NÁNG HOA TRẮNG

Vị thuốc Náng hoa trắng là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Và trong tình hình sức khỏe của xã hội hiện nay, Náng hoa trắng thậm chí còn được biết đến rộng rãi hơn với công dụng nổi tiếng đó là hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó còn là những tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác như các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc một vài bệnh ngoài da.

daydreaming distracted girl in class

NÁNG HOA TRẮNG

Giới thiệu về dược liệu Náng hoa trắng

Vị thuốc Náng hoa trắng là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Và trong tình hình sức khỏe của xã hội hiện nay, Náng hoa trắng thậm chí còn được biết đến rộng rãi hơn với công dụng nổi tiếng đó là hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó còn là những tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác như các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc một vài bệnh ngoài da.

- Tên khoa học: Crinum asiaticum L.

- Họ khoa học: Amaryllidaceae (họ Thủy tiên hoặc họ Náng).

- Tên gọi khác: Chuối nước, Cây náng, Tỏi voi, Cáp gụn (dân tộc Tày), Văn châu lan, Co lạc quận, Đại tướng quân, Văn thù lan, Thập bát học sĩ, Náng sumatra, Cây lá náng, Hoa náng,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Náng hoa trắng

- Đặc điểm thực vật:

  • Náng hoa trắng là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể sống trong bóng râm. Do đó cây sinh trưởng rất tốt vào mùa mưa, mỗi năm cây có thể cho ra khoảng 4 đến 6 lá mới để thay thế các lá già cũ. Trong mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp, cây tạm ngừng phát triển. Náng hoa trắng còn có khả năng mọc ra nhánh mới rất khỏe từ chồi gốc.

  • Náng hoa trắng là loại cây thân thảo lớn, chiều cao cây khoảng 1 m. Cây có thân thuộc loại thân hành to hình cầu hoặc hình trứng với đường kính thân có thể đạt từ 5 – 10 cm và thắt lại ở phần đầu.

  • Lá Náng hoa trắng là lá đơn có hình dải giống như ngọn giáo, mọc thẳng từ gốc và thân hành. Chiều dài của lá có thể dài hơn 1 m và chiều rộng của lá khoảng 5 – 10 cm. Đầu lá nhọn, mép lá nguyên và uốn lượn. Gân lá song song, gân chính của lá thì lồi rõ phía mặt dưới. Cả 2 mặt của lá đều có màu xanh lục nhạt.

  • Hoa Náng mọc thành cụm ở giữa, cụm hoa mọc ở đầu cán dẹt có chiều dài khoảng 40 – 60 cm. Mỗi cụm hoa mang từ 6 – 12 hoa hoặc có thể nhiều hơn, các hoa có màu trắng. Hoa có các ống nhỏ màu xanh lục và có hương thơm về chiều. 

  • Quả của Náng hoa trắng là quả mọng, hình gần cầu và có đường kính khoảng 3 – 5 cm, mỗi quả thường chỉ chứa 1 hạt bên trong.

  • Mùa cây ra qua và quả vào khoảng tháng 6 đến tháng 8.

- Phân bố dược liệu: 

  • Náng hoa trắng thường được thấy mọc hoang nhiều ở các khu vực hoặc những nơi ẩm ướt. Loại cây này thường phân bố nhiều ở những quốc gia như Ấn Độ và Indonesia. 

  • Tại Việt Nam, Náng hoa trắng phân bố ở rất nhiều khu vực từ Bắc đến Nam. Bên cạnh đó, Náng hoa trắng cũng được mọi người trồng khá nhiều để làm cảnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: củ, thân hành và lá cây.

- Thu hái: thu hái quanh năm.

- Chế biến: lá của Náng hoa trắng có thể sử dụng dạng tươi hoặc khô. Nếu sử dụng tươi thì sử dụng ngay không cần chế biến gì sau khi thu hái về, còn nếu sử dụng lá khô thì sau khi thu hái về đem đi rửa thật sạch và phơi khô.

- Bảo quản: không để ở nơi ẩm ướt và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Thành phần hóa học của Náng hoa trắng

Náng hoa trắng có những thành phần hóa học như sau:

- Lá, hoa, quả và củ chứa khoảng 118 hoạt chất khác nhau thuộc nhóm alkaloid như lycorin, criasbetain, ungeremin, hippadin, pratorimin, pratorinin, crinamin, siculin,…

 - Bên cạnh đó các bộ phận khác của cây còn các hợp chất như aldehyde, ester, phenol, các acid béo, terpen.

Công dụng – Tác dụng của Náng hoa trắng theo Y học hiện đại

Náng hoa trắng có các tác dụng dược lý theo Y học hiện đại như:

- Chống phì đại tuyến tiền liệt và chống rụng tóc: nhờ chiết xuất từ Náng hoa trắng có khả năng ức chế hoạt động của enzyme 5α-reductase (giúp chuyển đổi testosteron thành dihydrotestosteron, là nguyên nhân gây ra rụng tóc), tương tự là cơ chế hoạt động của 1 loại thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt.

- Nhuận tràng, long đờm: thân hành của Náng hoa trắng có tình chất đắng giúp thể hiện các tác dụng này.

- Chống oxy hóa, giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn.

- Gây độc tế bào, kháng khối u, chống ung thư.

- Gây nôn.

- Phòng ngừa và giảm kích thước trong u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

- Chống béo phì.

- Ngoài ra còn nhiều công dụng tuyệt vời khác đang được nghiên cứu.

Vị thuốc Náng hoa trắng trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng, tính mát, hơi độc.

- Quy kinh: chưa có thông tin.

- Công năng – chủ trị: chữa tê thấp, nhức mỏi, thấp khớp; trị sưng tấy, bong gân; chữa trĩ ngoại; long đờm; điều trị các bệnh ngoài da, giảm viêm; chữa đau tai; trị áp xe, mụn nhọt; sung huyết, tụ máu; điều trị phì đại tiền liệt tuyến,…

Cách dùng – Liều dùng Náng hoa trắng

- Cách dùng: 

  • Lá thường đem đi hơ nóng rồi đắp hoặc xoa bóp, còn khi rửa thì sử dụng dạng nước sắc.

  • Thân hành của Náng hoa trắng thì ép lấy nước, nếu sử dụng uống thì phải pha ra cho thật loãng, uống từng chút một đến khi nôn ra được.

- Liều dùng: 

  • Đối với thuốc đắp ngoài da thì liều lượng mỗi người mỗi khác nhau.

  • Đối với dạng thuốc sắc thì liều sử dụng không được quá 3 – 10 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Náng hoa trắng

- Bài thuốc điều trị tình trạng phì đại tuyến tiền liệt:

  • Chuẩn bị: 6 g Náng hoa trắng khô, 10 g Ké đầu ngựa & 40 g cây Xạ đen.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch rồi cho vào ấm và sắc cùng với 1 L nước. Uống nước sắc này hằng ngày để giúp cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh. Nên sử dụng liên tục trong 1 tháng để nhận thấy hiệu quả điều trị rõ rệt và như ý.

- Bài thuốc trị bong gân hoặc đau nhức xương khớp:

  • Chuẩn bị: sử dụng từ 2 – 3 lá cây Náng hoa trắng.

  • Tiến hành: đem lá Náng hoa trắng đi rửa sạch rồi để ráo & hơ nóng. Tiếp đến lấy đắp lên những chỗ xương khớp bị sưng đau, bong gân. Những thành phần hoạt chất chứa trong dược liệu sẽ giúp làm giảm đau & nhức mỏi. Bên cạnh việc sử dụng Náng hoa trắng đơn độc thì cũng có thể kết hợp lá Náng hoa trắng với các loại dược liệu khác để tăng cường hiệu quả điều trị. Cụ thể, có thể dùng 10 g lá Náng giã nát cùng với 8 g lá Bạc thau & 10 g lá Dây đòn gánh. Tiếp đến đắp hỗn hợp thuốc này lên những vùng bị đau, băng lại. Nên thực hiện đều đặn thường xuyên để cải thiện tình trạng đau.

- Bài thuốc trị bệnh trĩ:

  • Cách 1: lấy 30 g lá Náng hoa trắng tươi đem đi nấu với 1 L nước. Đến khi nước nguội thì lấy nước để vệ sinh vùng hậu môn. Rửa một lần mỗi ngày vào buổi tối, nên kiên trì thực hiện và thực hiện đều đặn trong khoảng 1 tuần sẽ cải thiện tình trạng đau và làm co búi trĩ.

  • Cách 2: sử dụng  khoảng 1 – 2 lá Náng hoa trắng tươi đem đi rửa sạch rồi giã nát. Đầu tiên, vệ sinh hậu môn bằng nước muối loãng hoặc các dung dịch vệ sinh, tiếp đến sử dụng bã lá để đắp lên búi trĩ. Áp dụng cách này thường xuyên, và thực hiện khoảng 1 đến 2 lần mỗi ngày giúp kháng viêm & cải thiện tình trạng đau, ngứa rát cũng như khó chịu vùng hậu môn.

- Bài thuốc chống nôn: lấy khoảng 8 – 16 g lá Náng tươi đem đi giã nát rồi vắt lấy nước cốt, sau đó pha loãng với 1 ít nước rồi uống.

- Bài thuốc giúp làm ra mồ hôi và long đờm: sử dụng thân hành của cây Náng hoa trắng, ép lấy nước và cho thêm 1 ít nước sôi để nguội vào và uống.

- Bài thuốc trị sái khớp, bong gân: 

  • Chuẩn bị: lá Náng, Quế, Hồi hương, Đinh hương, Vỏ sồi, Vỏ núc nác, Gừng tươi, lá Canh châu, lá Dây đau xương, Mủ xương rồng bà, lá Thầu dầu tía, lá Kim cang, lá Mua, Huyết giác, củ Nghệ, hạt Trấp, hạt Máu chó, lá Bưởi bung, lá Tầm gửi cây khế (nếu có tình trạng sưng cơ thì bỏ lá Đau xương và cho thêm giấm vào).

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu này đem đi giã nát, sao nòng rồi chườm vào vị trí sưng, đau.

Lưu ý khi sử dụng Náng hoa trắng

- Náng hoa trắng có các tác dụng không mong muốn đáng lưu ý khi sử dụng quá liều hoặc sử dụng không đúng cách như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, mạch đập nhanh, hô hấp không đều,…

- Khi sử dụng lá Náng hoa trắng ở dạng tươi để gây nôn thì liều dùng chỉ nên từ 8 – 16 g lá tươi, không sử dụng quá liều có thể dẫn đến ngộ độc.

 

Có thể bạn quan tâm?
NAM SÂM

NAM SÂM

Dược liệu Nam sâm hoặc còn được biết đến với tên gọi khác phổ biến hơn là Ngũ gia bì chân chim, là một loại cây đặc trưng của vùng rừng núi Đông Dương. Từ xa xưa loại dược liệu này đã được biết đến như một vị thuốc có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh, chữa cảm sốt hoặc các chứng đau nhức xương khớp, hay còn chữa các chứng lở ngứa ngoài da.
administrator
ĐẬU ĐỎ

ĐẬU ĐỎ

Đậu đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Xích tiểu đậu, mễ xích, mao sài xích. Đậu đỏ đã được biết đến là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực bổ dưỡng mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y., vừa bổ máu vừa có công hiệu giải độc, kích thích nhu động ruột, kháng viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu, hạ cholesterol và đặc biệt còn có hiệu quả trong tác dụng chống ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐAN SÂM

ĐAN SÂM

Đan sâm (Salvia miltiorrhiza) là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền và được sử dụng từ hàng trăm năm trước đây. Hiện nay, Đan sâm đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học hiện đại, đặc biệt là trong việc cải thiện chức năng tim mạch và giảm nguy cơ bệnh lý về tim mạch. Đan sâm cũng được sử dụng trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến tuần hoàn máu, gan và thận. Tuy nhiên, khi sử dụng Đan sâm để chữa bệnh, cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
administrator
SUI

SUI

Sui là loại cây thân gỗ lớn, có tên gọi khác là Nong, Nỗ tiễn tử, Cây thuốc bắn. Đây là một loại dược liệu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Sui nhé.
administrator
ANH TÚC XÁC

ANH TÚC XÁC

Anh Túc hay còn gọi là a phiến, á phiện, thuốc phiện... được xem là cây dược liệu quý, sử dụng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y.
administrator
THÌ LÀ

THÌ LÀ

Thì là vừa là một thảo mộc vừa là một loại gia vị được sử dụng để tăng hương vị khi nấu ăn, với mùi thơm đặc trưng trong các món hải sản. Rau thì là dược liệu rất giàu chất dinh dưỡng do đó ngoài mục đích trong ẩm thực, thảo dược này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh khác nhau, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa, tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh, hôi miệng, tăng cường tiêu hóa hay cải thiện hệ miễn dịch.
administrator
RAU DIẾP

RAU DIẾP

Rau diếp có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thông kinh mạch, bổ gân cốt, giúp sáng mắt, an thần, nhuận tràng, chữa tắc tia sữa, trị tiểu tiện không thông, tiểu ra máu, táo bón xuất huyết.
administrator
XUYÊN TIÊU

XUYÊN TIÊU

Xuyên tiêu (Zanthoxylum simulans) là một loại cây thuộc họ Rutaceae, được sử dụng rộng rãi trong y học truyền thống của Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. Cây Xuyên tiêu được biết đến với tác dụng chữa trị đau nhức cơ bắp, đau đầu, đau răng và các triệu chứng viêm nhiễm khác. Ngoài ra, lá và quả của cây Xuyên tiêu cũng được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực và sản xuất rượu truyền thống.
administrator