CÂY CHÀM

Cây chàm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chàm đậu, đại chàm, chàm bụi. Cây Chàm là một loại cây sống ở vùng núi, được dùng để tạo thuốc nhuộm. Chàm còn được dùng để chế Thanh đại, một vị thuốc y học cổ truyền. Cây Chàm thường được sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, tán uất, lương huyết, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa viêm họng, dùng bôi lên các vết thương lở loét và điều trị bệnh trĩ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY CHÀM

Đặc điểm tự nhiên

Cây chàm là cây bụi nhỏ, sống hàng năm, cao khoảng 0,5-0,6m, phân nhiều nhánh, cánh nhánh có phủ một lớp lông mịn. Lá cây mọc kép, so le, dìa lẻ, có hình trái xoăn, thắt lại ở gốc, tròn và có mũi nhọn ở đỉnh chóp, mỗi là thường bao gồm 5-7 lá chét. Cả lá thường dài khoảng 3 – 5 cm, lá chét dài khoảng 1.5 – 1.8 cm. Lá có màu xanh đậm, khi khô có màu xanh lam.

Cụm hoa cây Chàm mọc ở các kẽ lá thành chùm. Cánh hoa hình bướm, màu đỏ vàng hoặc tím hồng. 

Quả cây mọc thẳng ra bên ngoài, có hình lưỡi liềm, có nhiều lông đốm, ít mở, dài khoảng 2.5 cm. Bên trong quả chứa khoảng 5 – 12 hạt, hạt có hình hơi lập phương, màu hạt dẻ.

Hoa thường ra quanh năm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây chàm được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Cành lá chàm thu hái vào mùa khô trước khi cây ra hoa. Rễ thường thu hái quanh năm. Dược liệu có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được.

Chế biến: Lá Chàm thu hái về ngâm qua nước vôi sẽ thu được bột cây Chàm màu xanh lam, Đông y gọi là Thanh đại. Rễ cây sau khi thu hái có thể rửa sạch, sấy hoặc phơi khô, bảo quản dùng dần.

Dược liệu Chàm cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao. Bên cạnh đó, dược liệu Thanh đại cần được bảo quản trong lọ kín, tránh gió và cát bụi.

Thành phần hóa học

Cây chàm có chứa một chất gọi là indican. Chất này khi bị thủy phân cho ra glucose và indoxyl. Chất indoxyl sau khi bị oxy hóa trong không khí cho ra chất indigo màu xanh đậm, rất bền. Các thành phần hóa học khác như deguelin, dihydrodegurlin, rotenol, rotenol tephrosin, sumatrol, retinoid,...

Tác dụng

+Tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

+Tác dụng bảo vệ chức năng gan.

+Tác dụng kháng khuẩn tụ cầu vàng, khuẩn tả, trực khuẩn lị Shigella.

+Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.

Công dụng

Toàn cây chàm có vị đắng, tính mát; Thanh đại có vị mặn, tính hàn. Và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị trẻ em sốt cao, co giật.

+Điều trị chảy máu mũi.

+Điều trị viêm miệng hoại tử, viêm lợi chảy mủ lan nhanh ra.

+Điều trị chảy máu răng, viêm lợi.

+Điều vị viêm hạch hạnh nhân, yết hầu viêm sưng đau. 

+Điều trị ung nhọt ngoài da, sưng nóng, đau ngứa, chảy dịch ngoài vết thương.

+Điều trị nhiễm hàn gây ban đỏ.

+Điều trị quai bị, viêm tuyến mai tai cấp tính ở trẻ em.

+Điều trị viêm gan cấp tính và mạn tính.

+Điều trị ngộ độc do uống thuốc quá liều.

+Giải độc khi bị dị ứng bởi sơn.

+Điều trị viêm họng, động kinh, trị ho gà và làm thuốc bôi điều trị lở loét.

+Điều trị bò cạp cắn, ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, rối loạn chảy máu.

Liều dùng

Cây chàm thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, tán thành bột mịn(Thanh đại) hoặc giã nát ép lấy dịch dùng bôi bên ngoài, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều lượng khuyến cáo sử dụng mỗi ngày:

+Cây chàm: 2-6g.

+Bột chàm(Thanh đại): 1,5-3g

Lưu ý khi sử dụng

Không tự ý sử dụng để điều trị động kinh, ung thư,...

 

Cây Chàm được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và điều trị một số bệnh lý trong cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc khi sử dụng dược liệu.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Cây Tràm, hay còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài thực vật mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Thành phần trong cây Tràm chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tràm gió Việt Nam, cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
administrator
VỪNG

VỪNG

Vừng (Sesamum orientale) là một loại cây trồng rất phổ biến và sử dụng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực y học, Vừng được sử dụng làm dược liệu từ hàng ngàn năm trước đây. Các phần của cây, bao gồm hạt, lá và rễ, được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Vừng còn có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng để sản xuất dầu ăn và các sản phẩm thực phẩm khác. Sau đây là một số thông tin về dược liệu Vừng và các ứng dụng y học của nó.
administrator
BẠCH ĐÀN

BẠCH ĐÀN

Bên cạnh công dụng cây trồng lấy gỗ, che bóng mát thì Bạch đàn còn được sử dụng làm dược liệu trong điều trị. Đặc biệt hơn hết là tinh dầu từ cây bạch đàn chống viêm, sát khuẩn, trị ho hiệu quả.
administrator
BỒNG BỒNG

BỒNG BỒNG

Bồng bồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bàng biển, nam tỳ bà, cây lá hen. Bồng bồng còn được biết đến với tên gọi khác là cây lá hen hay bàng biển, được dân gian xem như khắc tinh của các chứng bệnh hen suyễn hay ho do phế quản. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách mới có thể phát huy tốt tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TAI CHUA

TAI CHUA

Tai chua không còn là một loại thực vật xa lạ với chúng ta, đặc biệt là đối với đồng bào miền Bắc. Ngoài những loại thực vật khác giúp tạo vị chua phổ biến như sấu, chanh hay me thì Tai chua cũng được xem là một loại gia vị được sử dụng khác rộng rãi với những món ăn cần có vị chua.
administrator
CỎ ROI NGỰA

CỎ ROI NGỰA

Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.) là loại cây thân thảo, mọc thành bụi cao trung bình 30-60 cm. Thân hình vuông, mọc thẳng và có nhiều lông.
administrator
MÍT

MÍT

Tên khoa học: Artocarpus integer (Thunb.) Merr. Họ Dâu tằm (Moraceae) Tên gọi khác: Mít dai, Bà la mật Mít có nhiều loại như mít tố nữ, mít mật, mít na, mít Thái…
administrator
CỎ XẠ HƯƠNG

CỎ XẠ HƯƠNG

Cỏ xạ hương đã được sử dụng trong y học hàng ngàn năm ở Châu Âu. Loại thảo mộc có mùi nồng đặc trưng hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn hô hấp, tiêu hóa, thần kinh… Ngoài ra cỏ xạ hương còn được dùng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng thơm, kem, bàn chải đánh răng và nước súc miệng cũng được sử dụng…
administrator