CÀNG CUA

Rau càng cua là thảo dược “vàng” cho sức khỏe; Có công dụng thanh nhiệt, chữa viêm họng, thiếu máu hay cả đái tháo đường. Rau càng cua thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), một loại rau dại mọc nhiều nơi và sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Rau càng cua có vòng đời 1 năm, vị chua nhẹ khi ăn sống và có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng. Tên gọi khác: Rau tiêu hay còn gọi là kim đơn, cúc áo, thích châm thảo, cương hoa thảo...

daydreaming distracted girl in class

CÀNG CUA

Đặc điểm tự nhiên

Rau càng cua là một loài thảo mộc, có rễ nông mọc quanh năm. Chiều cao thường tầm 15−45 cm, thân mọng nước, lá hình tim, hạt nhỏ dễ phát tán đi xa. Khi nghiền nát, rau có mùi như mù tạt. 

Hoa mọc thành chùm dài, bông hoa có dạng sợi chứa cuống ở ngọn; quả thuộc dạng quả mọng hình cầu và có mũi nhọn ngắn. Mùa ra hoa của rau càng cua là vào tháng giêng hoặc tháng 8 âm lịch.

Rau càng cua có màu xanh nhạt, nhớt, nhẵn, lá mọc so le hình trái tim có màu xanh trong. Hạt của cây rất nhỏ, tạo điều kiện cho việc phân tán đi các nơi xa xôi có mức độ ẩm ướt lý tưởng để phát triển. Sau những trận mưa, rau càng cua mọc dại sẽ càng xanh tốt, rễ chùm phát triển mạnh và lan rộng hơn.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây trừ rễ.

Thu hái: Thu hái quanh năm.

Chế biến: Dùng tươi, lặt về đem đi rửa sạch phần rễ rồi sử dụng.

Thành phần hóa học

Phân tích rau càng cua cho thấy sự xuất hiện của một số thành phần sau: Beta-carotene, Dillapiole, Ethanolic, Vitamin C, Carotenoid, Kali, Magie, Canxi, Sắt, Photphor.

Tác dụng

Rau càng cua từ lâu còn được chế biến thành các món ăn, như là một loại rau ăn mang đến hương vị thanh mát vào mùa hè. Bên cạnh đó thì rau càng cua còn mang lại những tác dụng như là: Kháng khuẩn, Ngăn ngừa viêm khớp, ức chế rối loạn cảm xúc, Chống oxy hóa, bổ sung sắt cho bà bầu và cả hạn chế đái tháo đường thai kỳ. 

Công dụng

Theo Y học Cổ truyền, Dược liệu Rau càng cua này có tính bình, vị đắng. Công dụng: Tan máu ứ, chỉ thống, hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc.

Chủ trị: Nhiễm trùng đường hô hấp, viêm dạ dày ruột, tiêu hóa kém, chấn thương sưng đau, mụn nhọt, ghẻ lở.

Liều dùng

Rau càng cua được dùng ở dạng tươi với nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Phổ biến như nấu canh, ăn sống, giã lấy nước uống, giã đắp ngoài da. Liều lượng không cố định, có thể điều chỉnh cho phù hợp với mục đích dùng.

 
Có thể bạn quan tâm?
TỎI ĐỘC

TỎI ĐỘC

Tỏi độc (Colchicum autumnale) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và được đánh giá là có tác dụng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Tỏi độc chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư, tác động đến hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, Tỏi độc được sử dụng trong điều trị bệnh gout, có độc tính cao, do đó cần phải được sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
administrator
CAM THẢO (CHÍCH THẢO)

CAM THẢO (CHÍCH THẢO)

Cam thảo là một loại cây tự nhiên được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cam thảo và các ứng dụng trong điều trị bệnh nhé.
administrator
CÂY BA CHẼ

CÂY BA CHẼ

Ba chẽ (Dendrolobium triangulare) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều loại bệnh. Cây Ba chẽ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Các thành phần hoạt chất trong Ba chẽ bao gồm các hợp chất polyphenol, flavonoid, acid amin và các dẫn xuất alkaloid. Ba chẽ được sử dụng để chữa bệnh như viêm xoang, đau đầu, đau khớp và các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Ba chẽ, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
TIM SEN

TIM SEN

Cây sen, còn được biết đến là quốc hoa của Việt Nam, nổi bật với vẻ đẹp cùng với công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta. Trong đó, tim sen là phần được sử dụng phổ biến, thường dùng để hãm trà uống với công dụng giúp ngủ ngon, thư giãn tinh thần. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tim sen, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng nhé.
administrator
ĐĂNG TÂM THẢO

ĐĂNG TÂM THẢO

Đăng tâm thảo (Juncus effusus) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu, Đăng tâm thảo có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng để chữa trị các bệnh như viêm khớp, viêm da, tiểu đường, lo âu, mất ngủ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về vị thuốc này và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
TANG DIỆP

TANG DIỆP

Vị thuốc Tang diệp thực chất là lá của cây Dâu tằm được thu hái, phơi và sấy khô để sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.
administrator
KÊ HUYẾT ĐẰNG

KÊ HUYẾT ĐẰNG

- Tên khoa học: Caulis Spatholobi suberecti - Họ: Fabaceae (Đậu) - Tên gọi khác: cây máu gà, đại hoàng đằng, đại huyết đằng, cây hồng đăng, cây dây máu.
administrator
THÔNG THIÊN

THÔNG THIÊN

Thông thiên hay còn gọi là huỳnh liên, trúc đào hoa vàng, là một dược liệu phổ biến ở vùng nhiệt đới. Cây Thông thiên được trồng làm cảnh khá nhiều ở miền nam Việt Nam. Bên cạnh đó, cây còn được sử dụng làm thuốc trợ tim trong các trường hợp bị suy tim, loạn nhịp,… Do thành phần của cây có chứa độc tố rất nguy hiểm, cần đặc biệt thận trọng khi dùng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông thiên và những công dụng của nó trong y học nhé.
administrator