SINH KHƯƠNG

Gừng hay còn gọi là sinh khương, là cây thân thảo, chiều cao từ 70 – 100cm, thân rễ nạc, phân nhánh nhiều, phát triển thành củ, có màu vàng nâu và mùi thơm đặc trưng.

daydreaming distracted girl in class

SINH KHƯƠNG

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Zingiber officinale 

- Tên dược liệu: Rhizoma zingiberis Recens

- Họ gừng (Zingiberaceae)

- Tên gọi khác: Gừng, gừng tươi.

Đặc điểm dược liệu

Gừng là cây thân thảo, chiều cao từ 70 – 100cm, thân rễ nạc, phân nhánh nhiều, phát triển thành củ, có màu vàng nâu và mùi thơm đặc trưng. 

Lá mọc so le, hình mác, phiến lá có gân giữa màu hơi trắng nhạt, không cuống và khi vò có mùi thơm.

Hoa mọc thành cụm, nhiều bông mọc sát lại với nhau, có màu vàng xanh. Nhị hoa có màu tím và quả mọng.

Phân bố, sinh thái

Gừng có nguồn gốc từ các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Cây được trồng nhiều nhất ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Nam Á khác. Tại Việt Nam, gừng được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ đồng bằng đến vùng núi cao và hải đảo.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân rễ hay thường gọi là củ 

Thu hái và sơ chế: Thu hoạch vào tháng 9 – 10. Sau khi thu hái, đem bỏ rễ con, rửa sạch và để dùng dần. 

Gừng tươi gọi là sinh khương, sấy hoặc phơi khô gọi là can khương. Gừng thái lát dày rồi sao cháy đen tồn tính gọi là thán khương. Gừng khô thái lát dày, sao vàng, đang nóng vẩy nước vào và đậy kín cho nguội gọi là tiêu khương. Gừng khô đã qua bào chế gọi là bào khương.

Bảo quản: Bảo quản ở nơi thoáng mát và khô ráo, tránh để củ nảy mầm.

Thành phần hóa học 

Gừng tươi chứa các thành phần như: 2 – 3% tinh dầu, β-zingiberen, β-farnesen, ar-curcumenen, borneol, geraniol, 20 – 25% tinh dầu, gingerol, zingerol, zingeron, shogaol, β-phelandren, α-camphen, eucalyptol,… Vị cay có trong Gừng là do hoạt chất zingeron.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền: Sinh khương có vị cay, tính ấm, có tác dụng giảm ho, làm ấm phế, giải biểu, giải độc, tán phong hàn, chống buồn nôn, làm ấm tỳ vị, khử mùi hôi, kích thích tiêu hóa và vị giác. Do đó được dùng trong các trường hợp nghẹt mũi, cảm lạnh, nhiễm phong hàn, hen suyễn, ho lâu ngày không khỏi, tỳ vị hư hàn, nhiễm độc thức ăn, rượu bia, đàm thủy khí đầy,…

Theo y học hiện đại, sinh khương có tác dụng:

- Dịch ngâm từ gừng tươi có tác dụng ức chế trùng roi âm đạo, khuẩn nấm T.violaceum, vi khuẩn phẩy hoắc loạn, trực khuẩn thương hàn.

- Gừng tươi có tác dụng chống loét bao tử, kích thích phân tiết dịch tiêu hóa, chống khuẩn, chống viêm, giảm đau, lợi mật, chống ói và tăng huyết áp.

- Hoạt chất Cineol trong gừng tươi có tác dụng diệt vi khuẩn và kích thích tại chỗ.

- Hoạt chất Gingerol có tác dụng chống đông máu.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng khuyến cáo hằng ngày: 3 – 10g dưới dạng sắc, vắt lấy nước, hãm,… 

Một số bài thuốc có Sinh khương:

- Bài thuốc chữa chứng cảm mạo phong hàn: Sắc lấy nước uống các dược liệu: lá tía tô và sinh khương 5 lát.

- Bài thuốc trị chứng trúng khí hồn quyết, có đàm bế: Sắc uống các dược liệu mộc hương, bán hạ và trần bì mỗi vị 1.5 chỉ, sinh khương 5 chỉ, cam thảo 8 phân. Khi dùng thuốc nên uống cùng 1 chén nước tiểu của bé trai (đồng tiện).

- Bài thuốc trị rét lạnh thời hành: Sắc các dược liệu thảo quả nhân 1 lượng, bạch truật 2 lượng và sinh khương 4 lượng với 5 chén nước, cô cạn còn 2 chén. Uống thuốc khi chưa phát triệu chứng.

- Bài thuốc chữa hói đầu: Giã nát gừng tươi rồi làm nóng, sau đó đắp lên đầu 2 – 3 lần.

- Bài thuốc trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ: Giã nát các dược liệu bổ cốt chỉ 12g, bào phụ tử 6g và sinh khương 30g. Sau đó đắp trực tiếp lên rốn.

- Bài thuốc chống say xe: Giã nhỏ gừng tươi một lượng vừa đủ rồi đắp bên ngoài huyệt nội quan (nên dùng vải hoặc băng cố định).

- Bài thuốc chữa bỏng do nước nóng: Ép lấy nước gừng tươi rồi thoa trực tiếp lên vết bỏng. Thực hiện nhiều lần cho đến khi vùng da lành hẳn.

- Bài thuốc chữa ho, nôn mửa, ngoại cảm và bụng đầy trướng: Đem gừng tươi giã nhỏ rồi đem ngâm với trắng. Mỗi ngày dùng 2 – 5ml rượu xoa vào bụng.

- Bài thuốc chữa ho: Ngâm các dược liệu củ sả, chanh tươi và sinh khương mỗi thứ 10g và siro đơn sao cho đủ 100ml. Ngâm trong 3 ngày rồi dùng vải vắt kiệt lấy nước và bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng 1 – 2 thìa canh, ngày dùng 2 lần. Nếu dùng cho trẻ, chỉ sử dụng ½ liều thông thường.

- Bài thuốc giúp kích thích vị giác và hỗ trợ tiêu hóa: Sắc các dược liệu quế chi 6g, bạch thược 12g, đại táo 4 quả, chích thảo 4g, đường phèn 20 – 40g, sinh khương 1.2g với nước, sau đó cho đường phèn vào uống.

- Bài thuốc trị viêm dạ dày mãn tính thuộc chứng hư hàn kiêm thủy ẩm: Sắc các dược liệu sinh khương 16 – 24g, đại táo 4 quả, ngô thù du 8- 12g và đảng sâm 12 – 16g. Chia thành 3 lần và dùng hết trong ngày.

- Bài thuốc trị khớp sưng đau nhức, thở ngắn, đầu choáng váng, viêm khớp dạng thấp: Sắc uống các dược liệu phụ tử 8g, quế chi 12g, phòng phong 12g, sinh khương 5 lát, tri mẫu 12g, bạch truật 15g, thược dược 9g, ma hoàng và cam thảo mỗi vị 6g.

- Bài thuốc chữa lở loét khoang miệng: Sắc loãng gừng tươi, lấy nước súc miệng và uống thường xuyên. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi vết loét liền lại.

Lưu ý

- Không dùng sinh khương cho trường hợp âm suy kìm vượng nhiệt bên trong, âm hư nội nhiệt và người nhiệt thịnh.

- Dùng quá nhiều gừng có thể gây ung nhọt và tích nhiệt mắt bệnh.

- Bệnh nhân bị trĩ nên hạn chế dùng nhiều sinh khương và cần kiêng uống rượu khi dùng gừng nếu không bệnh sẽ phát lên đột ngột.

- Dùng bài thuốc từ gừng lâu ngày có thể gây âm hư nội nhiệt, tổn âm thương mắt, biểu hư có nhiệt ra mồ hôi, âm hư ho thổ huyết, đổ mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi trộm, đau bụng hỏa nhiệt, nhiệt gây nôn lợm, tang độc hạ huyết,…

- Gừng có tác dụng tăng huyết áp nên cần tránh sử dụng cho bệnh nhân huyết áp cao (đối với bài thuốc uống).

- Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng tối đa 10g gừng/ ngày,

- Không dùng gừng tươi với thuốc chống đông máu và các loại thuốc có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu.

 

Có thể bạn quan tâm?
NGHỆ ĐỎ

NGHỆ ĐỎ

Ngày nay, khi nhắc đến Nghệ, ai ai cũng sẽ nghĩ ngay đến loại cây có vẻ ngoài giống với cây Gừng nhưng có mùi vị rất thơm và màu vàng đặc trưng, đo chính là Nghệ đỏ. Người ta thường hay sử dụng Nghệ đỏ trong các tình trạng như đau dạ dày, các loại sẹo, hoặc khi cần làm đẹp và làm sáng da. Đặc biệt, Nghệ đó có hàm lượng curcumin trong thành phần rát cao do đó cũng sẽ mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh cũng như chăm sóc sắc đẹp tuyệt vời. Từ đó Nghệ đỏ cũng được coi là một loại thần dược.
administrator
CÚC ÁO

CÚC ÁO

Hoa Cúc áo mọc hoang trong tự nhiên, được ứng dụng để điều trị phong tê thấp, ngộ độc, phù thũng, cảm mạo, đau dạ dày, đau răng, viêm lợi. Ngoài ra, còn dùng chữa liệt lưỡi, đau đầu, đau họng.
administrator
CÂY TRẨU

CÂY TRẨU

Cây trẩu là một loại cây lớn, cao khoảng 8-10 m, thân nhẵn, không lông, chứa nhựa mủ trắng. Các thành phần của cây trẩu được sử dụng rất nhiều trong dân gian để điều trị một số tình trạng bệnh lý.
administrator
CÂY CÀ GAI LEO

CÂY CÀ GAI LEO

Cây cà gai leo (Solanum procumbens) là một cây thuốc quý, có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan virus B, xơ gan, men gan cao, giải rượu,… đã được khẳng định bởi các nhà khoa học qua các công trình nghiên cứu khoa học.
administrator
LÁ BÀNG TƯƠI

LÁ BÀNG TƯƠI

Lá bàng tươi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bàng biển, quang lang. Lá bàng là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian. Trong đó, việc dùng lá bàng chữa viêm phụ khoa là một trong những phương pháp được nhiều chị em tin dùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ÍCH MẪU

ÍCH MẪU

- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. - Họ: Lamiaceae (Hoa môi) - Tên gọi khác: Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái) Cây ích mẫu sở dĩ có tên như vậy vì nó có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ).
administrator
BÁN HẠ BẮC

BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…
administrator
ĐẬU ĐEN

ĐẬU ĐEN

Đậu đen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ô đậu, hắc đại đậu, hương xị. Hạt Đậu đen là một loại ngũ cốc dinh dưỡng vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Ngoài vai trò là một loại thực phẩm ra, loại đậu này còn là nguyên liệu để chế biến thành các bài thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator