BẠCH ĐÀN

Bên cạnh công dụng cây trồng lấy gỗ, che bóng mát thì Bạch đàn còn được sử dụng làm dược liệu trong điều trị. Đặc biệt hơn hết là tinh dầu từ cây bạch đàn chống viêm, sát khuẩn, trị ho hiệu quả.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH ĐÀN

Tên thường gọi: Khuynh diệp, Bạch đàn xanh, cây Dầu gió, An thụ…

Tên khoa học: Eucalyptus globulus Labill.

Họ: họ Sim (Myrtaceae).

Ở Việt Nam người ta du nhập khoảng 10 loại Bạch đàn. Đây là một số loại Bạch đàn thông dụng:

+Bạch đàn trắng thích hợp vùng gần biển.

+Bạch đàn đỏ thích hợp vùng đồng bằng.

+Bạch đàn xoắn thường dùng làm nha, gỗ có vân và màu sắc bắt mắt.

Đặc điểm tự nhiên

Loài Bạch đàn nói chung rất mau lớn, tán lá hẹp thưa, trồng trong vòng 5, 6 năm thì có chiều cao trên 10m và đường kính thân cây khoảng 9 – 10cm. Cây gỗ lớn, vỏ nhẵn, màu nhợt, nhánh vuông.

Trên cành non, lá mọc đối, gần như không cuống. Phiến lá hình trứng hoặc hình trái tim, màu lục, mỏng, như có sáp, dài 10 – 15cm, rộng 4 – 8cm. Lá ở nhánh già mọc riêng biệt, so le, hình liềm, cuống ngắn, cong. Phiến lá hẹp dài 16 – 25cm, rộng 2 – 5cm, xếp đứng theo thân và có hai mặt giống nhau. Cành già tròn, không cạnh. Phiến lá soi lên sáng thấy rõ những điểm trong trong, đó là những túi tinh dầu.

Từ kẽ lá có những nụ hoa hình núm, cuống ngắn, có 4 cạnh tương ứng với 4 lá đài. Nhị dài 1,5cm.

Quả nang hình chén to 2,5cm, phía trên có 4 ngăn. Bên trong chứa 2 loại hạt: loại đen sinh sản, loại nâu không sinh sản.
Mùa hoa tháng 5. Thu hái lá vào mùa hạ, khi lá tươi tốt, cắt lấy lá đem về cất tinh dầu.
Ngoài ra, đây là loại cây trồng chủ yếu để lấy gỗ và làm cây bóng mát. Giống cây này được nhiều người ưa chuộng bởi rất thích hợp để trồng thành rừng, trồng xen kẽ từ vùng đồng bằng đến cao nguyên. Bạch đàn không kén đất và dễ dàng thích nghi với nhiều loại khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Tại nước ta, cây Bạch đàn được trồng nhiều nhất để phủ xanh những đồi trọc tỉnh trung du như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá và vỏ

Thu hái: Có thể thu hái quanh năm nhưng dùng để chiết xuất tinh dầu, lá bạch đàn thường thu hoạch vào gần hè.
Chế biến: Lá bạch đàn đem hái, rửa sạch và phơi trong bóng râm đến khi khô. Trong trường hợp tươi, không cần chế biến có thể sử dụng điều trị bệnh luôn. Bảo quản lá khô trong túi và lọ kín.

Thành phần hóa học

Lá Bạch đàn chứa tinh dầu, chất vô cơ, tanin, chất nhựa, chất đắng, acid phenol (acid galic, acid cafeic), hợp chất flavonoid là heterosid của querceton, eucalyptin, heterosid phenolic. Hàm lượng tinh dầu là 1 – 3%. Thành phần chính của tinh dầu là xineola, (hay eucalyptol) 70 – 80%, còn có pinen, piperiton, phellandren, butyraldehyd, capronaldehyd…

Xineola, hoạt chất chính của tinh dầu là một chất lỏng, không màu. Tỉ lệ xineola quyết định giá trị của tinh dầu nên các Dược điển thường hay quy định những phuơng pháp định lượng xineola. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta cất tinh dầu từ nhiều loài rất khác nhau, do đó thành phần tinh dầu Bạch đàn cũng thay đổi.

Ngoài ra, về phương diện khai thác tinh dầu thường phân thành 3 nhóm, dựa vào thành phần chính:

+Xineola (có hàm lượng trong tinh dầu > 55%): cho tinh dầu được gọi là Oleum Eucalypti như loài Eucalyptus globulus Lab (80 – 85%), E. camalduleusis (60 – 70%)…

+Citronelal: cho tinh dầu Oleum Eucalipti Citriodorae như loài E. citriodora Hook.f. Tinh dầu chứa citronelal (trên 70%), ngoài ra còn có citronelol (5,6%).

+Piperiton: đại diện là E. piperita Sm. với hàm lượng piperiton 42 – 48%. Từ piperiton, người ta chế thành mentola và tymola.

Tác dụng

Theo Y học hiện đại:

+Lá và cành non sắc hoặc ngâm rượu pha uống có tác dụng trợ tiêu hóa, chữa cảm cúm, hạ nhiệt, trừ đờm, trị ho, giảm đau, chống viêm, sát trùng.

+Dùng ngoài da, nước sắc lá Khuynh diệp để rửa vết thương lên mủ, vết loét, làm liền sẹo kết quả tốt. Hoặc dùng để xoa bóp chữa đau nhức cơ xương khớp, tê thấp do lạnh.

+Bên cạnh đó, một số cây Bạch đàn cho chất gôm màu đỏ gọi là Red-gum hay Kino do chứa tanin nên dùng trong công nghệ thuộc da trắng.

+Tinh dầu còn được dùng trong sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác.
Theo Y học cổ truyền có tính hàn, vị đắng:

+Chữa cảm, sát trùng, long đờm.

+Trị ho, bụng đầy trướng, đau tức ngực.

+Thấp khớp dạng thống phong.

Liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau: 

+Lá Bạch đàn dùng dưới dạng thuốc hãm 20g trong 1 lít nước.

+Sirô: làm thuốc bổ (do tanin) chữa ho, giúp sự tiêu hoá (do tinh dầu).

+Cồn thuốc còn dùng để xông mũi, chữa cảm sốt (nhỏ 2ml đến 10ml cồn thuốc vào nước sôi).

+Tinh dầu dùng bôi xoa ngoài da hay pha với dầu làm thuốc nhỏ mũi.

Lưu ý

+Cảm nóng và sốt thì không nên dùng.

+Lá bạch đàn chỉ được dùng ngoài da nhưng bệnh nhân cần sử dụng với liều lượng phù hợp. Tuyệt đối không dùng quá nhiều vì lá có độc có thể gây ảnh hưởng xấu đến da

+Khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra

 

Có thể bạn quan tâm?
CỎ MẦN TRẦU

CỎ MẦN TRẦU

Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình. Loài cỏ này được sử dụng làm dược liệu với nhiều tác dụng như: thanh nhiệt, giải độc; khư phong, khư đàm; trị cao huyết áp; đề phòng viêm não truyền nhiễm; vàng da do viêm gan; viêm tinh hoàn; lợi tiểu; chữa sốt; viêm thận; dị ứng khắp người mẩn đỏ; mụn nhọt…
administrator
CÙ MẠCH

CÙ MẠCH

Trong đông y, cù mạch là một loại cây cỏ có tính lạnh, vị đắng, hợp với hai kinh: Tâm và tiểu trường. Vị thuốc này có tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, bí tiểu và các vấn đề về xương khớp.
administrator
NHÂN TRẦN

NHÂN TRẦN

Nhân trần là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0.5 – 1 m. Thân tròn, mọc đứng, cứng có nhiều lông. Toàn thân và lá có mùi thơm. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, có lông, gân lá, mép lá có răng cưa.
administrator
CỎ CHÂN VỊT

CỎ CHÂN VỊT

Cỏ chân vịt là loại dược liệu được mọc hoang ở khắp mọi nơi nhưng chúng lại có nhiều tác dụng với sức khỏe con người, trong đó cỏ chân vịt có thể chữa các bệnh ngoài da như ghẻ lở, ngứa ngáy, thuỷ đậu, bệnh đường tiêu hoá, bong da,…
administrator
BÁN CHI LIÊN

BÁN CHI LIÊN

Bán chi liên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng cầm rau, tử liên thảo, nha loát thảo, hiệp điệp,… Càng ngày người dân ta càng phải đối mặt với căn bệnh ung thư nhiều hơn, vì vậy nền Đông y cũng không ngừng phát triển nghiên cứu những dược liệu có tác dụng hỗ trợ chữa trị căn bệnh này. Bách chi liên cũng là một trong những loại cây có tác dụng chữa trị ung thư hiệu quả.
administrator
DÀNH DÀNH

DÀNH DÀNH

Cây dành dành, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thủy hoàng chi, chi tử, mac làng cương. Dành dành (Chi tử) là cây mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở nước ta. Cây Dành dành được trồng làm cảnh, quả được lấy làm màu vàng nhuộm trong thực phẩm (bánh xu xê, thạch). Ngoài những công dụng như trên cây dành dành còn có công dụng như một vị thuốc trong Đông Y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KHẾ

KHẾ

- Tên khoa học: Averrhoa carambola L. - Họ: Oxalidaceae (Chua me đất) - Tên gọi khác: Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang, Ngũ lăng tử, Ngũ liêm tử
administrator
TINH DẦU HÚNG QUẾ

TINH DẦU HÚNG QUẾ

Húng quế (Basil) là một loại gia vị không còn xa lạ trong căn bếp của mỗi nhà, đặc biệt là ở một quốc gia nhiệt đối như Việt Nam – có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển. Thế nhưng, chiết xuất từ loại dược liệu này còn có nhiều công dụng khác đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về công dụng của tinh dầu Húng quế và cách sử dụng nó nhé.
administrator