y học cổ truyền để trị những căn bệnh nan y. Thạch sùng, còn được gọi với tên khác là thằn lằn, thiên long, mối rách, bích cung, bích hổ,... Loài vật này thuộc họ Tắc kè, có danh pháp khoa học là Gekkonidae. Theo y học, Thạch sùng được sử dụng với các công dụng chữa bệnh bao gồm ức chế tế bào ung thư gan, chống co giật, hỗ trợ chống ung thư máu, trị suy nhược thần kinh. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về những đặc tính của Thạch sùng, bao gồm tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng.
administrator
HÀ THỦ Ô

HÀ THỦ Ô

Hà thủ ô hay hà thủ ô đỏ, vì nó có sắc đỏ, cũng để tránh nhầm với cây Hà Thủ Ô trắng. Hà thủ ô, còn gọi là “giao đằng”, là cây dây, ý nói thứ dây này luôn luôn quấn vào nhau, hay “dạ hợp”, dạ là đêm, ý nói ban đêm chúng quấn lấy nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHÂN SÂM

NHÂN SÂM

Nhân sâm là cây sống lâu năm, dùng làm thuốc bổ, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, chữa các chứng đau ruột, dạ dày, nôn mửa, làm tăng thể lực và trí lực, dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh.
administrator
LÁ DONG

LÁ DONG

Lá dong, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây lùn, dong, dong gói bánh, dong lá. Lá dong vừa là tên bộ phận, vừa là tên cây quen thuộc mỗi dịp tết đến xuân về. Tưởng chừng như chỉ là một loại lá gói bánh nhưng dong còn là một vị thuốc bất ngờ. Lá tươi hoặc qua chế biến chữa được say rượu, giải độc và trị rắn cắn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SINH KHƯƠNG

SINH KHƯƠNG

Gừng hay còn gọi là sinh khương, là cây thân thảo, chiều cao từ 70 – 100cm, thân rễ nạc, phân nhánh nhiều, phát triển thành củ, có màu vàng nâu và mùi thơm đặc trưng.
administrator