RAU DỚN

Rau dớn có thể được sử dụng để điều trị , viêm da, sởi, đau đầu, đau nhức, ho, vết thương, kiết lỵ, sưng tuyến, đau răng và tiêu chảy, chống viêm, chống oxy hóa, tẩy giun sán, giảm đau, kháng khuẩn và các hoạt động gây độc tế bào.

daydreaming distracted girl in class

RAU DỚN

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Diplazium esculentum 

- Họ: Rau Dớn (Athyriaceae)

- Tên gọi khác: Ráng song, quần rau, dớn rừng, dớn nhọn, thái tuyết

Đặc điểm thực vật

Rau Dớn bề ngoài gần giống với cây dương xỉ, nhưng kích thước có phần nhỏ hơn, có thân rễ ngắn, mọc bò sống dai. Thân cây được bao phủ bởi vẩy ngắn hình mũi mác và có hình răng cưa ở bên mép, màu hung. 

Cành dài và lá nhỏ xòe ra xung quanh như tán ô. Đầu cong như móc câu trong đó những lá non thì vươn thẳng lên, thân hình bụ bẫm, phần trên uốn lại như vòi voi. Cuống lá dài, có lông bao phủ suốt chiều dài. Phiến lá kép lông chim 1 lần (lá non) hay 2 lần (lá già) có hình mũi mác. Lá mọc so le gồm nhiều lá chét khoảng 12-16 cặp mọc cách lên dần, các lá chét trên không có cuống, các lá chét dưới có cuống.

Ổ túi bào tử nhỏ, hình tròn, xếp đều trên gân phụ ở mặt sau lá. Bào tử có hình bầu dục, màu vàng sáng, có mào hẹp.

Phân bố, sinh thái

Rau dớn sinh trưởng tốt ở những vùng có khí hậu ẩm mát của vùng núi, cây có thể chịu được nhiệt độ thấp kéo dài. Rau dớn chủ yếu phân bố ở vùng rừng núi hay bờ suối, bờ khe để tránh ánh mặt trời.

Rau dớn là một loài dương xỉ thân thảo có nguồn gốc từ châu Á, phân bố ở một số quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia,…. Cây đã được đưa vào một số nước ở Châu Phi, Châu Đại Dương và Bắc Mỹ để làm cảnh và làm nguồn thực phẩm. 

Ở Việt Nam, rau dớn thường được tìm thấy ở các tỉnh miền núi có độ cao từ 1000-2000m như: Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi,… Đây là loài cây quen thuộc với đồng bào dân tộc miền núi. Gần đây người ta đã thu hái thảo dược này dùng để bán ở các đô thị hay đồng bằng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây

Thu hái: Thường thu hái vào đầu mùa mưa hằng năm, đây là thời điểm rau dớn mọc lá non tươi tốt nhất. Một số nơi rau dớn sẽ mọc nhiều vào khoảng tháng 9, tháng 10. Nơi khác thì rau dớn mọc vào tháng 4

Chế biến:

- Dùng lá rau dớn tươi để sắt hoặc giã dập để làm thuốc

- Phơi khô rau dớn để nấu lấy nước

- Chế biến thành các món ăn để trị bệnh

Bảo quản: ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng đối với rau dớn tươi hoặc trong keo hay hộp đậy kín để ở nơi thoáng khí đối với ra dớn khô.

Thành phần hóa học 

Rau Dớn chứa một số thành phần như: 86% nước, 4% protid, 8% hydratcarbon, chủ yếu là celulose, các hợp chất acid protocatechic, acid phenolic và acid syringic.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, Rau Dớn có tính mát, có công dụng:

- Rau dớn đóng vai trò như thuốc giảm đau, giúp đẩy lùi các cơn đau âm ỉ do bệnh lý viêm đại tràng, giúp dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

- Nước sắc lá Rau dớn được dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh.

- Lá dùng chữa nhức đầu, đau nhức, sốt, vết thương, kiết lỵ, tiêu chảy, và các bệnh nhiễm trùng. Rau dớn phơi khô nấu nước uống giúp giải nhiệt, lợi tiểu, chống táo bón hiệu quả. 

- Ăn nhiều rau dớn giúp máu dễ lưu thông, giúp nhuận trường và làm giảm đau lưng, lá non giã nhuyễn có thể chữa mụn nhọt, ghẻ lở,…

- Thân rễ rau dớn còn có tác dụng hạ sốt, điều trị bệnh hen suyễn, đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy

Ngoài ra Rau dớn còn dùng để điều trị , viêm da, sởi, đau đầu, đau nhức, ho, vết thương, kiết lỵ, sưng tuyến, đau răng và tiêu chảy, chống viêm, chống oxy hóa, tẩy giun sán, giảm đau, kháng khuẩn và các hoạt động gây độc tế bào.

Theo y học hiện đại, Rau dớn có tác dụng:

- Kháng khuẩn, kháng nấm

- Chống oxy hóa

- Chống phản vệ/ ổn định tế bào

- Tẩy giun sán

- Giảm đau: flavanoid và sterol có trong dược liệu có tác dụng giảm đau do viêm trung ương và ngoại vi. 

- Ức chế glucosidase/ Độc tế bào/ Chống bệnh tiểu đường

- Bảo vệ gan/ Chống viêm

Cách dùng - Liều dùng 

Cách dùng, liều lượng và thời gian sử dụng Rau dớn thay đổi tùy vào các đối tượng và mục tiêu. Người ta thường dùng rau dớn khi còn tươi.

Một số bài thuốc có Rau dớn:

- Bài thuốc cầm máu, làm lành vết thương: Giã nhỏ 50 g lá rau dớn non rồi đắp lên vết thương có tác dụng cầm máu, làm liền vết thương.

- Bài thuốc chữa sốt rét, hen suyễn, đau bụng, kiết lỵ: Chuẩn bị 20 g thân rễ rau dớn cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 50 ml. Chia ra uống làm 2 lần trong ngày, dùng chữa sốt rét. Dùng 7 – 10 ngày cho một đợt điều trị.

- Bài thuốc chữa bỏng: Giã nát Lấy 100g lá non rau dớn tươi  và 100g ruột quả bí ngô tươi rồi đắp lên vết bỏng. 

- Bài thuốc chữa ghẻ nhọt, nhiễm trùng: Lấy lá non rau dớn giã nhuyễn để chữa ghẻ, nhọt, nhiễm trùng da cho trẻ sơ sinh.

- Ngoài ra, người ta còn lấy rau dớn đem phơi khô để nấu nước uống giải nhiệt, giải độc vào mùa nắng nóng.

Lưu ý

Cần thận trọng khi sử dụng Rau dớn vì lá non của dược liệu này có thể chứa lượng nhỏ các độc tố dương xỉ

 

Có thể bạn quan tâm?
VÔNG NEM

VÔNG NEM

Vông nem (Erythrina variegata) là một loại cây được sử dụng nhiều y học cổ truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các bộ phận của cây được sử dụng như một vị thuốc để điều trị nhiều bệnh như hen suyễn, đau đầu, và giảm đau. Ngoài ra, vông nem còn được sử dụng trong mỹ phẩm và chăm sóc da, vì các hợp chất trong nó có tác dụng làm sáng và làm mềm da. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vông nem và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
CÂY CÀ GAI LEO

CÂY CÀ GAI LEO

Cây cà gai leo (Solanum procumbens) là một cây thuốc quý, có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan virus B, xơ gan, men gan cao, giải rượu,… đã được khẳng định bởi các nhà khoa học qua các công trình nghiên cứu khoa học.
administrator
DONG RIỀNG ĐỎ

DONG RIỀNG ĐỎ

Dong riềng đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao. Dong riềng đỏ là một loại cây phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng như một nguồn tinh bột. Ngoài ra người ta còn dùng trị viêm gan, chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TANG THẦM

TANG THẦM

Tang thầm là tên gọi của vị thuốc trong Y học cổ truyền, chỉ quả dâu tằm chín. Vị thuốc này được dùng nhiều để pha trà với công dụng chữa đau lưng mỏi gối, râu tóc bạc sớm, mất ngủ, táo bón... Đây cũng là một loại đồ uống thơm ngon bổ dưỡng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tang thầm và những lợi ích sức khỏe của quả Dâu tằm nhé.
administrator
TRÁI CHÚC

TRÁI CHÚC

Chúc là một loại thực vật có nguồn gốc từ Châu Á. Trong đó, trái chúc có nhiều múi là đặc sản của tỉnh An Giang. Những bộ phận của cây đều có nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt trong ẩm thực. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về trái chúc và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
TỲ BÀ

TỲ BÀ

Tỳ bà (Eriobotrya japonica) là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dược liệu này có công dụng điều trị bệnh như viêm gan, đau dạ dày, đau thần kinh và các vấn đề về tình dục. Bài viết này sẽ giới thiệu về các đặc tính và công dụng của Tỳ bà, cũng như những lưu ý cần biết khi sử dụng Tỳ bà để điều trị bệnh.
administrator
BẰNG LĂNG

BẰNG LĂNG

Mùa hè đang về với sắc bằng lăng tím nở rộ gắn liền với tuổi học trò đầy kỷ niệm. Có lẽ vì thế mà cây bằng lăng đã không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Không chỉ làm đẹp phố phường, bằng lăng còn được coi là vị thuốc quý thường dùng trong y học cổ truyền mà chúng ta không phải ai cũng biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TAM THẤT

TAM THẤT

Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể. Tam thất cũng có nhiều loại khác nhau. Sau đây là những thông tin về loại Tam thất Bắc.
administrator