NGÔ THÙ DU

Ngô thù du là quả chín phơi khô của cây Thù du, là một loài dược liệu có nhiều ứng dụng trong nền y học cổ truyền lẫn y học hiện đại. Đây là một vị thuốc phổ biến của đất nước Trung Hoa.

daydreaming distracted girl in class

NGÔ THÙ DU

Giới thiệu về dược liệu Ngô thù du 

Ngô thù du là quả chín phơi khô của cây Thù du, là một loài dược liệu có nhiều ứng dụng trong nền y học cổ truyền lẫn y học hiện đại. Đây là một vị thuốc phổ biến của đất nước Trung Hoa. Theo sử sách, Thù du mọc được ở nhiều nơi, tuy nhiên chỉ có loài Thù du ở đất Ngô (thuộc địa phận Trung Hoa) mới cho công dụng tốt nhất, nên từ đó người dân lấy tên Ngô Thù du. Quả là bộ phận có nhiều dược tính nhất của cây và được sử dụng lựa chọn trong các bài thuốc y học cổ truyền. Đây là một vị thuốc cay và nóng, rất phù hợp với các vùng có khí hậu lạnh như Trung Quốc và một số tỉnh phía Bắc của nước ta.

- Tên khoa học: Evodia rutaecarpa (Juss) Benth.

- Họ khoa học: Rutaceae (họ Cam Chanh).

- Tên gọi khác: Ngô thù, Thù du hay Xà lạp,...

Tổng quan về dược liệu Ngô thù du

- Theo một số tài liệu ghi chép, vào năm 1963, người ta phát hiện tại một cửa hàng dược phẩm thuộc tỉnh Hà Giang chuyên bán vị thuốc Thù du với tên gọi Xà lạp để trị nóng sốt, đau bụng rất hiệu quả. Từ đó mới nhân rộng ra và trồng ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam.

- Cây Ngô thù du phân bố nhiều ở các nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới thuộc khu vực Nam Á, Đông Nam Á. Cây cũng được bắt gặp ở nước Úc, Ấn Độ và một số đảo thuộc khu vực Thái Bình Dương. Tuy là một vị thuốc quý được sử dụng nhiều nhưng cây cũng có một chút độc tính, phải lưu ý khi sử dụng.

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Ngô thù du

- Đặc điểm thực vật:

  • Khi quan sát từ bên ngoài, Ngô thù du là một loài cây có kích thước nhỏ với chiều cao từ 2,5 m đến 5 m. Thân cây có màu nâu hay nâu sẫm, phân nhánh nhiều. Ở các cành của cây có nhiều lông mềm, khi cành già thì rụng dần đi. 

  • Lá cây Ngô thù du mọc đối, là lá kép lông chim. Chiều dài lá từ 15 cm đến 35 cm. Mỗi lá có từ 2 – 5 đôi lá chét. Cả hai mặt lá khi quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy các lông mịn có màu nâu, mặt dưới có mật độ lông nhiều hơn mặt trên.

  • Hoa của Ngô thù du là hoa đơn tính, các hoa nhỏ mọc tụ thành tán hay thành chùm. Hoa đực và hoa cái mọc khác gốc, màu hoa trắng hay trắng vàng. Kích thước của hoa đực nhỏ hơn hoa cái.

  • Quả của cây Ngô thù du khi chưa chín có màu xanh, khi chín có màu đỏ rực rỡ hay màu tím. Quả có dạng hình cầu và hơi dẹt với chiều dài khoảng 3 – 4 mm. Quả thô và xù xì, bên trong mỗi quả thường chứa 1 đến 2 hạt màu vàng nhạt. Khi quan sát kĩ sẽ thấy những đốm tinh dầu nằm trên bề mặt quả của cây.

- Phân bố dược liệu: tại Việt Nam trước đây không bắt gặp loài cây này, do sự giao thương và buôn bán giữa nước ta với Trung Hoa nên cây được du nhập vào đất nước. Thù du thường phân bố nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc giáp với biên giới Trung Quốc như Cao Bằng, Lạng Sơn,…

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: quả là bộ phận được sử dụng nhiều nhất của cây do chứa rất nhiều hoạt chất có dược tính. 

- Thu hái: 

  • Cây thường ra hoa vào tháng 6 đến tháng 8 và thời điểm thu hoạch quả vào khoảng tháng 9 đến tháng 10.

  • Chọn thu hoạch những quả chưa nứt vì khi ấy mới cho nhiều tác dụng sinh học nhất do hàm lượng hoạt chất cao, người thu hoạch sẽ cắt lấy phần cành có quả về để chế biến thành dược liệu.

- Chế biến:

  • Quả sau khi được thu hoạch về sẽ được rửa sạch để loại bỏ các đất cát và bụi bẩn, sau đó đem đi sấy khô. Để đảm bảo nguyên vẹn các hoạt chất trong quả, phải sấy khô ở nhiệt độ từ 40oC đến 50oC. Sau khi hoàn thành quá trình sấy khô thì loại bỏ các bộ phận khác như cuống, cành, lá.

  • Quả khô của cây Ngô thù du có thể được sơ chế thêm cùng với các dược liệu với nhiều cách chế biến khác nhau, theo một số tài liệu y học cổ truyền có ghi chép về cách sơ chế Ngô thù du: 

          + Theo Lôi công:  Lấy Ngô thù du đã được sơ chế nấu nước đun sôi 7 lần đến khi có vị đắng nồng vốn có để trị bệnh.

          + Theo Trung Dược Đại từ điển: cân lượng Cam thảo với khối lượng khoảng 6% khối lượng Ngô thù du sau đó đem sắc lấy nước. Tẩm nước sắc Cam thảo lên Ngô thù du sau đó đem đi sao thật khô, để dùng dần.

          + Phương pháp Đông Dược: Cho Ngô thù du vào nước với nhiệt độ khoảng 70oC. Sau đó khuấy đều dần dần cho đến khi nhiệt độ hạ xuống. Loại bò phần nước nguội đi và lặp lại quá trình này từ 2 – 3 lần. Sản phẩm sau đó được đem đi sấy khô và tán nhuyễn thành bột để sử dụng.

Thành phần hóa học của Ngô thù du

Theo các nghiên cứu, trong quả Ngô thù du có chứa nhiều thành phần hóa học rất đa dạng và phong phú, thuộc nhiều nhóm chất hóa học khác nhau. Một số nhóm chất tiêu biểu có thể kể đến như alkaloid, flavonoid, tinh dầu, limonoid và các monoterpen. 

- Nhóm alkaloid: trong quả của cây Ngô thù du chứa nhiều hợp chất alkaloid thuộc các nhóm như indolopyridoquinazoline alkaloid, alkaloid có nhân indol hay quinolone alkaloid. Một vài Alkaloid tiêu biểu đã được nghiên cứu về tác dụng dược lý như berberine, evodiamine, evocarpine, rutaecarpine. Evodiamine và berberine là 2 alkaloid chính trong quả của cây với nhiều tác dụng dược lý trị nhiều bệnh lý khác nhau.

- Nhóm flavonoid: các nghiên cứu đã chỉ ra trong quả của cây Ngô thù du chứa một hàm lượng đáng kể các flavonoid có cấu trúc khung flavol, ngoài ra còn có các flavonoid glycoside. Một vài hợp chất flavonol glycoside đã được phân lập từ cây như mocitrin 3-O-β-D-xylopyranosyl(1→2)-β-D-glucopyranosid và limocitrin 3-O[2-O-β-D-xylopyranosyl-6-O-α-L-rhamnopyranosyl]-β-D-glucopyranoside cùng với các đồng phân khác. Các nhóm flavonoid cũng là những hoạt chất quan trọng đóng góp vào dược tính của cây.

- Tinh dầu: Theo các nghiên cứu, trong quả của cây Ngô thù du có chứa lượng tinh dầu với hàm lượng khoảng 0,4% tính theo khối lượng dược liệu khô. Thành phần chính của tinh dầu là các chất đã được xác định cấu trúc hóa học như β-myrcene, β -pinene, evoden, evodin, oximen,… 

- Nhóm terpenoid: terpenoid cũng là một nhóm hoạt chất với phổ hoạt tính rất rộng trong quả của cây Ngô thù du, một số hợp chất cấu trúc terpenoid đã được phân lập như  evolide A và evolide B. Ngoài ra có nghiên cứu báo cáo đã phân lập được 9 hợp chất có cấu trúc khung triterpenoid, trong đó có 2 hợp chất chỉ tìm thấy trong quả của Ngô thù du.

Tác dụng – công dụng của dược liệu Ngô thù du theo Y học hiện đại 

Dược liệu Ngô thù du có những tác dụng dược lý như sau:

- Tác dụng điều trị bệnh Alzheimer:  Alzheimer là một bệnh lý khá phổ biến và được Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Hoa Kỳ liệt kê vào danh sách 6 bệnh lý gây tử vong phổ biến nhất. Các nghiên cứu đã chỉ ra dịch chiết từ quả của Ngô thù du có tác dụng phòng ngừa sự tiến triển thành bệnh của cơ thể. Trong đó berberine và evodiamine đã được nghiên cứu về cơ chế tác dụng dược lý, cơ chế đã được biết đến bằng cách ức chế các chất trung gian của quá trình viêm dẫn đến tổn thương các tế bào thần kinh như Interleukin 1, Interleukin 6, Yếu tố ngoại tử mô alpha (TNF-α). Ngoài ra Thù du còn tăng nồng độ và hoạt tính của enzyme acetylcholine esterase (AchE) là enzyme chịu trách nhiệm chính dẫn truyền thần kinh, góp phần cho các hoạt động về trí nhớ của cơ thể được hiệu quả hơn.

- Tác dụng bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể: quả của cây Ngô thù du chứa alkaloid rutaecarpine, hoạt chất này đã được chứng minh có rất nhiều tác dụng trên hệ tim mạch. Bằng cách điều hòa hoạt động của receptor TRPV1 – là receptor chịu trách nhiệm cho sự biểu hiện các chức năng của cơ tim, tiểu cầu và tế bào nội mô của cơ thể. Bằng cách hoạt hóa receptor này, Ngô thù du cho tác dụng ngăn ngừa tiến triển của các bệnh cao huyết áp, bệnh xơ vữa tim mạch và tổn thương các mạch máu nuôi cơ tim của cơ thể. Ngoài ra alkaloid này còn cho tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm, ức chế sự tạo thành tế bào bọt, hạ đường huyết và hạ lipid huyết.

- Tác dụng kháng khuẩn: nghiên cứu chỉ ra các hoạt chất alkaloid từ quả của cây Ngô thù du có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như Bacillus cereus, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli

- Tác dụng hạ và ổn định đường huyết: với tác dụng làm giảm hoạt động của enzyme α-glucosidase là enzyme chịu trách nhiệm cho quá trình phân hủy tinh bột thành các đường đơn để cơ thể hấp thu dễ dàng hơn, Ngô thù du làm hạn chế tăng đường huyết sau ăn quá mức, giúp làm ổn định đường huyết sau khi ăn.

- Tác dụng chống viêm: quả của cây Ngô thù du cho tác dụng điều hòa các hệ thống các chất hóa học của cơ thể như nitric oxide synthases, cyclooxygenase (COX). Ngoài ra còn cho tác dụng trung hòa các gốc tự do oxy hóa (ROS) của cơ thể. Từ đó có thể phòng ngừa một số bệnh mạn tính do quá trình oxy hóa và viêm như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.

Tác dụng – công dụng theo Y học cổ truyền của vị thuốc Ngô thù du

- Tính vị: vị cay đắng, tính ôn 

- Quy kinh: vào Can, Thận, Vị và Tỳ

- Công năng - chủ trị: 

  • Dùng chữa các trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy. Dùng trị những trường hợp đau nhức cơ thể, cảm lạnh, đau răng, lở ngứa. Ngoài ra còn cho tác dụng chữa kiết lỵ, thủy đậu, chữa các vết lở loét ở miệng, lưỡi.

  • Dùng chữa các cơn đau do hàn khí: đau dạ dày, viêm đại tràng, cước khí,…

  • Có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, trị rong kinh, băng huyết.

Cách dùng – Liều dùng của dược liệu Ngô thù du

- Cách dùng: 

  • Các bài thuốc khác nhau sẽ phải bào chế Ngô thù du và sử dụng theo mô tả của bài thuốc đó. Thường dụng dạng dược liệu khô.

  • Ngoài ra, Ngô thù du còn được phối hợp với nhiều dược liệu khác như Mộc hương và Bạch thược để sản xuất một số chế phẩm có nguồn gốc từ dược liệu.

- Liều dùng: tùy theo dạng bào chế của Ngô thù du sẽ tương ứng với liều dùng khác nhau, nếu dùng dạng thuốc sắc thì có thể dùng liều từ  3 – 6 g mỗi ngày, nếu dùng dạng thuốc tán bột thì phải dùng liều thấp hơn, từ 1 – 3 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Ngô thù du

- Bài thuốc chữa chứng ăn không tiêu

  • Chuẩn bị: 2 g Ngô thù du, 2 g Mộc hương và 1 g Hoàng liên.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu đem đi tán thành bột, trộn đều và chia 3 lần uống trong ngày.

- Bài thuốc Chữa nôn mửa, đau bụng, đau đầu

  • Chuẩn bị: 5 g Ngô thù du, 10 g Đại táo, 10 g Đảng sâm và 20 g Sinh khương. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống, nên uống khi còn ấm.

- Bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa, ổn định hoạt động của dạ dày

  • Chuẩn bị: 2 g Ngô thù du, 2 g Mộc hương và 1 g Hoàng liên.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi nghiền thành bột, trộn đều và uống 3 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa bệnh chàm 

  • Chuẩn bị: 40 g Ngô thù du đã sao vàng, 8 g Lưu huỳnh và 30 g Mai mực.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn. Đối với chàm ướt dùng hỗn hợp bôi trực tiếp lên vết chàm, đối với chàm khô trộn bột với dầu mù u hoặc bột thầu dầu. Bôi 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây Ngô thù du

- Ngô thù du chứa nhiều alkaloid nên bản thân dược liệu cũng có độc tính nhẹ, không nên tự ý sử dụng mà phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc đối với các bài thuốc có chứa dược liệu này.

- Dược liệu có tính nóng vì vậy những người có âm hư, hỏa vượng không nên dùng. 

- Không nên sử dụng thời gian quá lâu do dược liệu có tính cay và nóng.

- Đối với một số đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em không được tự ý sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
MUỐI ĂN

MUỐI ĂN

Muối ăn không chỉ là gia vị thông thường dùng trong các bữa ăn hằng ngày mà còn đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Muối có vị mặn và được dùng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
administrator
DƯA GANG TÂY

DƯA GANG TÂY

Dưa gang tây, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dưa tây, chùm hoa dưa, lạc tiên bốn cạnh. Dưa gang tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thích hợp trồng ở vùng có khí hậu nóng ẩm, có tác dụng an thần gây ngủ, giảm ho, tốt cho đường hô hấp. Tuy nhiên cần cẩn thận, không sử dụng dưa gang tây lâu ngày với liều lượng cao vì dễ gây tích tụ chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU CAM BERGAMOT

TINH DẦU CAM BERGAMOT

Tinh dầu Bergamot, hay còn gọi là tinh dầu cam ngọt là một thành phần có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Tuy nhiên, những người yêu thích hương thơm, chắc hẳn cũng đã từng ngửi qua loại tinh dầu mang mùi thơm dễ chịu này. Tuy nhiên, tinh dầu Bergamot còn có nhiều tác dụng khác và hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
administrator
KHOẢN ĐÔNG HOA

KHOẢN ĐÔNG HOA

Tên khoa học: Tussilago farfara L. Họ: Asteraceae (Cúc) Tên gọi khác: Đông Hoa, Khoản Hoa, Cửu Cửu Hoa, Liên Tam Đóa, Ngải Đông Hoa, Hổ Tu, Đồ Hề
administrator
NHÂN TRẦN

NHÂN TRẦN

Nhân trần là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0.5 – 1 m. Thân tròn, mọc đứng, cứng có nhiều lông. Toàn thân và lá có mùi thơm. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, có lông, gân lá, mép lá có răng cưa.
administrator
CÂY LẠC DẠI

CÂY LẠC DẠI

Cây lạc dại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cỏ đậu phộng, cỏ lạc, cỏ hoàng lạc.
administrator
CÂY CHÀM

CÂY CHÀM

Cây chàm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chàm đậu, đại chàm, chàm bụi. Cây Chàm là một loại cây sống ở vùng núi, được dùng để tạo thuốc nhuộm. Chàm còn được dùng để chế Thanh đại, một vị thuốc y học cổ truyền. Cây Chàm thường được sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, tán uất, lương huyết, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa viêm họng, dùng bôi lên các vết thương lở loét và điều trị bệnh trĩ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU HOA HỒNG

TINH DẦU HOA HỒNG

Hoa hồng là một loại cây tượng trưng cho phái đẹp, thường được cánh mày râu dùng để tặng cho người mình thương. Loài hoa này không ấn tượng với vẻ ngoài xinh đẹp mà còn có mùi thơm dịu nhẹ và nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu hoa hồng, một thành phần được chiết xuất từ hoa hồng và những lợi ích sức khỏe của nó nhé.
administrator