RAU DIẾP

Rau diếp có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thông kinh mạch, bổ gân cốt, giúp sáng mắt, an thần, nhuận tràng, chữa tắc tia sữa, trị tiểu tiện không thông, tiểu ra máu, táo bón xuất huyết.

daydreaming distracted girl in class

RAU DIẾP

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Lactuca sativa L. var. longifolia Lamk., 

- Họ Cúc (Asteraceace).

- Tên gọi khác: rau xà lách, Oa cự

Đặc điểm thực vật

Rau diếp là loại cây thân thảo, sống khoảng 1 – 2 năm. Thân cây thẳng, hình trụ tròn. Lá có màu xanh thẫm, mềm nhẵn, lá mọc ở gốc thân và càng lên cao lá càng nhỏ. Lá ở gốc thường có cuống nhưng lá ở thân không có. Phiến lá hình trứng tròn ngược, dài 10 – 25cm. Cụm hoa gồm nhiều đầu hoa hợp lại thành chùy kép, mỗi đầu có 10 – 24 hoa dạng lưỡi nhỏ màu vàng. Quả bế hình trái xoan dẹp, màu nâu, có mào lông trắng.

Mùa hoa: tháng 3 – 4. 

Phân bố, sinh thái

Rau diếp có nguồn gốc từ châu Âu. Sau đó, chúng được nhập khẩu và trồng nhiều ở Việt Nam. Cây có thể được trồng quanh năm và được trồng xen với các loại rau ăn khác như Bắp cải, Su hào. Các tỉnh ở miền Bắc và miền núi cao như Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng,… với mùa đông khí hậu lạnh thích hợp trồng loại cây này hơn. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Toàn bộ phần cây trên mặt đất, bỏ rễ. 

Thu hái, chế biến

Thu hái: Quanh năm. Sau khi hái về, rửa sạch và dùng làm thuốc. 

Bảo quản rau ở ngăn mát tủ lạnh.

Thành phần hóa học 

Rau diếp có chứa khoảng 92.3% là nước, 9% cellulose, 1% khoáng toàn phần, 0.5% lipid, 1.7% protid và 3.2% dẫn xuất khô protein. Ngoài ra, cây còn chứa các hoạt chất flavonoid, Zeaxanthin, Alkaloid lactucopicrin, acid oxlic (trong cây tươi), Natri, Kali, Canxi, Magie, Sắt và các vitamin A, K, B6, …

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, vị thuốc rau diếp có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng: Thông kinh mạch, bổ gân cốt, giúp sáng mắt, an thần, nhuận tràng, chữa tắc tia sữa, trị tiểu tiện không thông, tiểu ra máu, táo bón xuất huyết

Theo Y học hiện đại, rau diếp có công dụng:

- Cải thiện khả năng sinh sản: Thành phần vitamin C và acid folic trong rau diếp có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp chống lại nhiễm trùng và sự xâm nhập của tác nhân gây hại. Hơn nữa, Folate còn có tác dụng cải thiện chức năng sinh sản ở nam và nữ, giúp nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng cho thai nhi.

- Cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể giúp phòng tránh một số bệnh như: loãng xương, thiếu máu, ung thư, Alzheimer, thoái hóa võng mạc,… 

- Ngăn ngừa bệnh loãng xương: Vitamin K có tác dụng thúc đẩy hoạt chất osteotrophic trong xương hoạt động, giúp phòng tránh bệnh loãng xương.

- Bổ sung sắt cho cơ thể, tốt cho người thiếu máu: Hàm lượng lớn sắt trong rau diếp mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng như tăng cường phục hồi sức khỏe và máu khi bị mất máu do tới kỳ kinh nguyệt

- Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư và bệnh tim mạch: Beta-carotene có tác dụng chống ung thư và các bệnh lý về tim mạch

- Cải thiện tình trạng nhức đầu và giúp giải nhiệt: Hàm lượng magnesium trong xà lách khá cao, có tác dụng giúp phục hồi các mô cơ hoạt động tốt hơn. Đồng thời giúp tăng cường chức năng não bộ, từ đó giúp thần kinh thư giãn, giảm đau nhức ở đầu

- Chữa táo bón: Chứa lượng lớn chất xơ có tác dụng giúp cải thiện tình trạng khó chịu ở người mắc bệnh táo bón

- Tốt cho thị lực và làm đẹp da, nhờ vào hàm lượng vitamin A cao.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng một ngày từ 50 – 100g dưới dạng ăn sống hoặc thuốc sắc. Có thể dùng riêng hay phối hợp với các dạng thuốc khác.

Một số bài thuốc từ Rau diếp

- Bài thuốc chữa tiểu tiện không thông, tiểu ra máu: Giã nát một nắm lá rau diếp và đắp lên rốn. Thực hiện thường xuyên giúp việc đi tiểu trở nên dễ dàng hơn.

- Bài thuốc chữa tắc tia sữa: Rửa sạch 100 g rau diếp và sắc nước. Trong quá trình sắc nên thêm 1 chén rượu trắng và uống.

- Bài thuốc chữa trĩ, lở loét, đại tiện xuất huyết: Rau diếp tươi rửa sạch 100g, Ngó sen tươi 70g, ép kiệt lấy nước, thêm Mật ong đủ ngọt, uống ngày 2 lần, dùng liên tục trong nhiều ngày. Kết hợp sắc nước, ngâm rửa chỗ bị bệnh.

- Kiến hoặc sâu bò vào tai và không chịu ra: Sử dụng một nắm rau diếp đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng từ 10-15 phút. Sau đó, giã nát và vắt lấy nước cốt, nhỏ vào tai.

Lưu ý

Rau diếp có thể tiềm ẩn nhiều hóa chất độc hại hoặc tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hơn nữa, cây rất dễ nhiễm khuẩn E.coli – vi khuẩn gây tiêu chảy. Do đó, nên rửa rau sạch sẽ trước khi ăn. 

Không nên sử dụng rau diếp đối với một số đối tượng như:

- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu: Hàm lượng vitamin K trong rau diếp khá cao, có tác dụng giúp đông máu. Tuy nhiên, ở những người sử dụng thuốc chống đông máu, nếu sử dụng chung với rau diếp có thể gây tương tác thuốc. Đây chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của thuốc và tăng nguy cơ đông máu, gây biến chứng nguy hiểm

- Phụ nữ có thai và mới sinh: Trong rau diếp luôn tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng nguy hiểm, có thể gây hại đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. 

- Người mắc bệnh đau dạ dày: Rau diếp có tính lạnh có thể gây chướng bụng, đầy hơi hoặc ợ nóng,… khiến chức năng hoạt động của dạ dày kém hiệu quả. 

- Người bị viêm đại tràng: Chất xơ không tan chứa trong rau diếp có thể khiến thành ruột bị cọ xát gây ảnh hưởng xấu đến chức năng đại tràng.

 

Có thể bạn quan tâm?
THĂNG MA

THĂNG MA

Thăng ma là một loại thảo dược được dùng rất nhiều trong Đông y để làm các bài thuốc chữa bệnh từ rất lâu. Tên gọi Thăng ma bắt nguồn từ tính chất bốc hơi lên trên (thăng) cộng với hình dáng ngọn và lá hơi giống cây gai (ma). Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc tính của cây Thăng ma cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý trong bài viết sau đây.
administrator
NGHỆ VÀNG - KHƯƠNG HOÀNG

NGHỆ VÀNG - KHƯƠNG HOÀNG

Nhắc đến Nghệ vàng, ai cũng sẽ biết đến một loại dược liệu có vẻ ngoài giống với Gừng nhưng có mùi vị và màu sắc rất đặc trưng và thường được sử dụng từ xa xưa. Phần thân rễ cây Nghệ vàng được gọi là Khương hoàng. Ngoài công dụng thường thấy là dùng để làm gia vị trong những món ăn, Khương hoàng còn được biết đến như là một vị thuốc tốt với nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý về dạ dày. Bên cạnh đó, còn nhiều những công dụng tuyệt với khác mà Nghệ vàng hay Khương hoàng còn có thể mang lại cho sức khỏe con người.
administrator
HOÀNG NÀN

HOÀNG NÀN

Hoàng nàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mã tiến quế, vỏ doãn, vỏ dãn. Hoàng nàn là dược liệu có công dụng giảm đau và sát khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu này có độc tính khá mạnh, cần được chế biến và sử dụng đúng cách để không gây tác động xấu đối với sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOÀNG LIÊN Ô RÔ

HOÀNG LIÊN Ô RÔ

Hoàng liên ô rô, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thích hoàng bá, mã hồ, thập đại công lao, hoàng bá gai. Từ lâu, Hoàng liên ô rô đã được nhân dân tỉnh Lào Cai sử dụng để chữa trị những bệnh lý đường tiêu hóa. Vì lá giống lá ô rô lại có công dụng gần như vị hoàng liên nên cây này được đặt tên là hoàng liên ô rô. Ngoài ra, cây còn có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOÀNG LIÊN GAI

HOÀNG LIÊN GAI

Hoàng liên gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Từ xa xưa, Hoàng liên gai đã được người dân vùng núi cao Sapa sử dụng trong điều trị các vấn đề thuộc bệnh lý tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NÚC NÁC

NÚC NÁC

Núc nác là một loại cây rừng khá nổi tiếng đối với người dân ở vùng núi rừng Tây Bắc khi đây là một trong các loại thực phẩm từ thiên nhiên của họ có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm chất văn hóa Tây Bắc.
administrator
HOÀNG TINH

HOÀNG TINH

Hoàng tinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng tinh lá mọc vòng, hoàng tinh hoa đỏ, cây cơm nếp, cứu hoang thảo, mễ phủ. Hoàng tinh là một loài cây mọc ở những nơi rừng ẩm ở các tỉnh miền Bắc. Người xưa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất sinh ra nên có tên Hoàng tinh. Nó có công dụng bổ Phổi, giúp ích tiêu hoá, chữa các bệnh do lao lực. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU NGÓT

RAU NGÓT

Rau ngót là loại cây bụi, có thể cao đến 2 m. Lá rau ngót có tính mát và vị ngọt bùi, có tác dụng giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu và mát huyết. Rễ rau ngót có tính mát, vị ngọt nhạt và hơi đắng có tác dụng tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu dắt, sốt cao
administrator